Tham vọng Thái Bình Dương của Trung Quốc có bị cản trở?

  • Yvette Tan
  • BBC News

3 tháng 6 2022

\"Bộ
Chụp lại hình ảnh,Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Thủ tướng Samoa Fiame Naomi Mataafa

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có chuyến công du xuyên Thái Bình Dương -dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng chốt một thỏa thuận thương mại và an ninh sâu rộng với 10 quốc gia trong khu vực.

Thỏa thuận đầy tham vọng – bao gồm nhiều vấn đề, từ an ninh mạng tới học viện đào tạo lực lượng cảnh sát do Trung Quốc tài trợ và thiết lập thêm các trung tâm văn hóa Trung Quốc trên khắp các nước Thái Bình Dương – nhằm gắn kết khu vực này gần hơn nữa với Bắc Kinh.

Nhưng trong tuần này, có thông tin tiết lộ rằng thỏa thuận đã bị gác lại sau khi nhiều quốc gia từ chối ký kết, bày tỏ sự lo ngại về một số khía cạnh của thỏa thuận.

Phải chăng việc này có nghĩa là tham vọng Thái Bình Dương của Bắc Kinh đã bị cản trở – ít nhất là vào lúc này?

Mối quan tâm đang gia tăng

Từ lâu, Trung Quốc đã để mắt đến các quần đảo Thái Bình Dương, nơi họ đã và đang tăng cường đều đặn các hoạt động thương mại, viện trợ, ngoại giao và mậu dịch kể từ năm 2006. Từ đó đến năm 2017, Bắc Kinh đã cung cấp gần 1,5 tỷ USD viện trợ nước ngoài cho khu vực này thông qua kết hợp viện trợ và cho vay, theo viện nghiên cứu chính sách đối ngoại Lowy.

Theo các chuyên gia, mối quan tâm này được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố khác nhau.

\”Về mặt lịch sử, trong thời kỳ xung đột, Thái Bình Dương có ý nghĩa quan trọng về mặt địa lý vì khả năng kiểm soát tiếp viện và tiếp cận.\” Mihai Sora, nhà phân tích tại Viện Lowy cho biết.

\”Giành được ảnh hưởng ở Thái Bình Dương [cũng] có nghĩa là bạn có được một khối trong khu vực có thể thông cảm hơn với quan điểm của bạn về các vấn đề được quyết định trong không gian quốc tế, chẳng hạn như việc bỏ phiếu của Liên Hiệp Quốc.\”

Ông Sora nói thêm rằng tham vọng của Trung Quốc ở các quần đảo Thái Bình Dương cũng là một phần của \”chiến dịch dài hạn nhằm giảm bớt sự ủng hộ ngoại giao quốc tế đối với Đài Loan\” – ông chỉ ra rằng trong vài năm qua, một số quốc gia Thái Bình Dương đã chuyển công nhận ngoại giao từ Đài Loan sang Trung Quốc.

\”Và cuối cùng, nguồn tài nguyên: Trung Quốc là khách hàng chính của các nguồn tài nguyên ở Thái Bình Dương và những nguồn này rất quan trọng đối với sự phát triển của Trung Quốc. Vì vậy, việc đảm bảo khả năng tiếp cận tới các nguồn tài nguyên này tốt hơn cũng là một ưu tiên của Trung Quốc.\”

Nhưng các mối quan tâm ở Thái Bình Dương của Trung Quốc ngày càng dấy lên lo ngại của Úc, quốc gia có truyền thống coi Thái Bình Dương là \”sân sau\” của mình.

\"Ngoại
Chụp lại hình ảnh,Ngoại trưởng Úc Penny Wong (trái) bắt tay Bộ trưởng Bộ Việc làm Fiji Praveen Bala

Trong những năm gần đây, Canberra thậm chí còn tăng cường viện trợ cho khu vực để giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc.

Vào năm 2018, Úc đã đưa ra chính sách \”Bước tiến Thái Bình Dương\” để gắn kết lại với \”gia đình Thái Bình Dương\”. Nước này cũng bắt đầu quỹ cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ USD, được coi là một biện pháp đối chọi với các khoản vay và chi tiêu của Trung Quốc trong khu vực.

Nhưng đầu năm nay, Trung Quốc đã ký một hiệp ước an ninh với Quần đảo Solomon, một động thái mà đảng Lao động của Úc gọi là \”thất bại tồi tệ nhất trong chính sách đối ngoại của Úc ở Thái Bình Dương\” trong 80 năm.

Tuần trước, Ngoại trưởng Úc Penny Wong đã đến thăm Fiji, trùng với chuyến đi của người đồng cấp của Trung Quốc Vương Nghị – một dấu hiệu cho thấy sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa hai nước.

Sau đó, hôm 2/6, bà Wong đã đến Samoa, chuyến thăm thứ hai của bà đến Thái Bình Dương kể từ khi tuyên thệ nhậm chức vào đầu tháng trước, nơi bà công bố mối quan hệ đối tác mới kéo dài 8 năm bao gồm việc Úc tặng một tàu tuần tra hàng hải mới cho quốc đảo này.

