Bốn nước EU kêu gọi dùng tài sản của Nga để tái thiết Ukraine

\"Bốn

Khói đen và ngọn lửa bùng lên sau một cuộc không kích ở thành phố Lviv, miền tây Ukraine, vào ngày 26/3/2022. (Ảnh: Ronaldo Schemidt/Getty Images)

Bốn nước EU kêu gọi dùng tài sản của Nga để tái thiết Ukraine

 Bình luậnLam Giang • 24/05/22 

Lithuania, Slovakia, Latvia và Estonia ngày 24/5 sẽ kêu gọi tịch thu tài sản của Nga bị Liên hiệp châu Âu (European Union) phong tỏa để tài trợ cho việc tái thiết Ukraine sau cuộc xâm lược của Nga, theo thư chung của bốn nước này ngày 23/5.

Hôm 3/5, Ukraine ước tính số tiền cần có để tái thiết đất nước từ sự tàn phá do Nga gây ra là khoảng 600 tỷ USD. Nhưng với cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn tàn khốc, tổng số tiền có thể đã tăng mạnh, bức thư viết.

“Một phần đáng kể chi phí tái thiết Ukraine, bao gồm cả bồi thường cho các nạn nhân từ cuộc xâm lược của quân đội Nga, phải được Nga chi trả”, bức thư sẽ được trình lên các bộ trưởng tài chính Liên minh Châu Âu (EU) vào ngày 24/5.

Bức thư mà Reuters thấy được cũng kêu gọi khối 27 quốc gia bắt đầu chuẩn bị các chế tài mới chống lại Moscow.

“Cuối cùng, nếu Nga không ngưng hành động xâm lược quân sự chống lại Ukraine, thì sẽ không còn mối quan hệ kinh tế nào giữa EU và Nga – đảm bảo rằng không có nguồn tài chính, sản phẩm hoặc dịch vụ nào của chúng tôi đóng góp vào cỗ máy chiến tranh của Nga”, bức thư viết. Chủ tịch Ủy ban Liên minh Châu Âu Ursula von der Leyen tổ chức một cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ – Liên minh Châu Âu tại trụ sở Liên minh Châu Âu ở Brussels vào ngày 15/6/2021. (Kenzo Tribouillard / AFP qua Getty Images)

Bốn nước lưu ý rằng, EU và các nước có cùng quan điểm đã đóng băng tài sản thuộc về các cá nhân và thực thể Nga và khoảng 300 tỷ USD dự trữ của ngân hàng trung ương.

Bốn nước này nói: “Giờ chúng ta phải xác định các cách hợp pháp để sử dụng tối đa các nguồn lực này như một nguồn tài trợ – cho cả chi phí các nỗ lực không ngừng của Ukraine để chống lại sự xâm lược của Nga và cho công cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh”.

“Tịch thu tài sản nhà nước, chẳng hạn như dự trữ ngân hàng trung ương hoặc tài sản của các doanh nghiệp nhà nước, có liên quan trực tiếp và ảnh hưởng đến vấn đề này\”, theo Reuters.

Cho đến nay, EU đã đóng băng tài sản trị giá khoảng 30 tỷ euro của các nhà tài phiệt và thực thể Nga và Belarus.

Hôm 14/5, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết sẽ xem xét việc thu giữ tài sản bị đóng băng của Nga để tài trợ cho Ukraine theo luật quốc gia và EU. Tuy nhiên, EC không đề cập đến dự trữ của ngân hàng trung ương.

Phát ngôn viên của Ủy ban, Christian Wigand, cho biết: “Việc đóng băng tài sản khác với việc thu giữ chúng”.

Ông nói: “Tại hầu hết các quốc gia thành viên, điều này là không thể và cần phải có bản án hình sự để tịch thu tài sản. Ngoài ra, về mặt pháp lý, các tổ chức tư nhân và tài sản của ngân hàng trung ương không giống nhau”.

Ông cho biết, Ủy ban sẽ trình bày vào cuối tuần này một đề nghị xem việc vi phạm các các quy định gắt gao là một tội phạm ở EU, cũng như đề nghị sửa đổi và củng cố các quy định hiện hành của EU về tịch thu và tăng cường hệ thống thu hồi và tịch thu tài sản.

Bốn nước cho biết: “Trong trường hợp các cách thức hợp pháp để tịch thu tài sản không được xác định, nó nên được sử dụng làm đòn bẩy và chỉ được giải phóng khi Nga bồi thường cho Ukraine tất cả các thiệt hại đã gây ra”.

Nga gọi các hành động của mình ở Ukraine là một ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ không phải nhằm chiếm đóng lãnh thổ mà nhằm phá hủy khả năng quân sự của nước láng giềng phía nam và bắt giữ những người mà Nga coi là những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc nguy hiểm.

Nhà ngoại giao Nga ở Thụy Sĩ từ chức vì cuộc xâm lược Ukraine

Một nhà ngoại giao Nga thuộc phái bộ thường trực của Moscow tại Liên hiệp quốc ở Geneva ngày 23/5 thông báo sẽ từ chức vì không đồng ý với cuộc xâm lược của Moscow vào Ukraine, một sự từ chức chính trị hiếm thấy về cuộc chiến này.

Ông Boris Bondarev, một người tự nhận mình trên LinkedIn là cố vấn tại phái bộ thường trực của Nga tại Liên Hiệp Quốc, phụ trách kiểm soát vũ khí, nói với Reuters: “Tôi đến phái bộ như bao buổi sáng thứ Hai khác và nộp đơn từ chức rồi bước ra ngoài\”.

“Tôi bắt đầu hình dung điều này vài năm trước nhưng quy mô của thảm họa này đã khiến tôi phải làm điều đó”, ông nói, đề cập đến cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine bắt đầu vào ngày 24/2.

Ông cho hay đã nêu quan ngại của mình về cuộc xâm lược với nhân viên cấp cao của sứ quán vài lần. “Tôi được yêu cầu phải giữ miệng để tránh hậu quả\”, ông nói.

Không có bình luận ngay lập tức từ phái bộ thường trực của Nga tại Liên Hiệp Quốc. Toà nhà Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, vào ngày 3/5/2022 tại Geneva, Thụy Sĩ. (Ảnh: Robert Hradil/Getty Images)

Trước đó, ông đã tuyên bố từ chức trên LinkedIn.

“Tôi đã học để trở thành một nhà ngoại giao và đã là một nhà ngoại giao trong hai mươi năm\”, ông Bondarev viết. “Bộ (Ngoại giao Nga) đã trở thành ngôi nhà và gia đình của tôi. Nhưng tôi đơn giản là không thể tiếp tục tham gia vào cái trò lố bịch đẫm máu, vô nghĩa và hoàn toàn không cần thiết này nữa\”.

Ukraine đã hối thúc các nhà ngoại giao Nga từ chức trong một cuộc tranh luận của Hội đồng Nhân quyền vào tháng Ba năm nay. Tuy nhiên, ông Bondarev nói ông không kỳ vọng sẽ có những người khác làm theo. “Tôi e rằng tôi là người duy nhất\”.

Nga đã gửi hàng chục nghìn binh sĩ tới Ukraine để thực hiện điều mà Moscow gọi là \’chiến dịch quân sự đặc biệt\’ nhằm làm suy giảm khả năng quân sự của nước láng giềng và loại bỏ những người mà Nga xem là theo chủ nghĩa dân tộc nguy hiểm.

Phương Tây đã áp đặt các chế tài sâu rộng đối với Nga và hỗ trợ quân sự cho Ukraine để đáp trả.

Lam Giang

Bài Liên Quan

Leave a Comment