TĂNG ĐOÀN GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

BẢN LÊN TIÊNG về PHÁP LÝ TỊNH THẤT BỒNG LAI.

Việt Nam chưa có nhân quyền và tự do tôn giáo nên thường xảy ra những vi phạm, tranh chấp về nhân sự và cơ sở tôn giáo.

Vừa qua, Tịnh thất Bồng Lai ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An bị

nhiều người xâm phạm và gây thương tích cho người khác. Tiếp đó, Công an Huyện Đức Hòa đã mời những người trong Tịnh thất đến trụ sở Công an làm việc và âm thầm bắt một người đưa đi, nhưng không cho những người khác trong Tịnh thất được biết, làm cho những người trong Tịnh thất hoang mang, lo lắng, dẫn đến những sự xích mích, tranh luận với Công an.

Người bị bắt đưa đi là một cô gái 21 tuổi đến xin tu ở Tịnh thất Bồng lai trước đó và đã được Công an địa phương cho tạm trú. Nhưng thời gian sau, không hiểu sao, Công an lại mời đến trụ sở làm việc, rồi âm thầm bắt giao cho cha mẹ cô đưa về nhà mà không thông báo cho những người của Tịnh thất đi theo được biết.

Tại Việt nam, nhân quyền không được phổ biến rộng rãi để người dân hiểu rõ và tôn trọng, nên thường xảy ra những sự việc đột nhập gia cư bất hợp pháp và gây thương tích rất đáng tiếc như vừa qua tại Tịnh thất Bồng Lai, Long An.

Quyền tự do tôn giáo cũng không được tôn trọng tại Việt nam. Về Phật giáo, chỉ có Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, được thành lập năm 1981, thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc, là được Nhà cầm quyền công nhận, còn các Giáo Hội, Tổ chức Phật giáo khác đều không được công nhận !

Nhà cầm quyền Việt nam không tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo, là những quyền được ghi trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân sự và Chính Trị mà Việt nam đã ký kết tham gia,

Quyền Tự do Tôn giáo được quy định ở điều 18 trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền như sau:

“ Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự giảng dạy,hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc với người khác,tại nơi công cộng hay tại nhà riêng”.

Còn các quyền căn bản khác được luật pháp minh định như : quyền bất khả xâm phạm về nhà ở và nơi cư trú, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, sức khỏe và tính mạng, quyền bất khả xâm phạm về tài sản…v..v….cũng không được tôn trọng tại Việt Nam.

Phật giáo Việt nam có rất nhiều giáo phái tu tập dưới nhiều hình thức như Tăng đoàn Xuất gia, Cư sĩ tại gia…Nên cơ sở tự viện cũng có nhiều loại như : Chùa, Viện, Tịnh thất, Tịnh xá, am, cốc…Riêng Chùa cũng có nhiều loại. Ngoài những ngôi Chùa do chư Tăng sáng lập, còn có các Chùa do các cá nhân và hội Phật tử sáng lập, như chùa Khuôn hội, chùa Chi hội, Chùa của Hội Phật học Nam Việt như chùa Xá Lợi ở Sài gòn… Ngoài ra còn có các cơ sở khác như Tịnh Thất, Niệm Phật Đường… phần lớn đều do cư sĩ tại gia sáng lập để tu học.

Tùy theo tâm lượng chúng sanh, Đức Phật thuyết giáo có nhiều cách, nhiều bậc, nhiều pháp môn, để mỗi người tùy hoàn cảnh, trình độ, căn cơ mà theo đó tu hành. Tất cả chúng sanh bất luận xuất gia hay tại gia,nếu biết tu hành đều được giải thoát.

Tịnh thất Bồng Lai được những vị đang ở trong đó xác định là cơ sở tu tại gia, không phải chùa viện của chư Tăng xuất gia, nên các vị đó được sinh hoạt như người thế gian, được quyền lập gia đình, hoạt động nghề nghiệp như thế gian để sinh kế.

Vì tu tại gia, nên có thể cạo tóc hay để tóc, phục sức như thế nào tùy ý, và muốn phát tâm giúp đỡ, nuôi dạy trẻ em cơ nhở hay người già cô đơn, như một cơ sở hay trung tâm từ thiện đều được.

Tịnh thất Bồng lai có những người vừa tu hành vừa làm việc từ thiện,nhân đạo, giúp nuôi các trẻ em mồ côi, cơ nhở có một cuộc sống vui tươi, tốt đẹp, được mọi người xa gần thương mến, đó là việc làm nên khuyến khích, trong lúc những cơ sở từ thiện khác đang quá tải, hoặc còn nhiều khiếm khuyết.

Về hình thức cạo đầu, mặc áo của các vị cư sĩ tu tại gia trong Tịnh thất Bồng Lai, giống với chư Tăng, không có gì vi phạm, Không ai có quyền bắt ép những vị trong Tịnh thất Bồng Lai này phải theo Giáo Hội này hay tổ chức khác, đưới hình thức này hay hình thức khác.

Nhân quyền và tư do tôn giáo cần phải được tôn trọng để mọi người được sống theo ý nguyện chân chính của mình.

Tăng Đoàn Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống Nhất cực lực phản đối hành vi xâm nhập tịnh thất Bồng Lai , bắt và cưỡng chế người bất hợp pháp và trái với nguyện vọng của họ, làm

tổn hại đến tài sản của tịnh thất và làm mất sự tôn nghiêm của nơi tu hành.

Yêu cầu Nhà Cầm Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tôn

trọng những cam kết quốc tế, không để những tình trạng vi phạm Nhân phẩm,Nhân quyền tương tự tái diễn.

Chùa Giác Hoa – Saigon ngày 25 tháng 12 năm 2019

TUN.Viện Trưởng Hội Đồng Điều Hành TăngĐoàn GHPGVNTN.

Phó Viện Trưởng

(Đã ấn ký)

Tỳ Kheo Thích Không Tánh

Bài Liên Quan

Leave a Comment