Bác sĩ: Nồng độ cồn trong máu nữ sinh Ninh Thuận không phải nguyên nhân của tai nạn!

\"BácHiện trường vụ tai nạn ở Ninh Thuận hôm 28/6/2022

 Ảnh chụp màn hình từ video-camera an ninh

00:00/00:00

 

Một bác sĩ nhận định nồng độ cồn trong máu của nạn nhân Hồ Hoàng Anh ở Ninh Thuận mà cơ quan công an công bố quá thấp không thể nào là nguyên nhân gây tai nạn.

Vụ việc một nữ sinh trung học phổ thông tử vong khi trên đường lấy giấy báo thi xảy ra từ hôm 28/6 nhưng gây xôn xao dư luận nhiều ngày qua khi đoạn video về vụ tai nạn được công bố trên mạng xã hội.

Theo đoạn video ghi lại từ camera an ninh, xe hơi bảy chỗ ngồi do Thiếu tá Hoàng Văn Minh, (thuộc Trung đoàn 937/Sư đoàn 370/Quân chủng Phòng không không quân) lái đang lưu thông thì rẽ phải vào một ngân hàng và xảy ra va chạm với xe máy của nữ sinh Hồ Hoàng Anh đang điều khiển.

Vụ tai nạn khiến nữ sinh lớp 12 Hồ Hoàng Anh bị văng ra khỏi xe, đầu đập vào cột điện bên đường và tử vong khi đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận. Tài xế bước xuống xe xem xét vụ tai nạn một tay vẫn còn cầm điện thoại nói chuyện.

Hơn hai tuần sau vụ tai nạn, ông Hồ Hoàng Hùng, cha của nữ sinh nhận được thông báo của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Phan Rang-Tháp Chàm với kết quả kiểm tra nồng độ cồn trong máu của nữ sinh Hồ Hoàng Anh là 0,79 mg/100 ml.

Mạng xã hội dậy sóng trước kết quả này, một số người cho rằng việc công bố nồng độ cồn này nhằm đổ lỗi cho nạn nhân khi tài xế liên quan đến vụ tai nạn là một sĩ quan quân đội.

Trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do, bác sĩ Nội khoa Đinh Đức Long nói:

Nồng độ này quá thấp và không ảnh hưởng gì đến khả năng tham gia giao thông. Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ca Chính phủ thì mức phạt hành chính bắt đầu áp dụng cho người tham gia giao thông khi có nồng độ cồn 50 mg/100 ml (máu-PV). 

Như vậy, Hội đồng khoa học của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận cần công khai kết luận nồng độ cồn trong máu của nạn nhân là bình thường theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.”

Báo mạng Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 1/8 dẫn lời của ông Bùi Văn Kỷ, phó giám đốc Sở Y tế Ninh Thuận nói theo Quyết định 320 của Bộ Y tế quy định xét nghiệm có kết quả nồng độ cồn trong máu dưới 0,5023 mg/ml (50,23 mg/100 ml) thì được coi là không có nồng độ cồn.

Ông cũng nói các loại thức ăn như trái cây, sữa chua hay đồ uống nước ngọt có gas cũng có thể sinh ra cồn nội sinh.

Về nguyên nhân gây ra vụ tai nạn ngày 28/6 ngay trước dịp thi tốt nghiệp phổ thông trung học, bác sĩ Long nói: “Cần thực nghiệm dựng lại hiện trường để kết luận ai vi phạm luật giao thông đường bộ gây chết người, việc này hoàn toàn độc lập với một trong hai người hay cả hai đều uống rượu bia, vì không phải cứ ai uống rượu bia tham gia giao thông đều có thể gây ra tai nạn hết.” 

Luật sư Nguyễn Khả Thành từ Phú Yên khẳng định:

Cái quan trọng ở đây là cô đó có đi đúng luật hay khôngDù cô nữ sinh có nồng độ cồn (trong máu- PV) đi chăng nữa nhưng nếu cô ấy đi đúng luật không lấn đường thì người đâm cô vẫn chịu trách nhiệm (trong vụ tai nạn-PV).”

Ngay sau khi nhận được thông báo về nồng độ cồn trong máu của con gái đã mất, ông Hồ Hoàng Hùng bức xúc và không đồng ý với kết luận về kết quả nồng độ cồn trong máu con gái mình. 

Ông ngay lập tức có khiếu nại yêu cầu xem xét lại bản kết luận nồng độ cồn, đồng thời cũng trả lời phỏng vấn bày tỏ sự bức xúc trên nhiều mặt báo.

Nhận được đơn của ông Hùng có nội dung khiếu nại việc làm sai lệch hồ sơ vụ án hình sự, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận yêu cầu bằng văn bản Công an tỉnh khẩn trương điều tra, xác minh kết quả kiểm tra nồng độ cồn của nữ sinh xấu số và giải quyết đơn khiếu nại của cha nữ sinh này.

Cơ quan điều tra hình sự quân đội hôm 25/7 cũng phát thông báo tìm nhân chứng vụ quân nhân Hoàng Văn Minh gây tai nạn làm chết nữ sinh trước ngày thi tốt nghiệp.

Người nào là nhân chứng tại hiện trường lúc xảy ra vụ tai nạn có thể liên lạc với điều tra viên Nguyễn Minh Khôi hoặc đến Cơ quan điều tra hình sự khu vực 3/Quân chủng Phòng không – không quân ở  thành phố Hồ Chí Minh để cung cấp thông tin.

Bài Liên Quan

Leave a Comment