Thỏa thuận có thể \’thay đổi trật tự khu vực\’

Thỏa thuận đã được hỗ trợ \”có khả năng thay đổi trật tự khu vực\”, theo nhà phân tích Sora.

Một tài liệu bị rò rỉ của dự thảo thỏa thuận cho thấy Bắc Kinh đang gia tăng đáng kể các hoạt động của mình ở Nam Thái Bình Dương – từ hỗ trợ tài chính nhiều hơn đến đào tạo lực lượng cảnh sát rồi tạo ra một khu vực thương mại tự do Trung Quốc – Thái Bình Dương.

\”Dự thảo hợp tác về chính sách khu vực cho thấy Bắc Kinh quan tâm đến việc theo đuổi và tạo ra kiến trúc an ninh khu vực. Không rõ dự thảo này sẽ điều chỉnh và bổ sung cho kiến trúc an ninh hiện tại như thế nào,\” Anna Powles, giảng viên cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh tại Massey cho biết.

\”Việc đề cập đến an ninh mạng [cũng] làm dấy lên những lo ngại về an ninh quốc gia,\” bà nói thêm

Nếu thỏa thuận được ký kết, sẽ dẫn đến \”sự hợp tác bắt đầu thực sự làm phức tạp các mối quan hệ hiện có trong khu vực … [đặc biệt là với] Úc và New Zealand,\” ông Sora nói.

Một số quốc gia đã phản ứng giận dữ với thỏa thuận này, trong đó Chủ tịch Liên bang Micronesia nói rằng đề nghị này là \”không cần thiết\” và sẽ \”đảm bảo ảnh hưởng của Trung Quốc trong việc kiểm soát kinh tế của chính phủ [và] đối với các ngành công nghiệp chủ chốt\”.

\”Rõ ràng là từ các tuyên bố của Fiji, Samoa và Niue, cũng như Liên bang Micronesia và Palau, đã có những lo ngại lớn về việc thiếu đồng thuận xung quanh thỏa thuận,\” bà Powles nói.

\”Kết quả là các quốc gia Thái Bình Dương trực tiếp quyết định rằng thỏa thuận này không được bàn đến nữa\”.

\"Quần
Chụp lại hình ảnh,Quần đảo Solomon trước đó đã xác nhận họ đang soạn thảo một thỏa thuận an ninh với Trung Quốc

Chuyến đi kịp thời của bà Wong đến Thái Bình Dương – và nỗ lực của bà để duy trì ảnh hưởng của Úc trong khu vực – có ảnh hưởng gì đến kết quả của thỏa thuận không?

\”Không. Đó là kết quả của hành động tập thể của Thái Bình Dương … [và] là một minh chứng cho chủ quyền của Thái Bình Dương,\” Tiến sĩ Tess Newton Cain của Đại học Griffith nói.

Nhà phân tích Sora đồng ý: \”[Đó] không phải là kết quả của sức ép từ Úc hoặc các quốc gia khác, nhưng có lẽ bằng chứng cho thấy khi thúc đẩy thỏa thuận này, Trung Quốc đã không tạo đủ cơ hội để khu vực xem xét và đưa ra các quan ngại của mình.\”

\”Trung Quốc đã tìm cách rút ngắn các cuộc thảo luận khu vực bằng cách trình bày thỏa thuận này, và dường như đã thất bại.\”

Vậy bây giờ thì sao?

\”Điều đó chắc chắn báo hiệu rằng các nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc ở khu vực đã không thành công nhưng chúng ta sẽ thấy Trung Quốc càng quyết liệt hơn trong các mối quan hệ song phương của mình,\” Tiến sĩ Powles nói.

Ông Sora đồng quan điểm và nói thêm rằng ông Vương Nghị đã \”ký một số thỏa thuận song phương trong chuyến đi này và có thể sẽ tìm kiếm thêm các thỏa thuận khác nếu chuyến đi của ông tiến triển\”.

Sau tin tức về việc thỏa thuận không thành, Trung Quốc đã công bố một báo cáo khẳng định rằng họ vẫn \”cam kết làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược\” với các quốc gia Thái Bình Dương.

Việc Trung Quốc đưa ra tuyên bố này \”rất sớm sau cuộc họp cho thấy hợp tác đa phương là điều họ muốn theo đuổi và giữ cho cuộc đối thoại này tiếp tục,\” Tiến sĩ Newton Cain bổ sung.

Tài liệu liệt kê một loạt các đề xuất của Trung Quốc cho khu vực, bao gồm cung cấp các khoản tài trợ cho các sáng kiến Thái Bình Dương, các diễn đàn khác nhau để duy trì liên lạc thường xuyên – một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Bắc Kinh có kế hoạch thúc đẩy tham vọng ở Thái Bình Dương.

\”Tôi nghĩ đó là một dấu hiệu đủ cho thấy Trung Quốc đã đạt quá mức những gì họ đang yêu cầu ở các nước Thái Bình Dương.\” ông Sora nói: \”[Nhưng] tham vọng lâu dài của Trung Quốc nhằm thiết lập sự hiện diện an ninh ở Thái Bình Dương vẫn còn.\”

Zubaidah Abdul Jalil của BBC đưa tin bổ sung.

Bài Liên Quan

Leave a Comment