1 tháng 6 2022
Khoảng 15.000 trường hợp nghi là tội ác chiến tranh đã được báo cáo ở Ukraine kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Mỗi ngày có thêm 200 đến 300 tội ác chiến tranh được báo cáo, Tổng công tố viên trưởng của nước này cho biết.
Khoảng 600 nghi phạm đã được xác định và 80 vụ truy tố đã được xúc tiến, bà Iryna Venediktova nói với các phóng viên ở The Hague.
Bà cho biết thêm, danh sách các nghi phạm bao gồm \”người đứng đầu quân đội, chính trị gia và lực lượng tuyên truyền của Nga\”.
Nga phủ nhận việc nhắm mục tiêu vào dân thường hoặc liên quan đến tội ác chiến tranh.
Trong số 15.000 trường hợp nghi là tội ác chiến tranh, bà Veneditkova cho biết vài nghìn trường hợp đã được xác định ở khu vực phía đông Donbas – nơi giao tranh ác liệt giữa quân đội Nga và Ukraine.
Bà Venediktova cho biết các tội ác chiến tranh bị cáo buộc bao gồm cưỡng bức đưa người – bao gồm cả người lớn và trẻ em – đến các vùng khác nhau của Nga. Bà nói thêm: Tra tấn, giết hại dân thường và phá hủy cơ sở hạ tầng dân sự cũng bị nghi ngờ là tội ác chiến tranh.
Hãng tin AFP dẫn lời bà Venediktova cho biết, mặc dù các cuộc điều tra liên quan đến khu vực phía đông đã bắt đầu nhưng chính quyền Ukraine không có quyền tiếp cận các khu vực do Nga quản lý. Tuy nhiên, họ đang phỏng vấn những người di tản và tù nhân chiến tranh, bà nói thêm.
Hãng thông tấn Đức DPA dẫn lời bà cho biết: \”Các cuộc điều tra rất khó khăn khi giao tranh đang diễn ra.\”
Estonia, Latvia và Slovakia cũng tham gia các nỗ lực điều tra, bà Venediktova nói. Ba Lan và Lithuania cũng trợ giúp.
Tòa án Hình sự Quốc tế mô tả Ukraine là một \”hiện trường tội phạm\” và đã cử nhóm điều tra viên lớn nhất từ trước đến nay của họ đến Ukraine để hỗ trợ điều tra. Tòa cho biết họ cũng hy vọng sẽ mở một văn phòng tại thủ đô Kyiv của Ukraine.
Các thông báo được đưa ra trong bối cảnh hai binh sĩ Nga bị bỏ tù 11 năm rưỡi ở Ukraine hôm thứ Ba vì pháo kích vào các khu vực dân sự. Quân nhân Nga đầu tiên bị đưa ra xét xử ở Ukraine, Thượng sĩ Vadim Shishimarin, đã bị kết án tù chung thân vì giết một thường dân vào tuần trước.
Thanh tra nhân quyền của Ukraine, Lyudmila Denisova, cũng đã bị quốc hội Ukraine sa thải. Truyền thông địa phương đưa tin, bà này bị chỉ trích vì không tổ chức các hành lang nhân đạo và tạo điều kiện trao đổi tù nhân, cũng như cách thức bà xử lý các vụ án hiếp dâm liên quan đến binh lính Nga. Bà Denisova cho biết bà sẽ kháng cáo.
Trên bộ, các lực lượng Ukraine và Nga đã giao tranh để giành quyền kiểm soát thành phố Severodonetsk ở phía đông vùng Luhansk.
Thành phố được cho là bị chia cắt giữa hai bên – nhưng không tương xứng. Thống đốc khu vực Serhiy Haidai cho biết \”70% -80% thành phố do quân đội Nga kiểm soát\”.
Một vụ nổ, được cho là một cuộc không kích, cũng báo cáo là đã đánh trúng một container chứa axit nitric trong thành phố, ông Haidai nói. Ông nói với BBC rằng khói độc đã phát tán vào không khí sau vụ nổ, nhưng chỉ ở một khu vực nhỏ.
Nga hiện chiếm gần như toàn bộ Luhansk, nơi nước này tập trung vào chiếm giữ, cùng với Donetsk.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đã đạt được thỏa thuận chính trị cấm 90% lượng dầu nhập khẩu từ Nga, không bao gồm dầu vận chuyển qua đường ống, điều mà Hungary trước đó đã phản đối. Nhưng các thành viên EU vẫn chia rẽ về vấn đề xuất khẩu khí đốt của Nga.
Tập đoàn dầu mỏ khổng lồ của Nga Gazprom cũng tuyên bố sẽ cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Orsted của Đan Mạch, và Shell Europe tuyên bố cắt đứng với Đức, sau khi cả hai công ty không thanh toán bằng đồng rúp – điều mà Nga yêu cầu.