Ukraine: Quan hệ Nga- Việt và NATO mở rộng tác động gì tới châu Á?

16 tháng 7 2022

\"Tổng
Chụp lại hình ảnh,Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga

Ngày 6/7 vừa qua, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gặp TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng. Chuyến viếng thăm Hà Nội lần này đánh dấu 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lực toàn diện giữa Việt Nam và Nga.

Sự kiện này diễn ra khi Nga tiếp tục tấn công các vùng Đông và Nam của Ukraine trong cuộc xâm lăng khiến Phương Tây tung ra các lệnh cấm vận, trừng phạt nặng nề lên Moscow.

Thái độ của Việt Nam với Nga có gì khác lạ?

Trả lời trong chương trình thảo luận trên YouTube của BBC News Tiếng Việt ngày 14/7, nhà báo Nguyễn Giang của BBC nói Bộ trưởng Sergei Lavrov \”được chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đón tiếp\” và \”có gặp bộ trưởng ngoại giao Việt Nam, bắt tay với cả thủ tướng Việt Nam nữa nhưng cả chuyến đi này cho thấy Nga đang ở thế yếu trên trường quốc tế\”.

\”Trước đó Tổng thống Indonesia sang thăm nước Nga để chuẩn bị cho cuộc họp G20 ở Bali. Ông Lavrov trên đường đi sang Indonesia ông đến thăm Việt Nam. Tại sao không đến thăm Lào, Campuchia, hay Thái Lan, ông lại thăm Việt Nam? Rõ ràng là Liên bang Nga đang suy yếu trên trường quốc tế.\”

Nga muốn Việt Nam nếu không hỗ trợ thì \”cũng không nói cái gì hay làm cái gì để làm họ thiệt hại thêm trên trường quốc tế\”.

Theo ông Nguyễn Giang, nhìn từ châu Âu, Nga đang thiếu đồng minh và \”rơi vào tình hình tứ bề thọ địch\” và Liên bang Nga đang \”đi xuống vô cùng ghê gớm về mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao\”.

Một số cơ quan quốc tế nêu dự báo kinh tế Nga sẽ \”có tăng trưởng âm 11,2%\” trong năm 2022.

Tham gia phiên thảo luận còn có ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu sinh Tiến sỹ về An ninh và Quân sự Quốc tế tại Đại học New South Wales (Canberra, Úc).

Ông Phương cũng cho rằng \”Nga hiểu rằng thái độ của thế giới với cuộc chiến tranh Ukraine hoàn toàn không phải là một thái độ thống nhất. Rất nhiều quốc gia, ở đây nhấn mạnh rằng những quốc gia thuộc thế giới thứ ba, có thái độ không hoàn toàn ủng hộ và cũng không hoàn toàn phản đối một cách rõ rệt đối với cuộc chiến Ukraine, và Nga hiểu điều đó.

\”Thế giới phương Tây có thể chống Nga, nhưng phần còn lại của thế giới, từ Nam Mỹ tới Châu Phi tới Trung Đông tới Châu Á, những nhóm nước đó là những nước Nga có thể tận dụng, thứ nhất là để giảm đi áp lực từ cấm vận của phương Tây.\”

\”Nga bắt buộc phải tranh thủ sự ủng hộ từ các nước mà không phải thù địch của Nga thời điểm hiện tại, vừa là để tranh thủ cái tạm gọi là sự trung dung nào đó trong vấn đề Nga-Ukraine, đồng thời làm giảm áp lực trừng phạt của phương Tây.\”

Quốc gia nào lo ngại sẽ là mục tiêu tiếp theo của Nga sau Ukraine?

\”Các nước của thế giới thứ 3 hiện nay tranh nhau mua dầu giá rẻ của Nga\”. Ông Nguyễn Thế Phương cũng nói, Việt Nam cũng đang phụ thuộc vào vũ khí của Nga.

Nhìn từ phía Việt Nam, theo ông Phương, \”Đối với Việt Nam, chuyện này cũng là chuyện hiển nhiên. Bởi vì vũ khí và đặc biệt những cái liên quan tới năng lực, dầu mỏ, khí đốt là hai trụ cột trong chiến sách biển Đông của Việt Nam. Mà hiện tại Việt Nam coi biển Đông là một trong những môi trường chiến lược đang bị đe dọa rất nhiều.\”

\”Thiếu hai yếu tố đó thì chiến lược biển của Việt Nam cũng như chiến lược hướng ra biển của Việt Nam sẽ bị đe dọa rất lớn. Cho nên Việt Nam không thể nào bỏ đi mối quan hệ đối tác với Nga chỉ để phản đối một chiến tranh cách Việt Nam nửa vòng trái đất.\”

Một bạn trẻ người Ukraine gốc Việt: \’Mình rất buồn là Việt Nam không ủng hộ Ukraine\’

Ngoài ra, nhà báo Nguyễn Giang cũng cho rằng \”tại VN, nhất là ở miền Bắc có khác nhiều người vẫn có tình cảm với nước Nga\” và, ngay cả khi ủng hộ Ukraine, \”nhiều người Việt Nam vẫn muốn có một mối quan hệ tốt với nước Nga\”.

