Putin rốt cuộc là người như thế nào?

\"Putin

Putin rốt cuộc là người như thế nào? (Ảnh getty)

Putin rốt cuộc là người như thế nào?

 Bình luận-Đại Minh • 01/08/22

Không thể đoán trước cuộc chiến Ukraine sẽ kết thúc như thế nào, nhưng điều đã biết là hình ảnh của Tổng thống Putin đã bị tổn hại nghiêm trọng ở phương Tây, ông bị gọi là kẻ độc tài, tội phạm chiến tranh, và thậm chí là một Hitler đương thời.

Các phương tiện truyền thông phương Tây, nơi mà phe cánh tả chiếm ưu thế áp đảo, kiểm soát gần như toàn bộ dư luận phương Tây, vì vậy bất kể họ nói gì, dù lời nói dối lớn đến đâu cũng có thể trở thành ‘sự thật’. Những ai hiểu rõ những lời vu khống và phỉ báng của giới truyền thông cánh tả đối với Tổng thống Trump, đều biết rằng, lời nói trên không phải là một sự cường điệu.

Tìm hiểu nhà lãnh đạo Nga này không chỉ giúp chúng ta trực tiếp nhìn thấy cuộc chiến Nga-Ukraine hiện tại và tình hình nước Nga, mà còn là con đường phải đi để hiểu được cục diện thế giới hiện tại và hướng đi trong tương lai.

Lý lịch của Putin không phức tạp chút nào, và có thể dễ dàng kiểm tra trực tuyến. Trên con đường sự nghiệp của Putin, có thể dễ dàng tìm thấy những suy nghĩ của ông về nước Nga và thế giới. Trong hơn 20 năm qua, Putin đã phát biểu tại nhiều hội nghị quốc tế khác nhau, và trả lời rất nhiều cuộc phỏng vấn trên các phương tiện truyền thông. Bất cứ ai lắng nghe và xem xét kỹ, có thể đi đến một cái nhìn khác với quan điểm của các phương tiện truyền thông chủ lưu phương Tây. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là, cuộc chiến Nga-Ukraine đã diễn ra được 5 tháng mà rất ít người chịu lắng nghe tìm hiểu những lời của Putin.

Ví dụ, bản ghi âm và văn bản cuộc phỏng vấn Putin của đạo diễn điện ảnh nổi tiếng người Mỹ Oliver Stone, tổng cộng 9 tiếng đồng hồ trong 3 năm. Tôi đã mua nó vào ngày 11 tháng 3, hai tuần sau cuộc chiến Nga – Ukraine. Lúc đó, ở đó chỉ có 27 người bình luận.Putin trả lời phỏng vấn Oliver Stone. (Chụp video)

Tới nay chỉ có 33 bình luận, phiên bản âm thanh không có bình luận cho đến nay, điều này cho thấy rằng rất ít người đã đọc, nghe nó. Đại đa số người dân đều nhắm mắt theo dõi phương tiện truyền thông cánh tả phương Tây, hùa theo tấn công Putin bằng ngôn ngữ bạo lực.

Đối với những người mà chúng ta không thể quen biết, chung sống và nói chuyện trực tiếp, vấn đề là phải biết cách họ nói về trải nghiệm của họ, và cách họ trả lời câu hỏi trong các cuộc phỏng vấn, cho dù họ chân thành hay gian xảo, thì vẫn có thể biết được họ là người như thế nào.

Về cơ bản có thể thấy rõ điều đó. Phát biểu trên kênh truyền hình CBS sau cuộc phỏng vấn với Putin, Stone cho biết, ông chưa bao giờ thấy ai khác thể hiện mình một cách thẳng thắn như Putin. Ngoài cuộc phỏng vấn này ra, trên mạng còn có nhiều cuộc phỏng vấn với Putin, và tôi tin rằng, những ai đã xem một số cuộc phỏng vấn trong số đó sẽ cảm thấy như vậy.

Giấc mơ thời trai trẻ 

Cha của Putin là một người lính Nga chiến đấu chống lại Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ II và bị thương, sau chiến tranh, ông học xong đại học và làm kỹ sư trong một nhà máy. Mẹ của Putin là một công nhân bình thường, và một tín đồ Cơ đốc giáo sùng đạo. Hai người anh trai của Putin qua đời khi còn nhỏ, và ông trở thành người con duy nhất của cha mẹ, được cha mẹ rất yêu thương. 

