Đức nhận cung cấp xe tăng và pháo phòng không cho Ukraine

April 26, 2022

\"\"
Xe tăng Leopard 2 của Đức

Thủ tướng Đức từng nói rằng kho dự trữ của quân đội Đức đã quá cạn kiệt để có thể gửi bất kỳ vũ khí hạng nặng nào như xe tăng và lựu pháo cho Ukraine. 

Đức đồng ý cung cấp xe tăng cho Ukraine, AFP dẫn nguồn tin chính phủ. Diễn biến này thể hiện sự chuyển biến rõ ràng trong chính sách thận trọng về việc hỗ trợ quân sự cho Kiev.
Berlin sẽ có thông báo chính thức tại cuộc gặp bộ trưởng quốc phòng các nước tại căn cứ không quân Ramstein của Mỹ gần thành phố Frankfurt của Đức vào ngày 26/4, theo AFP.

Cùng ngày, nhật báo Sueddeutsche Zeitung của Đức cũng dẫn nguồn tin giấu tên cho biết Berlin sẽ cam kết cung cấp hệ thống phòng không Gepard cho Ukraine.

Tờ Sueddeutsche, nhật báo của Đức, ngày 26/4 đưa tin giới chức nước này sẵn sàng chuyển 50 tổ hợp pháo phòng không tự hành Flakpanzer Gepard cho Ukraine. Quân đội Đức đã loại biên mẫu pháo này từ năm 2010.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz từng bị chỉ trích vì từ chối trực tiếp chuyển vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Ông nói rằng kho dự trữ của quân đội Đức đã quá cạn kiệt để có thể gửi bất kỳ vũ khí hạng nặng nào như xe tăng và lựu pháo. Ông cam kết cung cấp vũ khí chống tăng và phòng không, mô tả đây là “vũ khí phòng thủ”.

\"\"/
Pháo tự hành Gepard 1A2 của Đức

Pháo phòng không Flakpanzer Gepard sử dụng khung gầm xe tăng chủ lực Leopard 1, được phát triển từ những năm 1960 và biên chế vào những năm 1970. Quân đội Đức loại biên mẫu pháo này năm 2010 để chuyển sang biến thể thiết giáp chở quân Wiesel gắn tên lửa phòng không FIM-92 Stinger hoặc LFK NG.

Tổ hợp Gepard được trang bị hai pháo tự động Oerlikon GDF 35 mm, mỗi khẩu có 320 viên đạn phòng không và 20 viên đạn chống tăng, cùng hai cụm 4 ống phóng lựu đạn khói 76 mm. Pháo có kíp lái ba người, có thể di chuyển với tốc độ tối đa 65 km/h, tầm hoạt động 550 km.

Trong một diễn biến khác, 40 nước sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh an ninh do Mỹ tổ chức tại Đức vào ngày 26/4 để trao đổi thêm về việc viện trợ vũ khí cho Kiev, cũng như để đảm bảo an ninh lâu dài của Ukraine sau khi giao tranh chấm dứt.

Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cho biết một mục tiêu quan trọng của hội nghị này là để điều phối lượng viện trợ an ninh đang ngày một tăng dành cho Kiev, bao gồm vũ khí hạng nặng, đạn dược và drone.

Hôm 25/4, phát biểu trước Nghị viện Anh, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết khoảng 15.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng kể từ khi giao tranh bùng nổ vào ngày 24/2.

Chiến sự Ukraine cũng đã kích hoạt làn sóng viện trợ quân sự từ các nước phương Tây dành cho Kiev. Nhưng phương Tây thường do dự và không muốn tăng cường viện trợ vì e ngại đụng chạm với Nga.

Bài Liên Quan

Leave a Comment