Một tàu ngầm của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc nằm trong ụ tàu ở cảng Huludao, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Hình ảnh được chụp bởi Planet Labs PBC, ngày 3/5/2022.
Chuyên gia: Tàu sân bay mới của Trung Quốc dùng công nghệ đánh cắp từ Hoa Kỳ
Bình luậnHuyền Anh • 01/07/22
Các hệ thống phòng thủ tên lửa và tàu sân bay mới nhất của Trung Quốc được sản xuất bởi công nghệ đánh cắp từ Hoa Kỳ. Điều này sẽ góp phần đưa Bắc Kinh tiến gần hơn đến việc đẩy Washington khỏi châu Á và tiến tới tham vọng bá chủ toàn cầu.
Tiềm năng quân sự mang đến cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) một thanh gươm chống lại các nước láng giềng và một lá chắn chống lại các lực lượng chiến lược của Hoa Kỳ.
Công nghệ phòng thủ tên lửa và tàu sân bay kết hợp của Trung Quốc, đi kèm với sự hung hăng của ông Vladimir Putin ở Ukraine, kết hợp với tình hữu nghị “không giới hạn” với Tập Cận Bình đã đe doạ đến nền hoà bình của các quốc gia trong khu vực.
Trong vài năm qua, cùng với sự bành trướng của Nga ở Châu Âu, Bắc Kinh đã tăng tốc gây áp lực quân sự đối với Hoa Kỳ, Ấn Độ, Úc, Đài Loan, Nhật Bản, Việt Nam và Philippines. Bên cạnh đó, các đồng minh thân cận của Trung Quốc như Iran và Triều Tiên cũng nối gót các hành động gây hấn, làm phân tán Hoa Kỳ và các đồng minh của mình theo nhiều hướng khác nhau.
Tại Châu Á, các quốc gia nhỏ hơn như Campuchia và quần đảo Solomon cũng đồng thời cung cấp các căn cứ quân sự cho Bắc Kinh. Những quốc gia còn lại như Malaysia, Brunei và Lào thì cố gắng giữ im lặng để tránh gây xung đột. Nhưng sự im lặng của họ đôi khi được hiểu là sự đồng loã.
Công nghệ quân sự mà Trung Quốc đã đánh cắp
Sức mạnh của Bắc Kinh ở châu Á dựa trên sự tăng trưởng về quân sự và kinh tế. Tuy nhiên, một số phương tiện truyền thông chính thống, bao gồm Foreign Policy, Associated Press và NPR, đã khẳng định rằng những tiến bộ công nghệ quân sự mới nhất của Bắc Kinh được sản xuất trong nước chứ không phải ăn cắp từ Hoa Kỳ và Châu Âu.
Trung Quốc đánh cắp tới 600 tỷ USD mỗi năm về tài sản trí tuệ và công nghệ hải quân của Hoa Kỳ. Hành vi trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc cho phép hải quân nước này đạt được lợi thế ưu việt trước Hoa Kỳ một cách nhanh chóng.
Tờ Bloomberg News cho biết, công nghệ tàu sân bay mới của Trung Quốc đại diện cho một \”bước ngoặt\” trong quá trình hiện đại hóa PLA. Đồng thời, nó ghi dấu ấn về mặt quân sự của ông Tập trước thềm hội nghị lãnh đạo ĐCSTQ với tham vọng tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba với tư cách một nhà lãnh đạo độc tài của đất nước.
Theo Đại úy James Fanell cựu giám đốc tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, con tàu được trang bị công nghệ máy phóng điện từ (EMALS) mà không vận hành bởi máy phóng chạy bằng hơi nước hay năng lượng hạt nhân.Toàn cảnh lễ hạ thủy tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc, chiếc Phúc Kiến, được đặt theo tên tỉnh Phúc Kiến, tại Nhà máy đóng tàu Giang Nam, một công ty con của Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc (CSSC), vào ngày 17/6/2022 tại Thượng Hải, Trung Quốc. (Ảnh: Li Tang/VCG/Getty Images)
EMALS ban đầu được Hải quân Hoa Kỳ phát triển cho tàu sân bay của họ và được thử nghiệm thành công lần đầu tiên vào năm 2015 trên tàu USS Gerald R. Ford.
