- Peter Hoskins
- Phóng viên kinh doanh
2 giờ trước
Sri Lanka đã không đáp ứng được nghĩa vụ thanh toán của mình, lần đầu tiên trong lịch sử nước này, giữa lúc đất nước đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ hơn 70 năm trở lại đây.
Thời gian ân hạn 30 ngày để hoàn trả khoản nợ lãi 78 triệu USD đã hết vào hôm thứ Tư.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Sri Lanka cho biết nước này hiện trong tình trạng \”chủ động vỡ nợ\”.
Tình trạng vỡ nợ xảy ra khi chính phủ không thể thực hiện được một số hoặc tất cả các nghĩa vụ thanh toán của mình đối với các chủ nợ.
Nó có thể gây tổn hại đến danh tiếng của một quốc gia, khiến quốc gia đó gặp nhiều khó khăn hơn trong việc vay những khoản tiền cần thiết trên thị trường quốc tế trở nên khó khăn hơn, và điều này sẽ có thể gây tổn hại thêm nữa đến niềm tin vào tiền tệ và nền kinh tế của quốc gia đó.
Khi được hỏi liệu quốc gia này có phải đang rơi vào tình trạng vỡ nợ hay không, Thống đốc Ngân hàng Trung ương P Nandalal Weerasinghe cho biết:
\”Quan điểm của chúng tôi là rất rõ ràng, chúng tôi đã nói rằng cho đến khi họ tiến hành việc tái cơ cấu, chúng tôi sẽ không thể trả tiền. Vì vậy, đó là điều mà ta gọi là \’chủ động vỡ nợ\’.\”
\”Có thể có những định nghĩa về mặt kỹ thuật… từ phía họ thì họ có thể coi đó là vỡ nợ. Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng, khi chưa có việc tái cơ cấu nợ thì chúng tôi chưa thể trả được,\” ông nói thêm.
Nền kinh tế Sri Lanka đã bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch, do giá năng lượng tăng và do áp dụng các bước cắt giảm thuế nhằm đáp ứng chủ nghĩa dân túy.
Tình trạng thiếu ngoại tệ triền miên và lạm phát tăng cao đã dẫn đến tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng thuốc men, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác.
Trong những tuần gần đây, đã có nhiều cuộc biểu tình lớn, đôi khi bạo lực, phản đối Tổng thống Gotabaya Rajapaksa và gia đình ông do cuộc khủng hoảng ngày càng gia tăng.
Biểu tình ở Sri Lanka
Nước này đã bắt đầu đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế về một gói cứu trợ và cần phải đàm phán lại các thỏa thuận nợ của mình với các chủ nợ.
Trước đây, chính phủ từng nói họ cần tới 4 tỷ USD trong năm nay.
Ông Weerasinghe cũng cảnh báo rằng tỷ lệ lạm phát vốn đã rất cao của Sri Lanka có khả năng còn tăng nữa.
\”Lạm phát rõ ràng là khoảng 30%. Nó sẽ thậm chí còn cao hơn, lạm phát sẽ vào khoảng 40% trong vài tháng tới,\” ông nói.
Ông phát biểu sau khi ngân hàng trung ương Sri Lanka giữ ổn định hai mức lãi suất then chốt sau khi tăng lãi suất thêm 0,7% trong cuộc họp mới nhất.
Lãi suất cho vay chính của nước này vẫn ở mức 14,5%, trong khi lãi suất huy động tiền gửi được giữ ở mức 13,5%.
Tháng trước, hai tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn nhất thế giới cảnh báo rằng Sri Lanka sắp vỡ nợ.
Fitch Ratings đã hạ mức đánh giá của mình đối với quốc gia Nam Á, nói rằng \”một quá trình vỡ nợ ở cấp quốc gia đã bắt đầu\”.
S&P Global Ratings cũng đưa ra một thông báo tương tự và cho biết rằng một vụ vỡ nợ hiện là \”hầu như chắc chắn sẽ xảy ra\”.
Các mức xếp hạng tín dụng nhằm giúp các nhà đầu tư hiểu mức độ rủi ro mà họ phải đối mặt khi mua một loại công cụ tài chính nào đó, mà trong trường hợp này là nợ quốc gia – hoặc trái phiếu chính phủ.
Sau khi BBC liên hệ vào hôm thứ Năm, các cơ quan xếp hạng tín dụng lớn là Moody\’s và Fitch cho biết họ chưa có thêm bất kỳ cập nhật nào vào thời điểm này.
S&P Global Ratings đã không ngay lập tức hồi âm yêu cầu bình luận từ BBC.
Tuần trước, anh trai của Tổng thống Rajapaksa là Mahinda đã từ chức thủ tướng sau khi những người ủng hộ chính phủ đụng độ với người biểu tình. Chín người chết và hơn 300 người bị thương trong vụ bạo lực này.
Hôm thứ Sáu, tân Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe nói với BBC rằng cuộc khủng hoảng kinh tế \”sẽ còn tồi tệ đi hơn trước khi nó trở nên khá lên\”.
Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên kể từ khi nhậm chức, ông cũng cam kết đảm bảo các gia đình sẽ được ăn ba bữa mỗi ngày.
Kêu gọi thế giới giúp đỡ nhiều hơn về tài chính, ông nói \”sẽ không có khủng hoảng đói, chúng tôi sẽ tìm được thực phẩm\”.