Tàu khu trục Mỹ \’hoạt động tự do hàng hải\’ gần Trường Sa, Trung Quốc tập trận lớn

16 tháng 7 2022

\"Tàu
Chụp lại hình ảnh,Tàu USS Benfold

Tàu khu trục USS Benfold của Hải quân Mỹ lại tiếp tục hoạt động gần Trường Sa, sau khi tiếp cận Hoàng Sa nhằm thể hiện quyền tự do đi lại theo luật pháp quốc tế. Trong khi đó, Trung Quốc ra thông cáo tiến hành tập trận lớn.

Hôm 16/7, Hạm đội 7 Hải quân Mỹ loan báo tàu khu trục USS Benfold của Hải quân Mỹ đã tiến hành hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông gần Trường Sa, cụ thể.

Mỹ tiếp tục \’thách thức\’

Thông cáo của Hạm đội 7 Hải Quân Mỹ ghi:

\”Ngày 16/7 (giờ địa phương), tàu sân bay USS Benfold (DDG 65) khẳng định các quyền và tự do hàng hải ở Biển Đông gần quần đảo Trường Sa, theo luật pháp quốc tế.\” thông cáo viết, và cho hay tàu này vẫn tiếp tục hoạt động ở Biển Đông.

\"Tàu
Chụp lại hình ảnh,Tàu khu trục USS Benford của Hải quân Mỹ ở Biển Đông

\”Hoạt động tự do hàng hải (\”FONOP\”) này duy trì các quyền, tự do và việc sử dụng hợp pháp các luật biển được luật pháp quốc tế công nhận, bằng cách thách thức các hạn chế đối với những chuyến đi lại vô hại mà Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa), Việt Nam và Đài Loan áp đặt.\” thông cáo ghi.

Theo thông cáo, Hoa Kỳ thách thức các tuyên bố chủ quyền hàng hải quá đáng trên toàn cầu, bất kể là yêu sách của nước nào và cho rằng các yêu sách phi pháp về hàng hải ở Biển Đông gây mối đe dọa nghiêm trọng đến tự do biển, bao gồm tự do cho tàu thuyền, máy bay, tự do thương mại và tự do về cơ hội kinh tế cho các quốc gia trong khu vực Biển Đông.

Cụm từ \”thách thức\” được Mỹ lặp lại ít nhất bốn lần trong thông cáo.

Trước đó, hôm 13/7, Hải quân Mỹ thông báo tàu khu trục USS Benfold đã thực hiện hoạt động tự do hàng hải gần quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc kiểm soát nhưng Việt Nam tuyên bố có chủ quyền.

Bên cạnh đó, hoạt động của Mỹ còn nhằm thách thức tuyên bố của Trung Quốc ngày 15/5/1996 về hệ thống đường cơ sở thẳng tại quần đảo Hoàng Sa, vận dụng theo phương pháp thiết lập hệ thống đường cơ sở quốc gia quần đảo. về đường cơ sở thẳng bao quanh quần đảo Hoàng Sa, cho rằng tuyên bố này không phù hợp với luật quốc tế.

Hải quân Mỹ cho biết tàu USS Benfold \”khẳng định các quyền và tự do hàng hải ở Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế\”.

Trung Quốc tập trận đáp trả

Ngày 15/7, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam tuyên bố Trung Quốc sẽ tiến hành tập trận tại một khu vực rộng lớn ở Biển Đông từ ngày 17 đến 20/7.

Theo tọa độ thông cáo, khu vực tập trận trải rộng gần 100.000 km vuông và bao phủ một phần phía đông quần đảo Hoàng Sa.

Cuộc tập trận được thông báo không lâu sau khi nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ tiến vào Biển Đông ngày 13/7.

Đối với việc tàu khu trục Mỹ hoạt động ở Hoàng Sam, phát ngôn viên của chính phủ Trung Quốc ngày 13/7 nói hành động của tàu Mỹ đã \”vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và an ninh của Trung Quốc khi xâm nhập trái phép vào lãnh hải của Trung Quốc\”.

Trung Quốc nói hải quân và không quân đã tiến hành \”giám sát, cảnh báo và xua đuổi\” tàu chiến Mỹ.

\”Các sự kiện một lần nữa cho thấy Hoa Kỳ tạo ra rủi ro an ninh ở Biển Đông và hủy diệt hòa bình và ổn định trong khu vực,\” một người phát ngôn của Trung Quốc nói.

Hải quân Hoa Kỳ lại nói tuyên bố của Trung Quốc là \”sai sự thật\” và là hành động mới nhất nhằm \”xuyên tạc các hoạt động hàng hải hợp pháp của Hoa Kỳ\”.

Vào tháng 8/2021, Trung Quốc cũng tiến hành một cuộc tập trận quy mô như vậy ở khu vực này để \”đáp trả hành động khiêu khích quân sự từ Mỹ và một số quốc gia khác\”. Việt Nam khi đó cũng phản ứng, cho rằng Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.

Hôm 14/7, tờ Politico cho hay một chiến đấu cơ Trung Quốc đã có tiếp cận \”không an toàn\” và \”không chuyên nghiệp\” với một máy bay C-130 của Mỹ ở Biển Đông vào tháng 6.

\”Vụ việc hồi tháng 6 liên quan đến một chiếc Su-30 của Trung Quốc và một chiếc C-130 của Mỹ. Máy bay Hoa Kỳ là một biến thể của lực lượng đặc biệt của máy bay chở hàng Lockheed Martin C-130, theo một người trong số họ.\” theo Politico.

Sự tiếp cận này, chưa được ghi nhận trước đây, diễn ra trong bối cảnh các phi công Trung Quốc có nhiều hành động quân sự hung hăng hơn ở vùng biển phía Đông và Nam Trung Quốc trong những tháng gần đây, liên quan đến máy bay Australia và Canada.

Bài Liên Quan

Leave a Comment