Theo một nhà phân tích của hãng thông tấn AP trích dẫn nguồn không cân nhắc rằng, công nghệ tàu sân bay mới của Trung Quốc là do nước này tự phát triển. Tuy nhiên, ông Fanell cho rằng tuyên bố đó là dối trá.Tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN-78), lần đầu tiên xuất hiện trên tờ Newport News hôm 8/4/2017. (Ảnh: Ridge Leoni/US Navy/Getty Images)
Quý vị hãy thử nghĩ xem, Hoa Kỳ mất bao lâu mới có thể phát triển được máy phóng hơi nước, trong khi Trung Quốc lại có thể sở hữu và phát triển thứ công nghệ này một cách nhanh chóng theo cách không ai ngờ tới.
Gián điệp quân sự của Bắc Kinh
Hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) đang nhanh chóng bắt kịp các công nghệ quân sự của Mỹ thông qua gián điệp trong các lĩnh vực: an ninh mạng, công nghiệp, trao đổi học thuật,… Nhờ đó, Trung Quốc đã theo kịp Hoa Kỳ về mặt công nghệ này thậm chí còn vượt trội hơn trong một số lĩnh vực như tên lửa chống hạm và hạm đội hải quân.
Cũng theo ông Fanell viết trong một email, “Cùng với các hoạt động gián điệp trong quá khứ của Trung Quốc xung quanh con tàu sân bay đầu tiên của họ, không còn nghi ngờ gì nữa ĐCSTQ lại một lần nữa đánh cắp công nghệ EMALS từ Hải quân Hoa Kỳ. Sẽ là một giải pháp khôn ngoan nếu Bộ Tư pháp Hoa Kỳ điều tra những rò rỉ từ bên trong Chính phủ Hoa Kỳ xung quanh những chương trình rất nhạy cảm này\”.
Ông Rick Fisher, một thành viên cấp cao tại Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế ở Washington, đã viết trong một email, “Thông qua việc trao đổi học thuật với các quốc gia phương Tây, Trung Quốc đã tạo cơ sở cho sự phát triển công nghệ máy phóng điện từ (EML) cho các con tàu sân bay được đóng mới này. Đó là lý do tại sao các nền dân chủ phải phục hồi Ủy ban Điều phối Kiểm soát Xuất khẩu Đa phương (COCOM) để ngăn chặn sự tiếp cận kiểu này của Bắc Kinh”.
Công nghệ mới của Type 003
Con tàu Phúc Kiến (Type 003) được đóng mới với kích thước lớn hơn các tàu sân bay cũ, cho phép nó tích hợp cả máy bay chiến đấu, triển khai các máy bay nặng hơn như máy bay cảnh báo sớm và máy bay chiến đấu với nhiều vũ khí và nhiên liệu.
Con tàu sân bay có thể sẽ sử dụng hai “thang máy mạn phải để di chuyển máy bay lên boong trên”, theo các chuyên gia được tờ South China Morning Post trích dẫn.
Type 003 là tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc, nhưng theo các chuyên gia của tờ South China Morning Post, chiếc thứ tư có thể sẽ chuyển sang hệ thống động cơ đẩy hạt nhân.
“Trung Quốc đặt mục tiêu sở hữu một lực lượng hải quân vào năm 2035, với một hạm đội gồm 6 tàu sân bay\”, theo tờ South China Morning Post.
Hệ thống tên lửa bổ sung
Để tránh nguy cơ bị đánh chìm, các tàu hải quân hiện đại cần có công nghệ chống tên lửa hiệu quả. Vào ngày 19/6, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố đã tiến hành một vụ thử hệ thống đánh chặn tên lửa đạo trên mặt đất (ABM).
Vụ thử sử dụng tên lửa đánh chặn tốc độ cao để bắn trúng một tên lửa mục tiêu trong không gian, điều này sẽ tạo ra những mảnh vỡ lớn đe dọa các vật thể khác trong không gian, bao gồm vệ tinh và các máy bay có người lái. PLA đã tiến hành các cuộc thử nghiệm ABM ít nhất từ năm 2010, trong đó gồm cả hợp tác với Nga.Tên lửa siêu thanh là một công nghệ quân sự mới nổi quan trọng. Trung Quốc có thể nhắm mục tiêu vào các tàu Hải quân và căn cứ không quân ở Thái Bình Dương, đồng thời cho biết thêm rằng tên lửa hành trình thông thường sẽ mất một hoặc hai giờ để đạt được mục tiêu trong khi tên lửa siêu thanh có thể làm như vậy trong vài phút. (Ảnh: Kiwipedia Commons)
Trong khi Hoa Kỳ phải mất đến bảy thập kỷ mới có thể nghiên cứu tên lửa siêu thanh, thì Trung Quốc đã đi trước nước này trong việc thử nghiệm và triển khai các tên lửa siêu thanh có thể tiêu diệt tàu sân bay Mỹ một phần là do Trung Quốc sở hữu các đường hầm gió tiên tiến hơn trong công nghệ tên lửa.
