Phân tích: Rạn nứt trầm trọng trong nội bộ ĐCS Trung Quốc

\"Phân

Tổng thống Nga Vladimir Putin (bên trái) và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản, vào ngày 28/6/2019. (Ảnh: Kim Kyung-Hoon/Getty Images)

Phân tích: Rạn nứt trầm trọng trong nội bộ ĐCS Trung Quốc

 Bình luậnHuyền Anh •  10/05/22 

Các cơ quan ngôn luận của ĐCS Trung Quốc gần đây đã công bố các báo cáo về chiến sự Nga – Ukraine. Trong đó, nổi bật là một bài phỏng vấn hiếm hoi với Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba. Theo các chuyên gia phân tích, các bài báo đầy mâu thuẫn của truyền thông nhà nước đã làm nổi bật sự chia rẽ trong quan điểm ở cấp lãnh đạo cao nhất của ĐCS Trung Quốc.

Một báo cáo ngày 3/5 được phát hành trên tờ Quang Minh Nhật báo, phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh, đã đổ lỗi cho cuộc chiến Nga-Ukraine là do \”NATO và Hoa Kỳ lãnh đạo mang tâm lý Chiến tranh Lạnh\”. Bài báo nêu chi tiết \”năm cáo buộc\” chống lại Hoa Kỳ và NATO trong chiến tranh.

Bài báo do ông Xu Bu, chủ tịch Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc và đồng tác giả, ông Chen Wenbing, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Tư tưởng Ngoại giao Tập Cận Bình.

Vài ngày trước, Tân Hoa xã, cơ quan ngôn luận khác của nhà nước, đã đăng tải một bài phỏng vấn với Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba, trong đó có đề cập đến từ \”xâm lược\” 4 lần. Trước đây, từ này rất hiếm khi được sử dụng để mô tả các hành động của Nga. Ba trong số đó trích dẫn lời ông Kuleba là \”Nga xâm lược Ukraine\”.

”Cách diễn đạt, khẳng định việc Nga xâm lược lãnh thổ Ukraine là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh, là điều mà ĐCS Trung Quốc và các phương tiện truyền thông cơ quan ngôn luận của nó đã cố gắng kiểm duyệt kể từ khi chiến tranh bắt đầu”, bài báo cho hay.

Đáng chú ý, tờ Tân Hoa xã gần như đứng về phía Ukraine, thậm chí còn đề cập đến tuyên bố của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị về việc ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

Báo cáo cũng trích dẫn lời ông Kuleba nói rằng, cuộc chiến leo thang giữa Nga và Ukraine không phải do Ukraine, mà nước này chỉ đang thực hiện quyền tự vệ của mình.

Việc Nga xâm lược Ukraine đã gây ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, kéo theo các vấn đề không nhỏ đối với nền kinh tế của Trung Quốc. Đồng thời, việc Nga chiếm Crimea và một số khu vực Donetsk và Luhansk vào năm 2014 không chỉ phá bỏ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, mà còn đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với hệ thống an ninh toàn cầu, trích lời ông Kuleba.

Cũng trong cuộc phỏng vấn, ông Kuleba cho biết, Ukraine là một quốc gia thuộc châu Âu cả về mặt địa lý và lịch sử. Do đó, việc Nga tấn công Ukraine đã khiến Châu Âu trở nên bất ổn như hiện nay. 

Ông Kuleba bày tỏ hy vọng rằng, Trung Quốc sẽ kêu gọi Nga ngừng bắn, đồng thời trở thành một trong những người bảo đảm cho an ninh của Ukraine. Ông nói: “Nếu không thể ngăn chặn Nga ngay bây giờ thì sẽ gây ra nhiều cuộc khủng hoảng hơn trong vài năm tới\”.

Cuộc phỏng vấn của Tân Hoa xã với ông Kuleba đã khiến dư luận lo ngại vì nó đã thay đổi hoàn toàn quan điểm của Trung Quốc về thái độ đối với Nga, vốn là đồng minh trong những tháng qua.

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, ĐCS Trung Quốc luôn duy trì vị thế sát cánh bên đất nước này, bao gồm cả việc duy trì luận điệu tuyên truyền bằng cách nói với người dân Trung Quốc rằng, vấn đề Ukraine là “phức tạp và đặc biệt” – phương tiện truyền thông nhà nước Qstheory cho biết.

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành (Le Yucheng) đã tuyên bố vào ngày 19/3 rằng, việc Hoa Kỳ và NATO sử dụng Ukraine cho một cuộc chiến ủy nhiệm đối với Nga là “vô cùng trái đạo đức”.

Ông Li Yanming, một chuyên gia về Trung Quốc cho biết, hai quan điểm phân cực của phương tiện truyền thông nhà nước của ĐCS Trung Quốc đã phản ánh tình thế tiến thoái lưỡng nan của nước này. Hoặc là thay đổi thái độ miễn cưỡng giữa các cường quốc hàng đầu, hoặc là gánh chịu áp lực từ các đòn trừng phạt của phương Tây. 

Nhưng đồng thời, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc vẫn tiếp tục đường lối ngoại giao \”chiến binh sói\” tấn công Hoa Kỳ và NATO. Điều này thể hiện lập trường mâu thuẫn của ĐCS Trung Quốc về cuộc chiến Nga-Ukraine, và chỉ ra sự chia rẽ trong giới lãnh đạo cấp cao nhất của nước này, theo The Epoch Times.

Ông Li cho biết, tiến triển của cuộc chiến Nga-Ukraine đang ảnh hưởng không nhỏ đến Bắc Kinh, trước thềm Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XX của ĐCS Trung Quốc. Điều này đã mang lại những bất ổn không nhỏ cho Trung Quốc.

Ông Chen Pokong, một nhà bình luận các vấn đề thời sự có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết trên kênh YouTube của mình vào ngày 3/5 rằng, việc Tân Hoa xã xuất bản toàn văn cuộc phỏng vấn của nước này với ông Kuleba không phải là một \’động thái đơn thuần\’.

Ông nhận định, Trung Quốc nhận thức được rằng chính sách thân Nga của họ hiện nay không còn bền vững. Vì Nga đã mất đi lợi thế quân sự khi đem ra so sánh với Ukraine. Các doanh nghiệp và ngân hàng nhà nước Trung Quốc do Quốc vụ viện lãnh đạo sẽ không chấp nhận Nga là đối tác, vì lo ngại các biện pháp trừng phạt thứ cấp có thể đến từ phương Tây.

Do đó, các báo cáo trái ngược của phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã chỉ ra một bước thụt lùi đáng kể của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và các chính sách thân Nga của ông.

Ông Chen cho hay, giờ đây chủ tịch Tập sẽ phải đối mặt với sự lựa chọn giữa Nga và Ukraine.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

Jessica Mao là  tác giả của chuyên mục “Các vấn đề Trung Quốc” trên Thời báo Epoch Times, đã đóng góp cho Epoch Times phiên bản tiếng Trung từ năm 2009.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times

Bài Liên Quan

Leave a Comment