Hội thảo CSIS 2022: Mỹ nói TQ \’đe dọa\’ an ninh Ấn Độ-TBD có hệ thống\’

\"Trợ
Chụp lại hình ảnh,Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ely Ratne

Ngày 26/7, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Hoa Kỳ tổ chức hội thảo quốc tế thường niên lần thứ 12 về Biển Đông tại Washington D.C.

Trong bài phát biểu (toàn văn tiếng Anh tại đây), tiến sĩ Ely Ratner, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề an ninh Ấn Độ – Thái Bình Dương đánh giá tình hình trên Biển Đông và rộng hơn là khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, cũng như những thách thức từ Trung Quốc đối với Mỹ thời gian qua.

Theo đánh giá của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, thách thức quan trọng nhất ở Ấn Độ – Thái Bình Dương về mặt an ninh chính là từ CHND Trung Hoa, ông Ratner cho biết.

Trong vài năm qua, Bắc Kinh đã tăng cường các nỗ lực, đặc biệt nhằm khẳng định quyền kiểm soát đối với vùng ngoại vi hàng hải của mình và phi cấu trúc hóa các yếu tố cốt lõi của trật tự dựa trên luật lệ. Và Bắc Kinh đang kết hợp sức mạnh quân sự ngày càng tăng của mình cùng với việc sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao hơn.

Ely Ratner đề cập sự gia tăng các hành vi \”không an toàn\” và \”thiếu chuyên nghiệp\” của tàu và máy bay quân sự của Quân Giải phóng Nhân dân trung Quốc (PLA) đối với Hoa Kỳ và các đồng minh đang hoạt động trong khu vực.

Ông lấy dẫn chứng sự việc hồi đầu tháng 6 khi một chiến đấu cơ J-16 của PLA cắt ngang trước máy bay trinh sát P-8 của Úc đang hoạt động theo thường lệ trên Biển Đông, sau đó thả một thứ được coi là thiết bị chống radar, gồm các mảnh nhôm nhỏ mà có thể cuốn vào động cơ của máy bay, làm gián đoạn động cơ và gây mất an toàn.

Trước đó, PLA cũng tiến hành một loạt các cuộc truy cản không an toàn nhắm vào máy bay Canada đang tiến hành các hoạt động thực thi nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ ở Biển Hoa Đông.

Tiến sĩ Ratner khẳng định đây không phải là những \”sự cố cá biệt\” và cho rằng \”hành vi hung hăng và vô trách nhiệm này tiêu biểu cho một trong những mối đe dọa đáng kể nhất đối với hòa bình và ổn định trong khu vực hiện nay, bao gồm cả ở Biển Đông\”.

Đối với các quốc gia ở châu Á, đặc biệt là những nước có tranh chấp trên Biển Đông, Bắc Kinh đang gia tăng đe dọa quân sự và vũ lực – không chỉ là áp bức kinh tế, áp bức ngoại giao, không chỉ sử dụng lực lượng dân quân hàng hải mà còn sử dụng cả Lực lượng Không quân PLA, nhằm thay đổi hiện trạng trên Biển Đông.

\”Ngoài ra, trong khu vực, và đặc biệt là trên Biển Đông, Trung Quốc cũng leo thang căng thẳng với các nước láng giềng với tốc độ chưa từng thấy trước đây. Họ đang sử dụng quân đội, lực lượng dân quân hàng hải và cả các doanh nghiệp nhà nước một cách tổng thể để đe dọa và áp đặt các ưu tiên của mình lên các quốc gia trong khu vực,\” Ely Ratner nhận xét.

Ông cũng cho rằng đây không phải là các hành động \”khiêu khích đơn lẻ\” mà mang tính hệ thống của Bắc kinh, \”nhằm kiểm tra giới hạn khả năng giải quyết tập thể của chúng ta và thúc đẩy hiện trạng mới trên Biển Đông\”.

Đối chiếu dữ liệu về các cuộc truy cản Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) đối với lực lượng nước ngoài, tiến sĩ Ratner cho rằng có sự gia tăng lớn trong những năm qua và nó giống như một khuôn mẫu và chính sách chứ không chỉ là một vài quyết định cá nhân của phi công.

Do đó, theo quan điểm của Bộ Quốc phòng Mỹ, Washington sẽ không xem Biển Đông như một vấn đề riêng lẻ, mà sẽ xem xét nó như một phần trong cách tiếp cận chiến lược mang tính thống nhất của Bắc Kinh trải dài trên Ấn Độ-Thái Bình Dương.