Khi còn là một sinh viên, Putin đã bị thu hút bởi những câu chuyện KGB mà ông thấy trong sách và phim ảnh, và muốn lớn lên trở thành một nhân viên KGB. Thậm chí ông còn đến văn phòng KGB ở Leningrad (nay là St.Petersburg) để hỏi làm thế nào để trở thành KGB. Người ta nói với ông rằng, cần vào đại học, tốt nhất là học luật. Sau đó, ông vào đại học để học luật và học tiếng Đức. 

Sau khi vượt qua một loạt các kỳ thi nghiêm ngặt và tốt nghiệp, Putin đã toại nguyện, đã được KGB tuyển dụng. Sau khi được đào tạo ở Matxcơva, ông được cử sang Đông Đức làm nhà phân tích tình báo. Làm KGB là một yếu tố kích thích, và thứ hai là để phục vụ đất nước. Putin nói với Stone rằng, ông là một sản phẩm của sự giáo dục tuyên truyền yêu nước thuần túy của Liên Xô.

Sau khi Putin trở thành tổng thống, thế giới bên ngoài đã phóng đại về lý lịch KGB trước đây của ông. Một số bài báo của Nga nói rằng, Putin là một siêu điệp viên, sự nghiệp KGB của ông nguy hiểm ra sao, thu được tin tình báo vũ khí nước ngoài quan trọng như thế nào, v.v.

Putin công khai thanh minh trong một cuộc phỏng vấn với một phóng viên Nga vào năm 2000: Những lời tô vẽ đó đều là nói bừa, ông chỉ là một nhân viên phân tích tình báo dân sự bình thường. Tại Đông Đức, ông chịu trách nhiệm thu thập và phân tích chính trị của Đông Đức, Tây Đức và NATO, thông tin về các nhân vật chính trị và phe đối lập của họ, và viết báo cáo gửi cho tổng hành dinh. Tòa nhà tổng hành dinh KGB. (Phạm vi công cộng)

Sau này, Putin nói, loại công việc đó hầu như không thú vị như công việc điệp viên trong tiểu thuyết và phim ảnh mà ông đã xem khi còn là sinh viên. Nếu Putin là một người giỏi đóng kịch, khoe khoang bản thân, thì ông ấy có thể yên lặng mặc nhận những chuyện thêu dệt ly kỳ về ông. Theo nguyên tắc bảo mật, tổng hành dinh KGB cũng sẽ không đứng ra phủ nhận. Putin tự làm rõ chuyện này, thể hiện ông là người trung thực.

Làm thế nào mà Putin với xuất thân rất bình thường lại “nhất bộ đăng thiên”, trở thành Tổng thống Nga? Nếu nói rằng bản thân ông là “thiên lý mã”, thì ông đã rất may mắn khi gặp được hai Bá Nhạc giỏi nhất nước Nga: người thứ nhất là Anatoly Sobchak, người thầy của ông ở trường đại học, sau này được bầu làm thị trưởng St.Petersburg; người thứ hai là Tổng thống Boris Yeltsin.

Quý nhân thứ nhất: Người thầy 

Khi \”Băng nhóm 8 tên\” tổ chức đảo chính và quản thúc Tổng thống Gorbachev thì Putin từ chức, rời khỏi KGB. Ông luôn phản đối việc sử dụng vũ lực để thay đổi chế độ. Việc từ chức này thể hiện sự chán ghét của Putin đối với các cuộc đảo chính có vũ trang. Sự phẫn uất kéo dài cho đến ngày nay. Nhưng Putin không bao giờ tán thành chủ nghĩa cộng sản. Ông nói rằng ông không bị ảnh hưởng bởi \”Tư duy mới\” của Gorbachev, cũng như không bị ảnh hưởng bởi các ý tưởng khác. Lúc đầu, ông tin vào chủ nghĩa cộng sản, nhưng chứng kiến ​​sự lạc hậu của Đông Đức, và sự thất bại của Liên Xô trên thực tế, ông cho rằng, hệ thống kinh tế trì trệ và độc tài chính trị hiện có đã đi vào ngõ cụt.

Sau khi từ Đông Đức trở về St.Petersburg, Putin ban đầu dự định học tiến sĩ, và đi theo con đường học vấn. Khi nền dân chủ của Nga tiến bộ, ông Sobchak, thầy giáo của ông, đã thắng cử thị trưởng thành phố St.Petersburg, và mời Putin làm việc trong chính quyền thành phố.