Theo truyền thông Ấn Độ, Bắc Kinh tuyên bố đang phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa, tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo chống lại đầu đạn siêu thanh. Nếu đây là sự thực, những biện pháp phòng thủ như vậy sẽ mang lại cho các tàu hải quân của họ một lá chắn để ngăn chặn khả năng răn đe từ những tên lửa siêu thanh thế hệ tiếp theo của Hoa Kỳ và đồng minh trong việc chống lại hành động xâm lược quân sự đối với Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ và ở Biển Đông.
Động cơ hạt nhân
Hải quân Trung Quốc đã vận hành các tàu ngầm sử dụng động cơ hạt nhân, bao gồm cả các biến thể tấn công và tên lửa đạn đạo. Việc điều chỉnh các hệ thống động cơ này đối với tàu sân bay mà nói là không quá khó về mặt công nghệ.
Việc Trung Quốc không áp dụng công nghệ này đối với tàu sân bay Type 003, một trong số ít lĩnh vực mà Hoa Kỳ vượt qua Trung Quốc, có thể do nhiều nguyên nhân. Có thể các kỹ sư hải quân muốn giảm thiểu thách thức công nghệ đối với tàu sân bay Type 003. Cũng có thể ông Tập vội vã triển khai tàu sân bay trước thềm đại hội ĐCSTQ nhằm \’ghi điểm\’ trước nhiệm kỳ thứ ba; hoặc có thể các nhà hoạch định PLA đã tăng tốc phát triển nhằm tăng sức mạnh quân sự chống lại Đài Loan, Ấn Độ và ở khu vực Biển Đông.
Mặc dù PLA có truyền thống bộ binh, nhưng năng lực chiến đấu trên biển của họ cũng phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. Điều này phù hợp với tham vọng bá chủ toàn cầu của ĐCSTQ, được trình bày chi tiết trong cuốn sách của ông Rosh Doshi, “Trò chơi dài hơi: Chiến lược vĩ đại của Trung Quốc nhằm thay đổi trật tự của Mỹ” – “The Long Game: China’s Grand Strategy to Displace American Order”, (Nhà xuất bản Đại học Oxford, 2021).
Ông Fisher viết: “Siêu tàu sân bay mới của Trung Quốc với khả năng phòng thủ tên lửa được cải thiện là công cụ cho tham vọng bá quyền trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu\”.Hình ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động xây dựng tàu sân bay mới của Trung Quốc tại nhà máy đóng tàu Giang Nam ở Thượng Hải. (CSIS / Planet Labs / Airbus)
Ông Fisher cho hay: “Một con tàu sân bay thứ ba và có lẽ là thứ tư trước cuối thập kỷ này sẽ giúp cho PLA áp đảo các lực lượng hải quân Mỹ đang triển khai ở châu Á, trong khi hệ thống phòng thủ tên lửa được cải tiến của Trung Quốc sẽ làm suy giảm tác dụng của việc triển khai các hệ thống tên lửa phòng thủ của Mỹ”.
Ông dự đoán: “Tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc, trong vòng hai năm tới, sẽ cùng hai chiếc đầu tiên tham gia các cuộc tập trận đe dọa xung quanh Eo biển Đài Loan nhằm chuẩn bị cho một cuộc tổng tấn công trong thập kỷ này”.
Tàu sân bay mới của Hải quân Trung Quốc hứa hẹn sẽ tham gia vào việc đe dọa các nước láng giềng, trong đó có cả Ấn Độ.
Ông Subir Bhaumik, một nhà phân tích quân sự tại Ấn Độ, trong một email có viết: “Ấn Độ sẽ phải theo dõi chặt chẽ tàu sân bay và hệ thống phòng thủ tên lửa mới của Trung Quốc vì những hệ thống này đánh dấu sự thúc đẩy về chất lượng năng lực tấn công của hải quân Trung Quốc”.
