Nga tuyên bố sẵn sàng \”giúp châu Phi\” giải quyết nạn đói

Đăng ngày: 04/06/2022

\"\"
\"\"
Tổng thống Nga Vladimir Putin và đồng nhiệm Senegal Macky Sall tại điện Sochi, Nga 03/06/2022. AP – Mikhail Klimentyev

Chi Phương

Nga đề xuất đứng ra giải quyết nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu, xuất hàng nông phẩm của Ukraina. Trung – Mỹ tranh giành ảnh hưởng ở Ấn Độ – Thái Bình Dương. Bạo loạn ở sân vận động Pháp (Stade de France) và nghi vấn về khả năng tiếp đón các sự kiện thể thao của Paris. Trên đây là những chủ đề chính trong tạp chí đó đây tuần này. 

Nếu nói tiếng bom đạn súng nổ ở Ukraina khiến người dân ở tận châu Phi hay châu Á có thể nghe thấy, có vẻ như không phải nói quá, như nhận định của Les Echos. Cả Nga và Ukraina đều là nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn. Cảng Odessa miền nam Ukraina bị quân đội Nga phong toả khiến gần như toàn bộ hàng nông phẩm xuất khẩu chủ đạo của Ukraina không xuất đi được. Các lệnh trừng phạt kinh tế Nga của phương Tây, do Matxcơva xâm lăng Ukraina, khiến các doanh nhân Nga khó khăn xuất hàng.   

Các nước châu Phi cận Sahara và Indonesia phụ thuộc nặng nề vào ngũ cốc của Nga và Ukraina, chiếm khoảng 30 % kim ngạch nhập khẩu. Con số này lên đến 50 % đối với Bangladesh và 85 % đối với Hy Lạp, Liban và Pakistan.   

Nhiều nước rơi vào cảnh thiếu lúa mì, ngô, dầu hướng dương, hay thậm chí là phải đối mặt với nạn đói. Trong vòng 3 tháng ngắn ngủi, giá ngũ cốc đã tăng 30%. Liên Hiệp Quốc và các tổ chức phi chính phủ nhiều lần cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu, nhất là ở các nước châu Phi. Theo Liên Hiệp Quốc, 4,1 triệu người tại châu Phi, đang phải đối mặt với cảnh bất ổn ninh lương thực, tức là tương đương với 1/3 dân số của châu lục. Tình hình ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn trong những tháng gần đây do khô hạn ảnh hưởng đến mùa màng và lạm phát giá nhu yếu phẩm do khủng hoảng Ukraina. 

Trước tình cảnh này, trong tuần qua, Nga thông báo sẵn sàng hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ để vận chuyển khoảng 20 tấn ngũ cốc của Ukraina mắc kẹt tại cảng Odessa của Ukraina, đồng thời, đổ lỗi cho phương Tây áp đặt trừng phạt, gây ra khủng hoảng. Ngày 03/06, tổng thống Nga Putin tiếp đón chủ tịch của Liên Minh Châu Phi, tổng thống Senegal, Macky Sall. Đây được xem là một \”sáng kiến\” khác từ phía Nga, nhằm giảm thiểu hậu quả của chiến tranh tại Ukraina với châu lục này.   

PUBLICITÉ

Thông tín viên Anissa El Jabri từ Sochi, Nga cho biết thêm :  

“Cung điện Sochi nằm gần Biển Đen, vùng biển mà không còn thấy những con tàu của Ukraina chở lúa mì hay hạt hướng dương ra khơi nữa. Tại dinh thự mùa hè của mình, tổng thống Nga Vladimir Putin thường xuyên tiếp những người đồng cấp của mình. Và lần này là tiếp tổng thống Senegal, Macky Sall. Chủ đề cuộc gặp là giải quyết vấn đề ưu tiên hiện nay: dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc ở Ukraina và cả phân bón của Nga.

Các nhà chức trách lặp đi lặp lại rằng Nga không chịu trách nhiệm về khó khăn liên quan đến nguồn cung, mà đổ trách nhiệm cho Kiev. Matxcơva khẳng định nếu như các chiến hạm của Nga ở ngoài khơi biển Ukraina, là vì Kiev cài bom ở các cảng.    