Putin nói với người thầy rằng, tôi rất sẵn lòng làm việc cho thầy, nhưng thầy là thị trưởng được bầu, và tôi có bối cảnh KGB (ông vẫn còn trong hệ thống KGB vào thời điểm đó), điều này sẽ có ảnh hưởng xấu đến thầy. Không ngờ thị trưởng nói rằng, tôi không quan tâm đến điều đó, và đích thân ông gọi điện cho người đứng đầu KGB, yêu cầu họ loại bỏ Putin khỏi biên chế KGB. Người đứng đầu KGB đã đồng ý yêu cầu của thị trưởng St.Petersburg, chính thức để Putin ra khỏi KGB.

Sau khi gia nhập ban lãnh đạo thành phố, Putin trở thành Giám đốc Văn phòng Đối ngoại, và Phó Thị trưởng, trở thành cánh tay phải của người thầy, và rất được tín nhiệm. Một ví dụ nhỏ: Có lần 3 đồng nghiệp KGB trước kia đến gặp Putin, nhờ Putin giúp họ có được chữ ký của Thị trưởng trên một tờ công văn. Putin mở ngăn kéo và lấy ra ba tờ công văn để trắng có chữ ký khống của Thị trưởng, và nói: \”Thị trưởng tin tưởng tôi đến mức đó, làm sao tôi có thể hủy hoại sự tín nhiệm của Thị trưởng đối với tôi được\”.

Ba đồng nghiệp KGB cũ của Putin thất vọng ra đi. Phẩm chất đáng tin cậy này của Putin sau này đã giúp ông có được nhiều cơ hội quan trọng.

Putin đã thể hiện tài năng ở một số vị trí. Ông học chuyên ngành luật ở trường đại học, và cũng học chuyên ngành kinh tế. Cả hai điều này đều hữu ích nhất khi Liên Xô vừa tan rã, đang chờ được xây dựng lại. Người thầy của Putin, ông Anatoly Sobchak. (CC BY SA 3.0)

Nhưng khoảng thời gian tốt đẹp không kéo dài, người thầy của ông, Sobchak, tái tranh cử thị trưởng năm 1996, và bị thách thức bởi Phó thị trưởng thứ nhất Yakovlev (Putin là Phó thị trưởng thứ hai), cuối cùng bị thua 1,2%. Yakovlev đã sát cánh cùng Putin để hỗ trợ Sobchak đưa St.Petersburg phát triển. Khi Yakovlev nhảy ra để thách thức sếp của mình, Putin, người trung thành với người thầy và sếp của mình (cũng là tổng quản chiến dịch của Sobchak), đã mắng Yakovlev trên TV, và gọi ông ta là Judas. 

Nhưng có lẽ biết được khả năng và phẩm chất của Putin, Yakovlev đã mời Putin làm phó thị trưởng sau khi thắng cử, nhưng Putin đã chọn cách rút lui cùng với người thầy Sobchak của mình.

Sobchak từ bỏ tôn giáo để theo đuổi chính trị vào năm 1991, và được bầu làm thị trưởng thành phố St.Petersburg với 70% phiếu bầu. Ông là người cởi mở, thích đọc và viết, và là chính khách Nga đăng nhiều bài báo nhất thời bấy giờ. Trong cuộc bình chọn “nhân vật của năm” năm 1991, người thứ nhất là Yeltsin, người thứ hai là Sobchak. Nhưng Sobchak là kẻ thù chính trị chính của Yeltsin. Quan điểm chính trị của Sobchak là: ủng hộ hệ thống dân chủ, nhưng kiên quyết phản đối sự khoan dung của Gorbachev và Yeltsin đối với sự tan rã của Liên Xô.

Người thầy Sobchak nhận định rằng, Putin rất tài năng và đề nghị Putin đến Matxcơva để tìm một công việc trong chính phủ. Nhưng Sobchak là đối thủ chính trị của Yeltsin, nên không thể giúp đỡ được. 

