Tổng thư ký LHQ: Nhân loại đang hiểu sai, tính sai về sự hủy diệt hạt nhân

Đăng ngày: 02/08/2022

\"\"
\"\"
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres phát biểu tại hội nghị về Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) ngày 01/08/2022, tại New York, Hoa Kỳ. AP – Yuki Iwamura

Thùy Dương

Phát biểu khai mạc hội nghị gồm 191 nước ký kết Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) ngày 01/08/2022, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guteress nhấn mạnh hiện nay nhân loại đang hiểu sai, nhận định sai về tính hủy diệt của vũ khí hạt nhân và thế giới đang đứng trước nguy cao nhất về vũ khí nguyên tử kể từ sau Chiến tranh lạnh.

Sau nhiều lần bị hoãn do đại dịch Covid-19 kể từ năm 2020, hội nghị lần thứ 10 thẩm định việc thực thi TNP, Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, được tổ chức từ 01 đến 26/08/2022 tại trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc ở New York, Mỹ. Tổng thư ký Antonio Guterres tuyên bố cuộc gặp này là « cơ hội để củng cố hiệp ước và điều chỉnh cho phù hợp với thế giới ngày nay ».

Tổng thư ký LHQ Guterres hy vọng việc tái khẳng định không phổ biến vũ khí hạt nhân sẽ kéo theo « những cam kết mới » nhằm làm giảm kho vũ khí nguyên tử. Hiện giờ, thế giới đang có 13.000 vũ khí hạt nhân. Đối với tổng thư ký LHQ, « loại trừ vũ khí hạt nhân là cách duy nhất để bảo đảm chúng sẽ không bao giờ được sử dụng ».

Ba cường quốc hạt nhân – Hoa Kỳ, Anh Quốc và Pháp – đã tái khẳng định cam kết không phổ biến hạt nhân trong một tuyên bố chung, đồng thời kêu gọi Matxcơva tôn trọng các cam kết quốc tế của Nga : « Sau hành động gây hấn vô cớ và bất hợp pháp của Nga nhắm vào Ukraina, chúng tôi kêu gọi Nga ngừng những phát biểu đe dạo dùng vũ khí hạt nhân, cũng như thái độ vô trách nhiệm và nguy hiểm của họ ».

Ngoài ra, tổng thống Mỹ Joe Biden còn kêu gọi Nga và Trung Quốc bắt đầu các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí hạt nhân. Nguyên thủ Mỹ nhắc lại Washington đã sẵn sàng « nhanh chóng đàm phán » về một hiệp ước thay thế New START, hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân liên lục địa của Hoa Kỳ và Nga, sẽ hết hiệu lực vào năm 2026.

Về phía Nga, theo AFP, tổng thống Vladimir Putin hôm qua cũng phản đối mọi xung đột hạt nhân, bởi « không thể có bên thắng cuộc trong chiến tranh hạt nhân » và nhấn mạnh một cuộc chiến như vậy không bao giờ được phép nổ ra.

Bài Liên Quan

Leave a Comment