Trong mọi trường hợp, chuyến thăm này có thể đánh dấu một bước quan trọng trước thứ Tư tuần sau, khi ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov có chuyến công du Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Lavrov sẽ đề cập đến việc thiết lập các hành lang an toàn để vận chuyển ngũ cốc Ukriana. Vào thứ Hai tuần trước, Vladimir Putin đã tuyên bố sẵn sàng làm việc về chủ đề này với Ankara – một cường quốc khác trên bờ biển Đen. Putin hoàn toàn bỏ ngoài tai đề xuất của châu Âu về việc thiết lập hành lang an toàn dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc.”   

Bánh mì có nguy cơ trở thành vật phẩm xa xỉ ở Tây Ban Nha   

Khủng hoảng lương thực do thiếu nguồn cung ứng từ Nga và Ukraina không chỉ tác động đến những nước châu Phi hay châu Á, mà ngay cả những nước phát triển ở Tây Âu như Tây Ban Nha, cũng gặp khó khăn. Tình trạng lạm phát, giá nông phẩm, đặc biệt là ngũ cốc tăng phi mã, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, và nhất là bột mì để sản xuất bánh mì. Tây Ban Nha là nước đứng đầu về nhập khẩu ngũ cốc của Nga và Ukraina. Liệu bánh mì có nguy cơ trở thành một xa xỉ phẩm ở quốc gia này?

Thông tín viên Diane Cambon ghi nhận tình hình tại thị trấn Peladeda ở Tây Ban Nha.     

Từ hai năm qua, anh Javier, thợ làm bánh mì, thức dậy từ 4h30 sáng để chuẩn bị cho tiệm bánh mì duy nhất ở Peraleda de la Mata, một ngôi làng khoảng 2000 dân cư, cách thủ đô Madrid gần hai tiếng đi xe hơi. Sau khi trải qua đại dịch Covid-19 và các đợt phong toả, Javier giờ phải đối mặt với giá ngũ cốc tăng cao. Anh cho biết :    

“Giá cả, đặc biệt là giá bột mì bắt đầu tăng cao từ cuối năm 2021. Ban đầu, việc tăng giá như vậy khá là bình thường và có thể chấp nhận được cho loại nguyên liệu thô này, nhưng ngay khi chiến tranh Ukraina nổ ra, giá bột mì đã tăng vọt và vẫn tiếp tục tăng cao. Bột mì đã tăng 60-70%, dầu hướng dương tăng. Trước kia, một lít dầu có giá 1,40 euro, thì nay chúng tôi phải trả 3,20 euro. Thật điên rồ !”    

Tây Ban Nha là nước nhập khẩu hàng đầu về lúa mì ở châu Âu, đứng sau là Ý. Các nhà cung cấp chính không ai khác ngoài Nga và Ukraina. Tây Ban Nha phải trả giá đắt cho sự phụ thuộc vào mặt hàng này. Giống như tất cả các lĩnh vực thực phẩm, giá nguyên liệu thô tăng tác động đến giá thành phẩm đến tay người tiêu dùng. Và lãi thu được chẳng đáng là bao.   

Tuy nhiên, đối với bà Vivi, cư dân của làng Peraleda, bà đành cam chịu chấp nhận giá bánh mì tăng. Bà cho biết: “Những ai thích ăn bánh mì sẽ vẫn tiếp tục mua. Mặt hàng nào cũng tăng giá, nên bánh mì tăng giá là chuyện thường. Các loại bánh mì khác, chất lượng không cao, cũng trở nên đắt đỏ hơn. Chắc chắn là điều này rất đáng lo ngại bởi với một số người, giá cả tăng như vậy sẽ khiến cuộc sống của họ khó khăn hơn”.   

Công đoàn chủ tiệm bánh mì đã yêu cầu chính phủ Tây Ban Nha tìm giải pháp để ngăn chặn tình trạng lạm phát. Hiện nay, nước này chỉ đưa ra một biện pháp hỗ trợ duy nhất, đó là trợ giá điện. Giá điện tiêu dùng đã tăng gấp đôi từ những tháng gần đây, khiến nhiều thương nhân điêu đứng”.  

Bài Liên Quan

Leave a Comment