Tuy nhiên ông cũng cho rằng phát biểu của lãnh đạo Việt Nam \”rất cầm chừng\” và họ đã \” nhấn mạnh đến chuyện tôn trọng luật pháp quốc tế, không can thiệp vào nội bộ…\”. Đây có thể hiểu như \”lời nhắc nhở Nga tìm giải pháp hòa bình\”.

Hiện Nga đang đàm phán với Ukraine về giải pháp để ngũ cốc từ Ukraine có thể xuất khẩu an toàn ra thế giới qua Biển Đen, trong lúc cuộc chiến làm khủng hoảng lương thực trên thế giới thêm trầm trọng.

Vấn đề NATO mở rộng nhìn từ châu Á

Trong thời gian gần đây, NATO cũng mở rộng với sự tham gia của Thụy Điển và Phần Lan.

Theo nhà báo Nguyễn Giang, theo văn bản \”Strategic Concept 2022\” vừa công bố NATO \”xem Liên bang Nga là mối đe dọa chiến lược và thường trực ngay lập tức với an ninh của châu Âu và khu vực bên rìa của Châu Âu, tức là khu vực Bắc Đại Tây Dương.\”

Còn nghiên cứu sinh Nguyễn Thế Phương cho rằng \”NATO ở thời điểm này sẽ hoàn toàn khác NATO trước cuộc chiến. Họ tăng tiềm lực quốc phòng của họ lên, tăng quá trình tương tác về quốc phòng giữa các quốc gia trong nội bộ NATO.\”

Ông Nguyễn Giang nhắc lại rằng trong khi Liên bang Nga bị NATO xem là \”mối đe dọa chiến lược và thường trực\” thì CHND Trung Hoa bị NATO coi là \”những thách thức mang tính hệ thống – systemic challenges, đối với châu Âu và khu vực Bắc Đại Tây Dương.

\”Xa nhau như vậy nhưng khối NATO vẫn coi Trung Quốc là một sự thách thức tiềm tàng, nhưng mang tính hệ thống. Có thể đây là hệ thống theo mô hình XHCN theo kiểu Tập Cận Bình, hay là theo những cái đặc sắc của Trung Hoa… châu Âu theo hệ giá trị khác.\”

Trước sự tham gia của Thụy Điển và Phần Lan, Trung Quốc nói chính việc NATO cứ mời thêm thành viên vào, suốt ngày bành trướng bên này bên kia, đang tạo ra môi trường không tốt cho hòa bình thế giới.

\"Getty
Chụp lại hình ảnh,Trong cuộc bỏ phiếu thứ ba, Việt Nam là một trong 24 nước biểu quyết phản đối việc đình chỉ tư cách thành viên của Nga trong Hội đồng Nhân quyền LHQ

\”Những nước cảm thấy họ bị bao vây như Nga hay Trung Quốc, họ thấy chuyện NATO mở rộng ra, cứ gần đến biên giới của họ, gần hơn, gần hơn nữa, họ sẽ có phản ứng. Nhưng Trung Quốc chưa bị NATO động đến, Trung Quốc phải đối phó với những nước rất là sát sườn như Nhật Bản, hay Ấn Độ, hay trong vấn đề biển Đông cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau. Hay là Úc cũng nằm trong liên minh quân sự đang hình thành với phương Tây, đứng đầu là Hoa Kỳ.\”

\”Đối với Trung Quốc, việc NATO mở rộng chắc chắn không phải là tin vui.\”

Ngoài sự khác biệt về hệ giá trị, ông Nguyễn Thế Phương cũng cho rằng Trung Quốc có những mối đe dọa khác như \”ràng buộc về mặt kinh tế, đầu tư vào Đức, đầu tư vào Hy Lạp để tăng cường ảnh hưởng, ngoại giao chiến lang\”, \”can thiệp vào quá trình bầu cử dân chủ. Rõ ràng là cái luật chơi ở đây đã bị đe dọa rất lớn bởi một thế lực có tư duy chính trị và tư duy về mặt văn hóa văn minh hoàn toàn khác\”, theo nhà báo Nguyễn Giang.

Ngoài ra là vấn đề Biển Đông.

Theo ông Nguyễn Thế Phương \”luật lệ trên biển là luật lệ dựa trên thể chế, dựa trên luật pháp quốc tế, nhưng Trung Quốc lại phá vỡ luật lệ và hệ thống đó theo ý của Trung Quốc.\”

Cuối cùng, ông nhận định:

\”Việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập sẽ tạo một NATO hoàn toàn khác so với trước cuộc chiến… Sau cuộc chiến lần này, hầu hết các quốc gia trong NATO sẽ cố gắng duy trì chi tiêu quốc phòng khoảng 3%. Điều này làm giảm áp lực làm quốc gia đứng đầu NATO của Mỹ, để Mỹ có thể rảnh rang hơn, hướng sự chú ý sang những khu vực khác, đặc biệt khu vực Châu Á Thái Bình Dương chẳng hạn.\”

Bởi vậy, việc mở rộng NATO, đang có tác động trực tiếp đến các động thái an ninh và địa chính trị ở châu Á, cho dù NATO chỉ có các thành viên đóng ở châu Mỹ, châu Âu và Trung Cận Đông.

Các bạn theo dõi toàn bộ thảo luận video của BBC News Tiếng Việt tại đây.

Bài Liên Quan

Leave a Comment