Hình ảnh ông Phó Chính Hoa năm 2014. (Kho tư liệu The Epoch Times)
Trung Quốc bắt giữ cựu Thứ trưởng Công an Phó Chính Hoa
Bình luậnĐông Phương •22/04/22
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc thông báo đã ra quyết định bắt giữ ông Phó Chính Hoa (Fu Zhenghua), cựu Thứ trưởng Bộ Công an, vì tình nghi nhận hối lộ và các tội danh khác.
Tân Hoa Xã cho biết ngày 21/4, vì bị tình nghi nhận hối lộ và vì lợi ích riêng mà làm việc phi pháp, ông Phó Chính Hoa, cựu Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội và Pháp chế, cơ quan trực thuộc Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, đã bị chuyển sang viện kiểm sát để điều tra và truy tố. Vài ngày trước, Viện Kiểm sát Tối cao đã ra quyết định bắt giữ ông Phó. Vụ án đang tiếp tục được xử lý.
Vào ngày 2/10/2021, trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc và Ủy ban Giám sát Nhà nước thông báo rằng, ông Phó Chính Hoa đang bị điều tra vì nghi ngờ có hành vi phạm pháp nghiêm trọng.
Vào ngày 31/3 năm nay, ông Phó Chính Hoa chính thức bị khai trừ khỏi đảng và cách hết chức vụ vì vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng.
Theo thông báo hôm 31/3 của cơ quan hữu trách, ngoài tội tham nhũng và lạm quyền, Phó Chính Hoa còn có các tội danh chính trị nghiêm trọng khác gồm: \”chưa từng thực sự trung thành với đảng và nhân dân\”, \”dã tâm chính trị bành trướng cực độ\”, \”không từ thủ đoạn để đạt được mục đích chính trị cá nhân\”, \”tham gia vào băng đảng chính trị của Tôn Lực Quân\”, \”làm giả, lừa dối chính quyền trung ương về các vấn đề lớn\” và \”nghị luận ngông cuồng về chính quyền trung ương\”, v.v.
Trước khi ngã ngựa, ông Phó Chính Hoa từng giữ các chức vụ: Bí thư Đảng ủy kiêm Giám đốc Công an Bắc Kinh, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Chánh văn phòng 610 Trung ương, Ủy viên Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, và Bộ trưởng Tư pháp Trung Quốc.
Sau khi ông Phó Chính Hoa ngã ngựa vào ngày 2/10 năm ngoái, mạng Internet và hệ thống công an Trung Quốc đại lục từng xôn xao một thời gian. Trong thời gian đó, một bài viết có tiêu đề “Phó Chính Hoa, kẻ thích bắt phóng viên, đã ngã ngựa, giới truyền thông vỗ tay vui mừng, tại sao phía cảnh sát cũng hả hê?\” lan truyền trên Internet cũng phản ánh rằng, những việc làm của Phó Chính Hoa cực kỳ không được lòng dân.
Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin vào ngày 12/9/2017 rằng, tên của những kẻ xấu bức hại nhân quyền như Phó Chính Hoa, cựu Tổng thống Panama, Cục trưởng tình báo Uzbekistan, v.v. đều xuất hiện trong danh sách những kẻ hành ác được các nhóm nhân quyền đệ trình lên chính phủ Hoa Kỳ.
Theo Minghui, một trang web có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên đưa tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ, ông Phó Chính Hoa đã bị các học viên tố cáo tại 29 quốc gia. Trong đó nêu rõ quá trình ông ta tham gia cuộc bức hại Pháp Luân Công khi công tác tại các vị trí khác nhau. Các học viên đề nghị hạn chế thị thực và đóng băng tài sản của Phó Chính Hoa và gia đình ông ta.
Tuy vậy, VOA cho rằng, ngay cả khi Phó Chính Hoa, một quan chức tàn ác hàng đầu, bị ngã ngựa, thì dưới sự cai trị của ĐCSTQ, pháp quyền và hiện trạng xã hội của Trung Quốc cũng sẽ không có sự thay đổi một cách thực chất.
Đông Phương
Theo Vision Times
Cựu Bộ trưởng Tư pháp Phó Chính Hoa chính thức bị khai trừ khỏi đảng và bị kỷ luật. Ông ta từng tham gia phòng 610, là tay chân của Giang Trạch Dân để đàn áp Pháp Luân Công. Phải chăng quả báo đã đến?
Thông báo hôm 31/3 nói rằng Phó Chính Hoa đã vi phạm nhiều tội danh chính trị nghiêm trọng như \”dã tâm chính trị bành trướng cực độ\”, \”tham gia vào băng đảng chính trị của Tôn Lực Quân\”, v.v… Trước đó, tại 29 quốc gia trên thế giới, ông ta còn bị tố giác vì các hành vi bức hại nhân quyền.