“Ấn Độ phải xem xét [nghiêm túc] chính sách ngoại giao hàng hải của mình trong việc phát triển các liên minh hải quân với các quốc gia châu Á khác, có chung mối lo lắng về khả năng leo thang quân sự và sự quyết đoán của Trung Quốc\”.
Sự tự tin của PLA
Ông Fanell gọi Type 003 là “cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa năng lực trên biển của Hải quân Trung Quốc\”.
Ông lưu ý rằng việc bỏ qua sàn đáp đường trượt cũ trực tiếp đến EMALS mà không có bước trung gian là máy phóng hơi nước, “nhấn mạnh sự tự tin của Quân ủy Trung ương Trung Quốc và các nhà hoạch định Hải quân PLA trong việc theo đuổi mục tiêu đã nêu của ông Tập là sở hữu một hạm đội hải quân \’đẳng cấp thế giới\’ vào năm 2035\”.Các thủy thủ đứng trên boong tàu khu trục tên lửa dẫn đường kiểu 055 mới Nanchang của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) khi tàu này tham gia cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hải quân PLA của Trung Quốc ở vùng biển gần Thanh Đảo, Tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày 23/4/2019. (Mark Schiefelbein/AFP/Getty Images)
Theo ông Fanell, PLAN thể hiện chiến lược “bỏ qua cấp độ” để không chỉ bắt kịp Hải quân Hoa Kỳ về mặt công nghệ mà còn \’bỏ xa\’ Washington về tải trọng cũng như số lượng tàu hải quân.
“Quý vị hãy nghĩ về điều này, trong 10 năm qua, Trung Quốc đã đưa ba tàu sân bay vào biên chế, trong khi Hải quân Hoa Kỳ chỉ có một\”, ông Fanell viết.
Ông Fanell cho rằng, việc Trung Quốc theo đuổi các tàu sân bay, vào thời điểm Hoa Kỳ đang tập trung vào lực lượng tàu sân bay của mình, cho thấy sự tin tưởng của các nhà hoạch định quân sự Bắc Kinh.
“Trong khi có một cuộc tranh luận lớn đang diễn ra ở Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và trên Đồi Capitol về tương lai của tàu sân bay khi đối mặt với mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay (ACBM) của PLA (như DF-21D và DF-26), Trung Quốc đã tuyên bố rõ ràng rằng họ không nản lòng khi theo đuổi một lực lượng tàu sân bay lớn hơn nhiều trong tương lai”, ông Fanell viết.
“Các nhà hoạch định quân sự Trung Quốc này tự tin rằng tàu sân bay của họ sẽ hoạt động tốt hơn nhiều trong cuộc hải chiến chống lại Hải quân Hoa Kỳ\”.
Ông chỉ ra rằng PLAN đang vươn tới ưu thế hải quân với sự kết hợp công nghệ của họ, bao gồm cả ACBM.
“Các tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ đang bị đe dọa bởi các tên lửa hành trình chống tên lửa đạn đạo (ACBM) của Lực lượng Tên lửa PLA, trong khi các tàu sân bay của PLAN sẽ hoạt động tương đối tốt, việc này cho phép họ khuyếch đại sức mạnh hải quân ngày càng xa đất liền Trung Quốc\”, Fanell viết.
“Khả năng này sẽ hữu ích trong kịch bản xâm lược Đài Loan, nơi các tàu sân bay của PLAN sẽ hoạt động và tiến hành các cuộc tấn công ở phía đông Đài Loan, do đó làm phức tạp các chiến lược phòng thủ của Mỹ và Đài Loan”.
Việc sử dụng sức mạnh quân sự cho chiến lược chiếm đóng Đài Loan tương tự như cách Nga đang xâm lược Ukraine. Tuy nhiên sẽ rất khó khăn nếu Trung Quốc không chỉ kiểm soát eo biển Đài Loan mà còn cả vùng biển phía đông Đài Loan.
Điểm mấu chốt là ĐCSTQ đang sử dụng công nghệ và tiền bạc của phương Tây — thu được thông qua thương mại, gián điệp và trao đổi học thuật với Hoa Kỳ và châu Âu — để nhanh chóng mở rộng lực lượng hải quân đến mức vượt qua và đánh bại Hoa Kỳ ở châu Á và cuối cùng là thế giới. Các chính phủ Mỹ và châu Âu cần phải thức tỉnh và hành động trước khi quá muộn.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.