Khi Putin là Phó Thị trưởng St.Petersburg, người phụ trách kinh tế của thành phố thời kỳ cộng sản đã bị thị trưởng đắc cử cách chức. Có thời điểm, tình trạng của người này tồi tệ đến mức gần như sống trên đường phố, không ai nghĩ rằng ông ta có thể có một tương lai chính trị nào. Nhưng Putin cho rằng, ông ấy là một người làm việc chăm chỉ và là nhân tài xuất sắc, trước đó, cả thành phố Leningrad đều dựa vào ông ấy để điều hành. Vì vậy, mỗi khi vị cựu quan chức này đến chính quyền thành phố làm việc, Putin đều không để ông ấy ngồi đợi trong phòng tiếp khách, mà ngay lập tức ra tận nơi tiếp đãi ông. 

Người này sau đó trở thành Phó Thủ tướng thứ nhất của chính phủ Yeltsin. Khi nghe một người bạn nói rằng, Putin muốn tìm một công việc ở Matxcơva, Phó Thủ tướng thứ nhất lập tức tiến cử Putin làm Cục phó Cục Tài sản, thuộc Văn phòng Tổng thống Yeltsin, để thanh lý tài sản của Liên Xô ở nước ngoài. 

Khi những người khác rơi vào cảnh tuyệt vọng, Putin không cậy thế lực, có khả năng nhận biết đánh giá nhân tài, và thiện tâm đối đãi, điều này khiến ông được thiện báo. Sau này, khi nói về thời kỳ đó, Putin nói rằng, khi đấy tôi không nghĩ ông ấy vẫn nhớ đến tôi.

Quý nhân thứ hai: Boris Yeltsin

Tài năng của Putin nhanh chóng thu hút sự chú ý của Yeltsin, trong vòng một năm, ông được thăng chức Giám đốc Tài sản, tiếp theo là Phó Giám đốc Văn phòng Tổng thống, Giám đốc Cục An ninh Quốc gia (tương đương giám đốc KGB trước kia) và Giám đốc Hội đồng An ninh Liên bang. Yeltsin ngưỡng mộ Putin đến nỗi đã nhanh chóng đề bạt ông lên làm Phó Thủ tướng và Thủ tướng. Vì để Putin có thể thắng cử tổng thống năm 2000, để Yeltsin nghỉ hưu sớm, Yeltsin đã tạo một cơ hội để Putin thể hiện tài năng của mình, để ông làm “quyền tổng thống”, để công chúng biết đến ông.

Yeltsin giao cho Putin những chức vụ quan trọng trong nước, đương nhiên biết rõ lý lịch của ông, nhưng Yeltsin cũng không né tránh việc Putin là cấp phó của đối thủ chính trị của chính mình, mà coi trọng nhân phẩm và tài năng, điều đó cho thấy phẩm đức và trình độ của Yeltsin.

Từ năm 1991, khi Putin làm Phó Thị trưởng thành phố St.Petersburg cho đến \”quyền tổng thống\” của Nga, tổng cộng chỉ 9 năm. Hơn nữa, ông đến Matxcơva để tìm việc vào tháng 8 năm 1996. Đến ngày 31 tháng 12 năm 1999, chỉ trong hơn ba năm, ông đã trở thành một Tổng thống quyền lực của Nga, quả là lên ngôi nhanh như tên lửa. Nhưng trong quá trình này, Putin đã giành được sự đánh giá cao và trọng dụng của Yeltsin, hoàn toàn nhờ tài năng xuất chúng và sự bình tĩnh, dứt khoát khi giải quyết công việc của ông. Ngoài ra, còn một điều quan trọng khác, đó là lòng trung thành và sự coi trọng chính nghĩa của ông, điều đó thậm chí còn trở thành yếu tố quan trọng để Yeltsin quyết định chọn ông làm người kế vị.Boris Yeltsin. (CC BY SA 3.0)

Như đã đề cập trước đó, sau khi Sobchak không tái đắc cử, thị trưởng mới đắc cử đã mời Putin ở lại làm phó thị trưởng, nhưng Putin nhất quyết không chấp nhận giữ chức Phó Thị trưởng mới, mà rút lui cùng với thầy, qua đó thể hiện nghĩa khí và lòng trung thành của Putin.

Sau khi vào Phủ Tổng thống của Yeltsin, Putin được thăng chức một mạch, có thể gọi là lên như diều gặp gió. Nhưng thầy của ông đã gặp xui xẻo và bị thanh trừng, thậm chí bị bắt vì nhiều tội danh. Sau khi biết tin, Putin đã có một hành động cực kỳ táo bạo. Ông đã sử dụng quyền hạn của mình để có được một chiếc máy bay, và “vận chuyển lậu\” người thầy ốm yếu ra khỏi đất nước, đến nước Pháp. Làm một chuyện điên rồ như vậy, chẳng phải Putin rõ ràng là sẽ tự hủy hoại tương lai của mình sao? 

