Nguồn gốc và mục đích thực sự của Chiến tranh Ukraine

\"Nguồn

Ngọn lửa nhấn chìm một trạm xăng sau cuộc tấn công bằng pháo kích vào ngày thứ 30, trong \’chiến dịch quân sự đặc biệt\’ của Nga ở thành phố Kharkiv, miền đông bắc Ukraine, hôm 25/3/2022. (Ảnh: Sergey Bobok/Getty Images)

Nguồn gốc và mục đích thực sự của Chiến tranh Ukraine

 Bình luậnHuyền Anh •  09/06/22

Đã đến lúc chúng ta cần có một cái nhìn toàn diện về nguồn gốc và mục đích thực sự của cuộc chiến đang diễn ra tại Ukraine.

Khởi nguồn là việc 14 nước cộng hòa đã ly khai khỏi Nga, dẫn đến sự tan rã của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết vào năm 1991. Nga chưa bao giờ thừa nhận tính hợp pháp của các nền cộng hoà đó. Chúng được thực hiện một cách đột ngột bởi các chính phủ và cơ quan lập pháp của các khu vực tài phán có liên quan, mà không có tính chính thức và tính hợp pháp nào.

Sau Chiến tranh Lạnh, Liên Xô sụp đổ như một con thiêu thân mà không cần khai hoả dù chỉ với một phát súng. Kèm theo đó là những lời lẽ đe dọa hủy diệt hạt nhân \’có qua có lại\’ thường xuyên. Nhiều cường quốc lớn, trong đó có cả Nga và Hoa Kỳ, đã tung ra những \’lời hứa có cánh\’. Và không có lời hứa nào trong số đó được thực hiện.

Vào thời điểm nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô, Mikhail Gorbachev giúp nước Đức thống nhất, Ngoại trưởng Hoa Kỳ James Baker khi đó đã cam kết với ông Gorbachev rằng, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ không tiến thêm “một inch” nào về phía đông nước Đức. Vào năm 1991, Tổng thống George HW Bush, nổi tiếng với bài phát biểu trước quốc hội Ukraine, khuyến nghị rằng quốc gia này nên tiến tới hợp nhất với Nga. Tất cả các cường quốc, bao gồm cả Nga và Hoa Kỳ, đã hứa hẹn với Ukraine, Belarus và Kazakhstan rằng, biên giới của họ sẽ được tôn trọng.

Khỏi cần phải nói, tất cả những lời hứa long trọng này đã bị lãng quên gần như ngay lập tức. Chỉ vài năm sau đó, NATO đã kết nạp thêm thành viên gồm: Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Séc, Slovakia, Bulgaria, Latvia, Lithuania, và Estonia, vốn là các nước cộng hòa hợp thành của Liên bang Xô viết và đã được hợp nhất hoàn toàn với Nga trong hơn 200 năm trước khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ I năm 1918. Tổng thống George W. Bush ủng hộ việc NATO kết nạp Ukraine và Gruzia làm thành viên vào năm 2008. Tuy nhiên, sự việc này đã bị hoãn lại khi Nga xâm lược hai vùng lãnh thổ chủ yếu nói tiếng Nga là Gruzia và can thiệp mạnh tay vào các vấn đề của Ukraine. Sự can thiệp của Nga đã thành công trong việc bầu cử \’một con rối\’ của Điện Kremlin ở Ukraine, ông Viktor Yanukovich, vào năm 2010. Và sự can thiệp của phương Tây thông qua \’một cuộc đảo chính\’, đã đưa ông Petro Poroshenko lên vị trí Tổng thống Ukraine vào năm 2014.

Phải thừa nhận rằng, Ukraine chưa bao giờ thể hiện một chút nổi bật nào về một chính quyền tự quản, cho đến khi có màn trình diễn đầy cảm hứng sau khi Nga xâm lược Ukraine vào ba tháng trước. Đó là một khu dân cư gồm người Nga, người Litva, người Ba Lan và người Tatars, và khoảng 1/6 dân số trên 40 triệu người nói tiếng Nga.

Lời giải thích dễ hiểu nhất về nguyên nhân gây ra cuộc chiến hiện nay là việc: phương Tây đang không ngừng lôi kéo các quốc gia trở thành thành viên NATO, trong đó có Ukraine. Chính điều này đã xung đột với tham vọng của Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhà lãnh đạo có mục đích nhất của Nga kể từ thời Leonid Brezhnev, luôn muốn khẳng định quyền lực của Nga trước các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.

Không có gì ngạc nhiên khi ông Putin nghĩ rằng \’thời cơ đã đến\’. Những xáo trộn không tưởng về sự rút quân của Mỹ khỏi Afghanistan, thêm vào đó là sự thất bại ê chề của Hoa Kỳ về các chính sách không nhất quán đối với Liên Xô cũ, có thể đã thuyết phục ông Putin rằng, đây chính là cơ hội để ông tái hợp Liên minh các sắc tộc không tự nguyện do Peter Đại đế, Catherine Đại đế, một số người Czars và Joseph Stalin cùng nhau thiết lập hơn 250 năm.

Nhiều độc giả có thể nhớ đến sự bất lực trong những khẳng định của Tổng thống George W. Bush rằng, khi ông nhìn thẳng vào mắt Tổng thống Nga Putin, ông cảm nhận được tâm hồn của ông Putin gắn liền với cây thánh giá của mình. Tổng thống Barack Obama đã xoa dịu ông Putin bằng cách giữ lại các hệ thống phòng thủ chống tên lửa đã hứa hẹn với Ba Lan và Cộng hòa Séc, như thể những thứ vũ khí phòng thủ từ xa ấy có thể được coi là một \’hành động khiêu khích\’ đối với Nga.