\"Tàu
Chụp lại hình ảnh,Tàu khu trục tên lửa USS Benfold của Mỹ đã đi vào vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa hồi giữa tháng 7/2022

Mỹ và Trung Quốc tiếp tục căng thẳng

Việc hỗ trợ đồng minh và các quốc gia trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương xây dựng năng lực đủ sức đảm bảo an ninh được xem là ưu tiên hàng đầu của chính phủ Hoa Kỳ.

\”Không nghi ngờ gì nữa, việc tăng cường khả năng tự vệ của các đối tác của chúng ta ở Biển Đông và trên toàn khu vực là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với Bộ Quốc phòng và bộ đang thực hiện cách tiếp cận ngày càng chủ động trong việc xem xét các lựa chọn mới để hỗ trợ những nỗ lực này,\” Ely Ratner phát biểu.

Nỗ lực củng cố niềm tin với đồng minh và đối tác trong khu vực bằng việc duy trì và tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Ấn Độ – Thái Bình Dương là cách tiếp cận mà chính quyền Biden tiếp tục theo đuổi.

\”Ưu tiên thứ hai mà tôi muốn nhấn mạnh ngày hôm nay là công việc chúng tôi đang làm để xây dựng sự hiện diện đáng tin cậy về mặt chiến đấu trong khu vực, bao gồm cả việc theo đuổi các lĩnh vực tiếp cận mới và các cách thức hoạt động mới,\” tiến sĩ Ratner nói.

Với Đông Nam Á, ông Ratner cho rằng đây là khu vực phức tạp và đa dạng với lợi ích quốc gia khác nhau, không như châu Âu, nơi có một cấu trúc giống NATO được tổ chức xung quanh, mà có thể là một mối đe dọa đối với quốc gia khác, chẳng hạn như Nga.

Tuy nhiên, ông còn nói \”đó không phải là những gì chúng tôi có ở Ấn Độ – Thái Bình Dương, cũng không phải là những gì chúng tôi đang cố gắng tạo dựng.\”

Như Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin từng phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2022 ở Singapore hôm 11/6 rằng Washington không có ý định xây dựng một \”NATO châu Á\”, điều mà Trung Quốc luôn lo ngại.

\”Chúng tôi không tìm kiếm sự đối đầu hoặc xung đột. Chúng tôi cũng không tìm kiếm một cuộc chiến tranh lạnh mới, một NATO châu Á hay một khu vực bị chia cắt thành các khối thù địch,\” ông Lloyd Austin khẳng định.

Tại hội thảo Biển Đông lần này, khi được hỏi về cách tiếp cận của Mỹ đối với Đông Nam Á, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Ely Ratner tái khẳng định quan điểm của Hoa Kỳ là không tìm cách tạo liên minh chống Trung Quốc.

\”Chúng tôi không phải là cố gắng kéo các quốc gia vào một liên minh chống Trung Quốc nào đó.

\”Chúng tôi không yêu cầu các quốc gia lựa chọn. Chúng tôi tôn trọng mối quan hệ và ràng buộc của họ với Bắc Kinh.

\”Cái chúng tôi muốn làm việc với họ là khả năng bảo vệ lợi ích của chính họ. Và chúng tôi muốn làm việc với họ về tầm nhìn chung của chúng tôi đối với khu vực.\”

Trong tuần này, tại một hội nghị ở Bắc Kinh, chuẩn bị cho Đại hội Đảng CS TQ lần thứ XX, Chủ tịch Tập Cận Bình nói đánh giá tình hình năm năm qua, và nêu ra việc hiện đại hóa quân đội Trung Quốc và hòa bình ở eo biển Đài Loan là hai trong số các thành tựu của ông.

Hôm 25/07, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Vương Nghị phát biểu rằng Biển Đông không phải là một \”đấu trường\” để các cường quốc cạnh tranh, hàm ý các đại cường bên ngoài không nên dính líu vào khu vực biển đảo này.

\”Vấn đề Biển Đông nên được xử lý bởi chính các nước trong khu vực,\” ông Vương Nghị nói thêm tại hội thảo trực tuyến nhân 20 năm ngày ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), văn bản có mục tiêu tạo nền tảng để xử lý tranh chấp ở Biển Đông.

Cũng trong tuần này, Hạm đội 7 của hải quân Hoa Kỳ hôm 28/07/2022 xác nhận hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan quay trở lại Biển Đông.

Đây là lần thứ hai trong cùng một tháng, hàng không mẫu hạm Mỹ hiện diện trong khu vực. Sự kiện diễn ra vào lúc căng thẳng Mỹ – Trung gia tăng trước tin Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi có ý định thăm Đài Loan.

Hôm 29/07, bà Pelosi đã bắt đầu chuyến thăm vùng Đông Á nhưng không rõ có tới Đài Loan hay không.

Bài Liên Quan

Leave a Comment