BỘ ÂM LỊCH (ĐANG DÙNG tại China, Việt Nam) LÀ BỘ ÂM LỊCH ĐƯỢC CẢI CÁCH BỞI CÁC TU SĨ DÒNG TÊN!

\"\"

Âm lịch truyền thống của Trung Hoa lần đầu được khắc trên các mảnh giáp cốt từ thời nhà Thương cách đây trên 3.000 năm. Sau đó, ra đời một số phiên bản âm lịch được nghiên cứu sao ngày càng chuẩn xác hơn.

Phiên bản cuối cùng, tức bộ âm lịch đang dùng ở Trung Hoa và ở Việt Nam (giống nhau về căn bản), đã được thực hiện vào thế kỷ 17. Bộ lịch này do tu sĩ dòng Tên (Jesuit) nghiên cứu.

Đó là vị tu sĩ người Đức Johann Adam Schall von Bell (1591 – 1666), đồng thời là một nhà thiên văn học uyên bác. Ngài đã tiếp nối công trình soạn lịch mới (âm lịch) của một tu sĩ cũng dòng Tên (là Johann Schreck đang làm dở dang thì qua đời), dưới thời Hoàng đế cuối cùng của nhà Minh (Sùng Trinh 崇禎). Bộ lịch được gọi là \”lịch Sùng Trinh\”, ban hành vào năm 1644.

Bộ lịch (âm lịch) cải cách này dựa trên nền tảng thiên văn học của phương Tây – vì có những nghiên cứu, tính toán chu kỳ của mặt trăng chính xác hơn.

Nhưng, Hoàng đế Sùng Trinh sau đó qua đời. Hoàng đế đầu tiên của nhà Thanh là Thuận Trị (順治) bổ nhiệm vị tu sĩ dòng Tên Schall von Bell làm quan phụ trách Đài thiên văn Hoàng gia.

Từ năm 1644 đến nay, \”lịch Sùng Trinh\” đã trải qua hơn 370 năm áp dụng. Bất luận người Hoa, Việt, Hàn hiện nay, mỗi khi tính toán lễ giỗ, lễ tết, họ đều áp dụng BỘ ÂM LỊCH này – là bộ lịch do chính tu sĩ dòng Tên giúp san định chuẩn xác.

* Ở Đài Loan, vào năm 1992, đã phát hành con tem kỷ niệm 400 năm ngày sinh của Schall von Bell, ghi rằng “vị trí của ông trong lịch sử của Trung Hoa mãi mãi vững chắc.”

\"\"

Ngay cả Red China, vào năm 2013, đài Truyền hình Trung ương (CCTV) phát sóng bộ phim tài liệu về Schall von Bell.

Giáo sĩ dòng Tên Schall von Bell (người Đức), với công lao cải cách BỘ ÂM LỊCH, được ghi nhận trang trọng ở tầm quốc gia.

Trong khi đó, giáo sĩ dòng Tên Francisco de Pina (người Bồ), với công lao tạo ra CHỮ QUỐC NGỮ, tạo ra một hệ thống văn tự với các ký tự về thanh điệu dành cho Tiếng Việt, thì – cho đến nay – ở tầm quốc gia vẫn \”lặng im như tờ\”, \”trơ mắt ếch\”.

Tệ hại hơn nữa, khi nảy nòi những luận điệu \”gắp lửa bỏ tay người\” đối với những ai có công trạng đối với quá trình thành hình CHỮ QUỐC NGỮ!

————————————————————–

Tác giả Matthew NChuong

Bài Liên Quan

Leave a Comment