Trang web chính thức của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc thông báo vào ngày 31/3 rằng, ông Phó Chính Hoa (Fu Zhenghua), cựu Bộ trưởng Tư pháp, cựu Chánh Văn phòng “610” Trung ương, cựu Thứ trưởng Công An, đã bị khai trừ khỏi đảng và cách hết chức vụ vì vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng.
Thông báo này liệt kê nhiều tội danh của Phó Chính Hoa. Ngoài tội tham nhũng và lạm quyền, ông ta còn có các tội danh chính trị nghiêm trọng khác gồm: \”chưa từng thực sự trung thành với đảng và nhân dân\”, \”dã tâm chính trị bành trướng cực độ\”, \”không từ thủ đoạn để đạt được mục đích chính trị cá nhân\”, \”tham gia vào băng đảng chính trị của Tôn Lực Quân\”, \”làm giả, lừa dối chính quyền trung ương về các vấn đề lớn\” và \”nghị luận ngông cuồng về chính quyền trung ương\”, v.v.
Ngoại giới nhìn chung cho rằng, thế lực hậu thuẫn đứng sau \”băng đảng Tôn Lực Quân\” là cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. Vậy nên việc điều tra Phó Chính Hoa cho thấy chính quyền ông Tập có ý định đẩy nhanh cuộc vây quét thế lực phe Giang trước Đại hội ĐCSTQ lần thứ XX.
Phó Chính Hoa bị tố giác tại 29 quốc gia vì đàn áp nhân quyền
Theo Minghui, một trang web có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên đưa tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ, ông Phó Chính Hoa đã bị các học viên tố cáo tại 29 quốc gia. Trong đó nêu rõ quá trình ông ta tham gia cuộc bức hại Pháp Luân Công với các chức vụ khác nhau. Các học viên đề nghị hạn chế thị thực và đóng băng tài sản của Phó Chính Hoa và gia đình ông ta.
Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là môn tu luyện tinh thần được truyền xuất tại Trung Quốc từ tháng 5/1992, với nguyên lý chỉ đạo là Chân – Thiện – Nhẫn. Theo thống kê, cho đến khi xảy ra cuộc bức hại vào tháng 7/1999, toàn Trung Quốc có 70-100 triệu người đang theo tập môn này. Đến nay, môn tu luyện đã được phổ biến ở trên hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, người tu luyện đến từ nhiều lứa tuổi và ngành nghề. Nhưng ĐCSTQ vẫn tiếp tục đàn áp các học viên tại Trung Quốc.
Đây là cuộc bức hại phi lý do cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân phát động. Ngày 10/6/1999, Giang Trạch Dân đã hạ lệnh thành lập \”Phòng 610\” – một tổ chức chịu trách nhiệm đàn áp Pháp Luân Công, có quyền hạn vượt trên mọi quy định của pháp luật. Tập đoàn họ Giang cũng là kẻ đứng sau tội ác chưa từng có trong lịch sử, đó là mổ cướp nội tạng từ người còn sống ở Trung Quốc.
Phó Chính Hoa đã tích cực thực thi chính sách đàn áp Pháp Luân Công cho tới khi nghỉ hưu vào năm 2020.
Từ tháng 1/2010 đến tháng 4/2020, ông ta lần lượt giữ các chức vụ Bí thư Đảng ủy kiêm Giám đốc Công an Bắc Kinh, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Trung ương ĐCSTQ, Chánh văn phòng 610 Trung ương, Ủy viên Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, và Bộ trưởng Tư pháp Trung Quốc.
Từ tháng 1/2010 đến tháng 2/2015
Khi này, Phó Chính Hoa đang là người đứng đầu Công an Bắc Kinh.
Theo thông tin Minghui nhận được, trong năm 2012, có 343 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt tại Bắc Kinh. Trong đó, 65 người bị đưa vào trại lao động và 9 người bị kết án tù.
Năm 2013, ở Bắc Kinh có 192 vụ bắt giữ các học viên Pháp Luân Công.
Bắc Kinh cũng bắt giữ ít nhất 259 học viên trong năm 2014. Trong đó có 24 người đã bị kết án hoặc bị xét xử, 6 người mất tích, 4 người bị buộc phải xa nhà, và 26 người bị sách nhiễu.
Năm 2015 cũng có 609 vụ bắt giữ liên quan đến Pháp Luân Công. Ngoài ra còn có 127 học viên đã bị quấy nhiễu, với 39 người bị kết án tù, 55 người bị xét xử, và 28 người bị giam giữ hình sự.
Trong thời gian Phó Chính Hoa làm Phó Giám đốc và Giám đốc Công an Bắc Kinh, ít nhất 18 học viên Pháp Luân Công đã chết do bị bức hại.
Từ tháng 3/2015 đến tháng 2/2018
Trong thời gian Phó chủ trì, Phòng 610 Trung ương đã phát động nhiều chiến dịch bức hại Pháp Luân Công và đều được bên công an hậu thuẫn.
