G7 chỉ trích và ra chiến lược chống Trung Quốc \’bành trướng\’

4 giờ trước

\"Cuộc
Chụp lại hình ảnh,Cuộc họp G7 diễn ra tại Đức

Hoa Kỳ và đồng minh vừa kết thúc hội nghị G7 với một tuyên bố tập trung vào lo ngại về Trung Quốc, mặc dù cuộc chiến của Nga ở Ukraine đang là mối quan tâm cấp bách nhất trong cuộc họp kéo dài ba ngày

Thông cáo chung ra hôm 28/6 của G7 lên án hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng quyền con người và quyền tự chủ của Hong Kong

G7 cũng thúc ép Trung Quốc nỗ lực chấm dứt hành động gây hấn của Nga ở Ukraine.

Thông cáo ngày 28/6 của G7 nói: \”Chúng tôi nhắc lại tầm quan trọng của việc duy trì một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở, dựa trên pháp quyền.\”

\”Chúng tôi vẫn quan tâm nghiêm túc đến tình hình ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.\”

\”Chúng tôi cực lực phản đối bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc ép buộc làm gia tăng căng thẳng.\”

\”Chúng tôi nhấn mạnh rằng không có cơ sở pháp lý nào cho các tuyên bố chủ quyền trên biển ngày càng lan rộng của Trung Quốc tại Biển Đông. Về vấn đề này, chúng tôi kêu gọi Trung Quốc tuân thủ đầy đủ phán quyết của trọng tài ngày 12 tháng 7 năm 2016 và tôn trọng các quyền và tự do hàng hải được ghi trong UNCLOS.\”

\”Chúng tôi nhắc nhở Trung Quốc về sự cần thiết phải duy trì nguyên tắc của Hiến chương LHQ về giải quyết hòa bình các tranh chấp và tránh đe dọa, ép buộc, hoặc sử dụng vũ lực.\”

\”Khi Nga tiến hành cuộc chiến tranh phi lý, vô cớ và bất hợp pháp chống lại Ukraine, chúng tôi kêu gọi Trung Quốc thúc Nga phải tuân thủ ngay lập tức mệnh lệnh ràng buộc pháp lý của Tòa án Công lý Quốc tế ngày 16 tháng 3 năm 2022 và tuân theo các nghị quyết liên quan của Đại hội đồng LHQ, ngừng hành động xâm lược quân sự – và ngay lập tức rút quân vô điều kiện khỏi Ukraine.\”

\”Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc tôn trọng các cam kết đã đưa ra trong Tuyên bố chung Trung Quốc-Anh và Luật cơ bản, bảo đảm các quyền, tự do và mức độ tự trị cao cho Hong Kong.\”

\"Cuộc

Cũng vào thứ Ba, các nhà lãnh đạo G-7 cam kết 5 tỷ USD cho các vấn đề an ninh lương thực toàn cầu, với hơn một nửa là viện trợ của Mỹ cho Ukraine.

G7 đã cam kết huy động 600 tỷ USD từ quỹ công và tư trong 5 năm để tài trợ cho cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển, cạnh tranh với dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Joe Biden nói: \”Các nước đang phát triển thường thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu để giúp đối phó với các cú sốc toàn cầu, như đại dịch.\”

Ông Biden cho biết, Hoa Kỳ sẽ huy động 200 tỷ USD tài trợ trong 5 năm để hỗ trợ các dự án ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình nhằm giúp giải quyết biến đổi khí hậu cũng như cải thiện sức khỏe toàn cầu, bình đẳng giới và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.

Châu Âu sẽ huy động 300 tỷ euro (317 tỷ USD) cho sáng kiến này trong cùng thời kỳ nhằm xây dựng một giải pháp thay thế bền vững cho kế hoạch Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Kế hoạch đầu tư của Trung Quốc liên quan đến các chương trình ở hơn 100 quốc gia nhằm tạo ra một phiên bản hiện đại của tuyến đường thương mại Con đường Tơ lụa cổ đại từ châu Á sang châu Âu.

Hôm thứ Hai 27/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã lên tiếng phản đối Hoa Kỳ.

\”Trung Quốc luôn hoan nghênh mọi sáng kiến thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng toàn cầu.\”

\”Nhưng chúng tôi phản đối việc thúc đẩy các tính toán địa chính trị dưới ngọn cờ xây dựng cơ sở hạ tầng và những lời nói và việc làm cố gắng bôi nhọ và vu khống Sáng kiến Vành đai và Con đường.\”

Sau cuộc họp ở Đức, một số nhà lãnh đạo G7 sẽ tới Madrid để dự hội nghị của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (Nato).

Bài Liên Quan

Leave a Comment