Lầu Năm Góc đã góp phần không nhỏ vào tình thế rối ren hiện nay, bằng cách sử dụng ngân sách khổng lồ do cựu Tổng thống Donald Trump cấp, nhưng không theo kịp Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh, không thể cung cấp khả năng phòng thủ chống tên lửa cho các tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ và cả ở một số lĩnh vực pháo binh. Điều này giải thích nguyên do tại sao Hoa Kỳ và NATO nói chung rõ ràng đã bị đe dọa bởi những lời răn đe vô nghĩa của ông Putin về việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Tổng thống Joe Biden cho phép Lầu Năm Góc từ chối cam kết công khai của Ngoại trưởng Antony Blinken về việc chuyển giao các máy bay chiến đấu của Ba Lan cho Ukraine, gọi đó là một động thái \”leo thang\” (vậy cuộc xâm lược của Nga là gì?). Đồng thời, Lầu Năm Góc cũng từ chối cung cấp các tên lửa phòng không tầm cao cho Ukraine.

Cả hai bên tham chiến đều phạm phải những sai lầm trong cuộc xung đột hiện nay về mặt quân sự và quan hệ công chúng.

Không thể tưởng tượng nổi bằng cách nào mà ông Putin và các cố vấn của ông lại hy vọng rằng chỉ với 150.000 binh lính được trang bị vũ khí là Nga có thể giành chiến thắng trước một đất nước với hơn 40 triệu dân, và nửa triệu người được trang bị vũ khí tối tân. Ukraine có khả năng đạt được lợi thế nhân lực cao trừ khi Nga tiến hành một cuộc tổng động viên. Điều này sẽ rất bất cập và đắt đỏ đối với một quốc gia có GDP nhỏ hơn Canada. Ukraine có lợi thế là phần lớn nỗ lực chiến tranh của họ được các nước NATO giàu có chi trả.

Việc các nhà bình luận Mỹ nhận định rằng, Ukraine không có giá trị chiến lược đối với phương Tây, là sai lầm. Nền dân chủ Ukraine đang thực hiện một nỗ lực chân chính để khẳng định một điều: đây là một cuộc tấn công tàn bạo, hoàn toàn bất hợp pháp và vô cớ. Hệ quả của việc cho phép Nga thực hiện \’chiến dịch quân sự đặc biệt\’ tại Ukraine sẽ là bằng chứng thuyết phục nhất chứng minh rằng, Hoa Kỳ đang ở trong thời kỳ suy thoái không thể tránh khỏi. Và đó là màn mở đầu cho sự sụp đổ của liên minh phương Tây, một khi Điện Kremlin thực hiện bước nhảy vọt nhằm xóa bỏ chiến thắng chiến lược của phương Tây trong thời kỳ chiến tranh lạnh.

Độc giả sẽ đau đớn nhớ lại sự thất bại hoàn toàn của ông Biden và các quan chức trong chính phủ của ông vào thời điểm bắt đầu cuộc chiến tại Ukraine. Nghe tin Kyiv dự kiến ​​bị chiếm đóng trong vòng vài ngày, ông Biden đã đề nghị Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cùng gia đình sơ tán, cũng như đưa ra những bình luận \’đầy xúc động\’ về đồng rúp của Nga đang trở thành “đống đổ nát” và sức mạnh của các lệnh trừng phạt, thứ bị 155 quốc gia trên thế giới phớt lờ. Khi chứng kiến ý chí chiến đấu kiên cường của người dân Ukraine, ông Biden đã nói rằng ông Putin bị điên, ốm yếu và là một \”tội phạm chiến tranh\”. Đồng thời, ông Biden khẳng định rằng, cần phải thay đổi chế độ Moscow, bất chấp việc ông Putin đặt lực lượng răn đe hạt nhân vào \’tình trạng cảnh giác cao\’.

Phương Tây không có mục tiêu rõ ràng trong cuộc chiến này, cũng như việc viện trợ một lượng lớn khí tài quân sự cho Ukraine.

Như tôi đã viết từ trước khi bắt đầu cuộc chiến này, phương Tây có thể công nhận Ukraine là một quốc gia có chủ quyền, miễn là phương Tây cũng phải công nhận về địa vị truyền thống của người Nga ở Ukraine. Giả định là quyền tự trị của các khu vực nói tiếng Nga ở Ukraine tồn tại dưới sự thống trị của Nga, nhưng đổi lại, Kyiv có được sự bảo đảm vững chắc của Nga-NATO về phương diện an ninh.

Tổng thống Ukraine Zelenskyy không thể mong đợi nhiều hơn thế. Bởi vì trên thực tế, về phương diện địa chính trị thì ông Putin còn cần phải giải quyết nhiều hơn nữa. Những người theo chủ nghĩa biệt lập Mỹ cần phải được hướng dẫn ngắn gọn về thực tế địa chính trị; toàn bộ lãnh đạo cấp cao của Lầu Năm Góc nên bị sa thải; và liên minh NATO-Mỹ sẽ còn phải cung cấp những vũ khí cần thiết để hướng cuộc chiến này đến một kết thúc theo hình thức thương lượng.

Quan điểm trong bài viết này là ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Ông Conrad Black là một trong những chuyên gia tài chính nổi tiếng nhất ở Canada trong vòng 40 năm qua và là một trong những nhà xuất bản báo chí hàng đầu trên thế giới. Ông là tác giả của các cuốn tiểu sử đáng tin cậy về các Cựu Tổng thống Franklin D. Roosevelt và Richard Nixon, và gần đây nhất là tiểu sử “Donald J. Trump: A President Like No Other” (“Donald J. Trump: Một Vị Tổng Thống Chẳng Giống Ai”), đã được tái bản dưới dạng cập nhật.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times

Bài Liên Quan

Leave a Comment