Năm 2015, cơ quan này đã phát động một chiến dịch mang tên “Công tác đặc biệt nhằm ngăn chặn và dập tắt cáo buộc sai trái và lạm dụng hành động của Pháp Luân Công”. Trên thực tế là nhắm trực tiếp vào các vụ kiện cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân. Vào ngày 1/5/2015, Tòa án Tối cao Trung Quốc tuyên bố “tiếp nhận tất cả đơn kiện và xử lý tất cả các vụ kiện”. Trên cơ sở đó, các học viên Pháp Luân Công trên khắp Trung Quốc đã nộp nhiều đơn kiện hình sự đối với Giang lên Viện Kiểm sát Tối cao Trung Quốc và Tòa án Tối cao Trung Quốc vì tội bức hại hàng loạt.
Tính đến tháng 7/2021, thời điểm cuộc bức hại kéo dài được 22 năm, có gần 3,9 triệu người đến từ 37 quốc gia đã cùng khởi kiện yêu cầu đưa thủ phạm Giang Trạch Dân ra trước công lý.
Tuy nhiên, Phòng 610 Trung ương lại coi đó là “những cáo buộc sai trái và lạm dụng hành động”, và đã ra lệnh bắt, giam giữ và kết án bất kỳ học viên nào có liên quan. Các mệnh lệnh này sau đó đã được lực lượng cảnh sát thi hành.
Vào tháng 2/2017, Phòng 610 Trung ương bắt đầu chiến dịch “Gõ cửa” nhằm bức hại Pháp Luân Công trên quy mô toàn quốc. Các nhân viên địa phương đã đến nhà từng học viên Pháp Luân Công để thu thập thêm thông tin từ các học viên hoặc buộc họ ký cam kết từ bỏ tu luyện. Khi các học viên không đồng ý, họ đã bắt và kết án tù nhiều học viên, lục soát nhà, và quấy nhiễu người nhà, một số học viên đã mất mạng.
Theo chỉ thị của Phó Chính Hoa và các quan chức khác, các cơ quan cảnh sát ở 23 tỉnh đã tiến hành bắt giữ, triệu tập, thẩm vấn và giam giữ hình sự các luật sư nhân quyền biện hộ cho các học viên Pháp Luân Công. Chiến dịch mang tên “Cuộc trấn áp 709” nhắm đến gần 300 luật sư, trong đó có các luật sư Lý Hòa Bình, Vương Toàn Chương và Vương Vũ.
Trong quá trình này, cảnh sát và Bộ Tư pháp Trung Quốc đã tra tấn các luật sư biện hộ cho các học viên Pháp Luân Công theo như cách mà họ đối xử với các học viên, bao gồm ngồi trên ghế đẩu nhỏ trong thời gian dài, còng tay, đánh đập, cấm ngủ, gây ngạt bằng khói, sốc điện, cưỡng chế tiêm các loại thuốc không rõ nguồn gốc, cho tù nhân theo dõi và giám sát 24/7, biệt giam, và các biện pháp khác đẩy họ đến giới hạn sức chịu đựng của con người. Có ít nhất 7 luật sư đã bị kết án tù với thời hạn lên đến 8 năm.
Từ tháng 3/2018 đến tháng 4/2020
Trên cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chính Hoa liên tục lãnh đạo và mở rộng cuộc bức hại Pháp Luân Công sang hệ thống tư pháp.
Một lượng lớn các học viên bị giam giữ đã phải thụ án dài hạn trong các nhà tù, chịu tra tấn về thể chất và tinh thần. Các nhà tù và các cơ quan giám sát cùng cục quản lý nhà tù đều hoạt động dưới sự quản lý của Bộ Tư pháp. Các quan chức không chỉ làm ngơ trước việc ngược đãi các học viên, mà còn xúi giục các tù nhân tham gia bức hại, khiến nhiều học viên trong tù bị tử vong, bị thương và tàn tật.
Mặc dù thông tin bị kiểm duyệt và phong tỏa, Minghui phát hiện có ít nhất 19 học viên đã chết trong thời gian bị giam giữ vào năm 2019, trong đó có 11 người bị chết trong tù. Năm 2018, ít nhất 36 học viên đã chết trong các nhà tù vì bị tra tấn dã man. Bộ Tư pháp Trung Quốc là cơ quan giám sát tất cả các nhà tù tại nước này. Với tư cách là Bộ trưởng Tư Pháp, Phó Chính Hoa phải chịu trách nhiệm về những tội ác trên.
Theo Minghui, trong suốt 11 năm này, ở các vị trí chủ chốt tại Công an Bắc Kinh, Bộ Công an, Phòng 610 Trung ương và Bộ Tư pháp, Phó Chính Hoa không chỉ là một thành viên quan trọng của hệ thống bức hại Pháp Luân Công, mà còn là một kẻ chủ mưu, lên chiến lược và chỉ huy cuộc bức hại. Ông ta phải chịu trách nhiệm về tội ác trong suốt những năm qua của mình.
Đông Phương