Hàn Quốc phóng thành công tên lửa vũ trụ, đưa vệ tinh lên quỹ đạo

21/06/2022


\"Hôm
Hôm 21/6/2022, Hàn Quốc phóng tên lửa Nuri được sản xuất trong nước, đưa thành công một số vệ tinh vào quỹ đạo.

Các quan chức Hàn Quốc cho biết vụ phóng thử thứ hai đối với tên lửa Nuri được sản xuất trong nước đã đưa thành công một số vệ tinh vào quỹ đạo hôm 21/6, thực hiện một bước quan trọng trong nỗ lực khởi động chương trình không gian của nước này sau vụ thử đầu tiên thất bại vào năm ngoái, theo Reuters.

Tên lửa được phóng từ Trung tâm Vũ trụ Naro trên bờ biển miền nam Hàn Quốc lúc 4 giờ chiều hôm 21/6. Các quan chức cho biết một vệ tinh nặng 162,5 kg (358 lb) – được thiết kế để xác minh hoạt động của chính tên lửa đẩy – đã liên lạc thành công với một trạm cơ sở ở Nam Cực sau khi đi vào quỹ đạo.

Tên lửa cũng đưa vào quỹ đạo thành công một vệ tinh giả nặng 1,3 tấn và 4 vệ tinh hình khối nhỏ do các trường đại học phát triển để nghiên cứu.

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Thông tin Lee Jong-ho phát biểu tại cuộc họp báo: “Bầu trời của vũ trụ Hàn Quốc giờ đây đang rộng mở”. Ông nói thêm: “Khoa học và công nghệ của chúng ta đã có những bước tiến dài”.

Tên lửa KSLV-II Nuri ba tầng, do Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc (KARI) thiết kế, là nền tảng cho tham vọng của đất nước với mục tiêu nhắm đến mạng 6G, vệ tinh do thám và thậm chí cả tàu thăm dò Mặt Trăng.

\"Tên
Tên lửa Nuri.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol theo dõi cuộc phóng từ văn phòng của mình và cảm ơn tất cả những người tham gia khi ông được ông Lee và những người khác báo cáo tóm tắt về cuộc phóng thành công, cam kết sẽ thành lập một cơ quan mới để phụ trách các vấn đề không gian, theo một tuyên bố của văn phòng của ông.

“Giờ đây, con đường lên vũ trụ từ vùng đất của chúng ta đã được mở ra”, ông Yoon nói. “Đó là sản phẩm của 30 năm vượt qua những thử thách cam go. Từ nay, ước mơ và hy vọng của nhân dân và thanh niên của chúng ta sẽ vươn xa vào không gian”.

Trong lần thử nghiệm Nuri đầu tiên vào tháng 10/2021, tên lửa đã hoàn thành các trình tự bay của mình nhưng không thể đưa vật thể thử nghiệm vào quỹ đạo sau khi động cơ ở tầng thứ ba đốt hết nhiên liệu sớm hơn kế hoạch.

Hàn Quốc cũng đang làm việc với Hoa Kỳ về một tàu quỹ đạo Mặt Trăng và hy vọng sẽ đáp một tàu thăm dò lên Mặt Trăng vào năm 2030.

Bài Liên Quan

Leave a Comment