Hàn Quốc bay thử chiến đấu cơ siêu thanh tự chế KF-21 Boramae

\"K-21
Chụp lại hình ảnh,\’Chim ưng trẻ\’ bay thử thành công ở Hàn Quốc

5 giờ trước

Không quân Hàn Quốc lần đầu tiên đã bay thử thành công chiến đấu cơ đa tính năng thế hệ mới, KF-21 Boramae hôm 19/07/2022.

Chuyến bay chỉ kéo dài 33 phút từ căn cứ ở Sacheon nhưng đánh dấu thời điểm Hàn Quốc gia nhập câu lạc bộ các quốc gia có công nghệ không quân cao cấp.

Boramae – ‘chim ưng trẻ’ trong tiếng Hàn – là kết quả của chương trình thiết kế, sản xuất khởi xướng năm 2001 bởi Tổng thống Kim Dae-jung.

Số phi cơ “ra lò” năm 2028 có thể lên tới 40 chiếc, dự kiến bổ sung vào các phi đội Hàn Quốc và để xuất khẩu, theo Chương trình quốc phòng Hàn Quốc (DAPA).

Chiến đấu cơ thế hệ 4.5?

Hãng tin Yonhap trích nguồn quân sự Hàn Quốc nói KF-21 có năng lực đạt tốc độ tối đa, Mach 1.8, gần bằng hai lần tốc độ âm thanh.

Tuy khả năng tàng hình của KF-21 vượt quá tiêu chuẩn của chiến đấu cơ thế hệ thứ tư, nhưng năng lực chuyên chở vũ khí tấn công lại thấp hơn một chút so với thế hệ thứ năm, theo các báo chuyên ngành.

Phi cơ được thiết kế để để mang bốn tên lửa dưới thân, ngoài ra dưới cánh cũng có thùng nhiên liệu tăng thêm dung tích.

Phi công bay thử, thiếu tá Ahn Jun-hyun, thừa nhận ban đầu ông có lo lắng nhưng sau khi cất cánh thì “mọi việc thật suôn sẻ”, các báo quốc tế tường thuật.

Tổng thống Yoon Seok Yeol đã ca ngợi thành công của chuyến bay cho mục tiêu “độc lập về quốc phòng”.

Trên thực tế, Hàn Quốc vẫn còn một số chiến đấu cơ của Mỹ, từ F4, F5 đã rất cũ, cần thay thế.

Ngoài ra, không quân nước này cũng có chiến đấu cơ tàng hình F-35 do Hoa Kỳ chế tạo, theo CNN News hôm 20/07.

KF-21 là dự án hợp tác Hàn Quốc và Indonesia. Phía Hàn nắm 80% cổ phiếu và chịu trách nhiệm chế tạo mới chỉ 65%.

Một số công nghệ của Anh và Đức được Hàn Quốc mua về cho phi cơ này.

Hoa Kỳ hồi 2015 từ chối yêu cầu của Seoul muốn nhận được công nghệ tàng hình của F-35.

Tuy thế, cơ sở công nghệ giai đoạn đầu của phi cơ này đến từ mô hình của tập đoàn Mỹ, Lockheed Martin.

Dù không phải sản phẩm \’nội 100%\’ KF-21 vẫn là một thành tích lớn cho quốc gia châu Á không có truyền thống chế tạo phi cơ lâu dài như các láng giềng Nhật Bản, Trung Quốc.

Hiện nay, ‘câu lạc bộ phi cơ siêu thanh’ mới chỉ có Hoa Kỳ, Nga, Nhật, Pháp, Thụy Điển và tập đoàn châu Âu gồm Anh, Đức, Ý và Tây Ban Nha cùng hợp tác.

Dự kiến từ nay Hàn Quốc sẽ tiếp tục bay thử và điều chỉnh phi cơ KF-21 trước khi đem vào sản xuất hàng loạt năm 2026.

KF-21 sẽ thay dần các phi cơ F-16, F-15K của Không quân Hàn Quốc, theo ông  Abraham Ait, chủ biên tạp chí Military Watch Magazine, viết hồi 2020.

Bài Liên Quan

Leave a Comment