Khi đó, Putin giữ chức vụ quan trọng trong Phủ Tổng thống, được Yeltsin coi trọng, tiền đồ vô lượng! Vậy mà Putin đã giúp đối thủ chính trị của Yeltsin (người thầy bị bệnh và không có tương lai chính trị) trốn ra nước ngoài. Đây chính là một vụ tự sát chính trị. Hơn nữa, sử dụng quyền lực để \”đưa lậu\” người ra khỏi đất nước cũng là một hành vi bất hợp pháp, không chỉ khiến Putin đối mặt với việc bị cách chức, mà thậm chí có thể bị điều tra và bị kết án tù.

Trong một cuộc phỏng vấn nhiều năm sau đó, khi được hỏi về điều này, Putin nói rằng, ông không cân nhắc gì đến tương lai chính trị của mình, nhưng lo lắng rằng nếu người thầy mắc bệnh tim nặng mà bị đưa vào tù, chắc chắn đó sẽ là một con đường chết (Trong thời gian Putin làm tổng thống, Sobchak chết vì một cơn đau tim). Còn bản thân ông, cùng lắm là mất việc ở phủ tổng thống, bị trừng phạt và bỏ tù, thì sức khỏe của ông vẫn tốt hơn thầy của mình, và có thể sống sót.

Một nhân vật có thể lựa chọn hy sinh tương lai của chính mình để giải cứu người thầy của mình, thử hỏi liệu có người thứ hai trong thế giới ngày nay? Chỉ dựa vào điều này, Putin đã là một \”động vật quý hiếm\”, trên chính trường xưa nay chưa từng có người thứ hai.

Sau khi đưa người thầy sang Pháp, Putin trực tiếp đến gặp Yeltsin để “tự mình ra đầu thú”, khai nhận mọi chuyện, rồi lấy chìa khóa phòng làm việc đưa cho Yeltsin, nói rằng sẽ về nhà chờ cảnh sát đến bắt.

Yeltsin há miệng tròn mắt, mãi không nói nên lời. Putin, người mà ông tin tưởng nhất, lại giúp kẻ thù chính trị của ông chạy trốn ra nước ngoài. Sự “phản nghịch” này khiến người ta quá kinh ngạc. Theo tự truyện của Yeltsin, ông nói rõ rằng, khi đó đầu óc ông quay cuồng với rất nhiều ý nghĩ.

Tự truyện của Yeltsin tiết lộ, việc lựa chọn Putin làm người kế nhiệm có liên quan trực tiếp đến vụ việc này. \”Tôi đã có một phản ứng vô cùng phức tạp vào thời điểm đó. Putin không chỉ tự mình mạo hiểm, theo một phương diện khác mà nói, hành động này của ông ấy khiến tôi cảm thấy kính trọng sâu sắc…” – Yeltsin nói: \”Tôi thường tự hỏi bản thân một cách đau đớn: Ai sẽ hỗ trợ tôi? Ai thực sự có thể đứng sau lưng tôi? … Ngay tại thời điểm sau khi Putin thú nhận với tôi rằng, ông đã trộm đưa người thầy của ông ta đi, tôi bỗng nhiên bừng tỉnh ngộ, người này chính là người kế vị mà tôi đang tìm kiếm!\”.

Kết quả, Yeltsin không những không tức giận, mà còn đưa lại chìa khóa, cười và nói với Putin: \”Anh biết không? Sở dĩ tôi đánh giá anh cao chính là vì anh có hai ưu điểm mà người khác không có: Một là khí chất và lòng quả cảm của một quân nhân, hai là thái độ đối đãi với bạn bè\”.

Từ sự việc này, trong tích tắc, một tia sáng đã rọi vào suy nghĩ của Yeltsin, Putin chính là người mà ông đang tìm kiếm và có thể tin tưởng. Giao nước Nga cho Putin, ông ấy có thể yên tâm! Sau đó, ông không chỉ đề bạt Putin làm thủ tướng, ông còn từ chức sớm trước nửa năm, và trao lại vị trí tổng thống cho Putin.

Hành động này của Putin quả là là một kