Triều Tiên \’không mất gì\’ khi công nhận hai CHND Donetsk và Luhansk?

2 giờ trước

\"Kim
Chụp lại hình ảnh,Kim Jong-un

Trong hai diễn biến ngoại giao 24 giờ qua, CHDCND Triều Tiên đột nhiên công nhận \’độc lập\’ cho hai cộng hòa ly khai tự xưng ở Đông Ukraine, dẫn tới sự kiện ngoại giao: Kyiv tuyên bố cắt đứt quan hệ chính thức với Bình Nhưỡng.

Chính thức mà nói, sau các tin báo chí từ Nga và Ukraine trên mạng xã hội những giờ qua, đến hôm nay, 14/07, thông tấn xã nhà nước của Triều Tiên mới đăng tải công bố chính thức của Bộ Ngoại giao nước này, công nhận hai nước cộng hòa ly khai do Nga hậu thuẫn.

Cho tới nay, ngoài Nga, Syria, chỉ có hai nước cũng không được quốc tế thừa nhận: Cộng hòa Abkhazia và Nam Ossetia công nhận CHND Donetsk và Luhansk.

Triều Tiên là nước đầu tiên và duy nhất cho tới nay ở vùng Đông Á có động thái ngoại giao lạ lùng này, đặt ra câu hỏi vì sao Bình Nhưỡng chọn quyết định như vậy.

Cần nhắc CHDCND Triều Tiên không công nhận hai \”quốc gia\” CH Abkhazia và Nam Ossetia vốn chỉ được Moscow coi là \”độc lập\”.

\"Đại
Chụp lại hình ảnh,Đại sứ quán Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng tại Moscow

Trên thực tế, từ tháng 5/2022, Bắc Triều Tiên đã có các cuộc tiếp xúc với đại diện của hai chính quyền do Nga hỗ trợ: CHND Donetsk và CHND Luhansk.

Một số văn bản họ công bố sau cuộc gặp của đại sứ Triều Tiên ở Moscow Sin Hong Chul hôm 20/05 với bà Natalia Nikoorova, bộ trưởng ngoại giao CHND Donetsk và ông Vladislav Deinego, bộ trưởng ngoại giao CHND Lugansk không được báo chí quốc tế để ý, nhưng tiết lộ các bên \”bàn thảo về những vấn đề mang tính quốc gia\”.

Đây là chỉ dấu từ khi đó, Bình Nhưỡng đã chuẩn bị công nhận hai thực thể chính trị-địa lý này, để đổi lại sự ủng hộ của Moscow trên các vấn đề quốc tế.

Theo nhà nghiên cứu người Nga Artyom Lukin, từ ĐH Liên bang Viễn Đông ở Vladivostok nói với trang báo NK News chuyên về Bắc Triều Tiên, thì Bình Nhưỡng \”có cân nhắc rủi ro\” cho động thái ngoại giao mới nhất này về Donbas.

Cả vùng này, theo luật quốc tế, gồm lãnh thổ hai cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk, vẫn thuộc Ukraine.

Theo ông Lukin, thực ra Bình Nhưỡng \”chẳng thiệt thòi bao nhiêu\” vì đã hứng chịu tối đa các lệnh trừng phạt, cấm vận của Phương Tây.

\”Việc bị cắt quan hệ ngoại giao với Ukraine, hệ quả tất yếu cùa việc công nhận Donetsk và Luhansk, cũng không gây quan ngại gì mấy cho Bắc Triều Tiên, vì quan hệ hai bên Bắc Triều Tiên và Ukraine thực ra đã chỉ còn ở mức tối thiểu,\” nhà bình luận này nói.

Thêm nữa, theo ông Lukin, Bình Nhưỡng \”có thể hy vọng hưởng lợi từ Nga như \’lời tạ ơn\’ cho việc công nhận Donetsk và Lugansk. Bình Nhưỡng có thể mong rằng Nga sẽ nhẹ tay hơn trong việc thực thi các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Bắc Triều Tiên\”.

Về thời điểm công nhận hai cộng hòa tự xưng ở Donetsk và Luhansk, ông Antony Rinna, một chuyên gia về quan hệ Nga-Triều, nói với trang NK News rằng \”Bắc Hàn chọn thời điểm có các vụ việc nóng về Ukraine để ra quyết định nói trên, nhằm tạo thế mạnh trong quan hệ với Nga để theo đuổi các mục tiêu nhỏ hẹp\”.

Cho tới nay, bộ trưởng ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba chỉ nói nước ông lên án hành động của Bình Nhưỡng, nhưng cho rằng vụ việc cho thấy \”sự độc địa của Moscow\”, hơn là của Bình Nhưỡng, theo đài báo châu Âu.

\"Denis
Chụp lại hình ảnh,Denis Pushilin là nhà lãnh đạo phe ly khai theo Nga của Donetsk, nay là tổng thống CHND tự xưng
\"Organisers
Chụp lại hình ảnh,Cuộc trưng cầu dân ý ở Donetsk tháng 5/2014

Ông nhấn mạnh Nga nay không còn bao nhiêu đồng minh trên thế giới và mức độ bị cô lập của Nga \”sắp rơi xuống mức của Bắc Triều Tiên\”.

Một thiệt hại của việc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ukraine có thể xảy ra trong ngành hàng không Bắc Triều Tiên, nước vẫn dùng máy bay Antonov-148, loại do Ukraine sản xuất.

Thiếu phụ tùng cho máy bay này, Bình Nhưỡng có thể phải dùng biện pháp buôn lậu để có các bộ phận nhằm bảo trì, theo lời ông Antony Rinna nói với NK News.

Và vì Donetsk và Lugansk vẫn thuộc Ukraine về mặt kỹ thuật, ta không thể loại trừ khả năng Bắc Triều Tiên tìm cách kiếm các phụ tùng cho An-148 tại đó, với sự trợ giúp của Nga, chuyên gia này nêu ra giả định.

Khác với đồng minh Trung Quốc, Bắc Triều Tiên hay có các nước đi riêng về ngoại giao.

Chẳng hạn năm 2014, Bình Nhưỡng công nhận việc Nga sáp nhập bằng vũ lực bán đảo Crimea của Ukraine, điều Trung Quốc đến nay không lên tiếng.

Bài Liên Quan

Leave a Comment