Myanmar: Cựu lãnh đạo Suu Kyi bị kết án 5 năm tù giam vì tội tham nhũng

  • Frances Mao
  • BBC News

27 tháng 4 2022

\"Cựu
Chụp lại hình ảnh,Cựu lãnh đạo Suu Kyi, 76 tuổi, người từng đoạt giải Nobel đã bị giam giữ sau một cuộc đảo chính quân sự vào tháng 02/2021

Hôm nay 27/04, một tòa án ở Myanmar đã kết tội tham nhũng đối với cựu lãnh đạo Aung Sun Suu Kyi, đây là mức tuyên án mới nhất trong một loạt các vụ xét xử bí mật của chính quyền quân sự vốn đã bị chỉ trích kịch liệt.

Các phiên điều trần kín đã diễn ra tại thủ đô Nay Pyi Taw, truyền thông và công chúng không được tiếp cận, và các luật sư của bà Suu Kyi bị cấm phát biểu trước báo giới.

Tòa án của chính quyền quân sự Myanmar đã kết tội bà Aung Sun Suu Kyi nhận khoản hối lộ trị giá 600.000 USD dưới hình thức tiền mặt và thỏi vàng từ cựu lãnh đạo Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar.

Bà Aung Sun Suu Kyi đã bị kết án 5 năm tù giam, các luật sư nói với BBC họ vẫn chưa thể gặp được bà.

Mức án mới nhất nâng tổng số mức tù giam của nhà lãnh đạo bị lật đổ lên mức 11 năm sau những mức tuyên phạt trước đó.

Hiện bà vẫn đang còn phải đối mặt với 10 cáo buộc tham nhũng khác, nếu bị kết tội thì mức hình phạt tối đa cho mỗi cáo buộc là 15 năm tù giam.

Những người ủng hộ cho rằng chính quyền quân sự Myanmar muốn đảm bảo bà Suu Kyi, một biểu tượng dân chủ của Myanmar sẽ bị giam đến hết đời.

Nếu bị kết án hết tất cả các tội danh thì bà có thể đối mặt với tổng mức tù giam là hơn 190 năm, theo một số ước tính.

Hồi tháng 01/2022, một tòa án ở Myanmar đã kết án bà Suu Kyi thêm 4 năm tù với tội danh tàng trữ và nhập khẩu bất hợp pháp máy bộ đàm và vi phạm các quy tắc chống Covid.

Bà Suu Kyi bị kết án lần đầu vào tháng 12/2021 và được giảm 2 năm tù.

Cựu lãnh đạo Myanmar bị giam giữ kể từ sau cuộc đảo chính quân sự vào tháng 02/2021 và đối mặt với hàng chục cáo buộc, mà bà đều phủ nhận.

Các tổ chức về quyền dân sự và dân chủ, cũng như Liên Hiệp Quốc đã lên án các phiên xét xử, gọi đây là một trò hề. Tổ chức Human Rights Watch gọi đây là \”rạp xiếc xử án với quy trình tố tụng mờ ám cho những cáo buộc dối trá\”.

Quân nổi dậy Myamar: đơn vị chiến đấu toàn nữ

Quân đội Myanmar đã cướp chính quyền từ tháng 02/2021 với cáo buộc đã có gian lận trong kỳ tổng tuyển cử.

Tuy nhiên, các nhà giám sát bầu cử độc lập nói rằng kỳ bầu cử hồi cuối năm ngoái đã diễn ra chủ yếu là tự do và công bằng, và các cáo buộc đối với bà Suu Kyi bị chỉ trích rộng rãi là mang động cơ chính trị.

Cuộc đảo chính đã làm nổ bùng lên các cuộc biểu tình rộng khắp, và quân đội Myanmar đã đàn áp tàn nhẫn những người biểu tình đòi dân chủ.

Cho đến nay quân đội đã giết chết gần 1.800 gười và bắt giữ hay kết tội 10.353 người, tính đến hôm nay 27/04, theo nhóm quan sát Hiệp hội Hỗ trợ Các Tù nhân Chính trị (AAPP).

Vài nét về Myanmar

Myanmar, còn được biết đến với tên gọi Miến Điện, giành độc lập khỏi Anh Quốc từ năm 1948. Trong hầu hết lịch sử hiện đại của nước này, Myanmar nằm dưới sự cai trị của của quân đội

Các hạn chế bắt đầu được nới lỏng từ năm 2010, dẫn tới kỳ bầu cử tự do vào năm 2015 và việc thành lập một chính phủ do lãnh tụ đối lập kỳ cựu Aung San Suu Kyi dẫn dắt vào năm sau đó

Năm 2010, sau vụ các dân quân Rohingya tấn công cảnh sát, quân đội Myanmar đáp trả bằng cuộc trấn áp chết người, khiến hơn nửa triệu người Hồi Giáo Rohingya phải chạy sang bên kia biên giới tới Bangladesh. Sau này, Liên Hiệp Quốc gọi đây là \”một ví dụ điển hình cho sách giáo khoa về thanh trừng sắc tộc\”

\"Myanmar

Bài Liên Quan

Leave a Comment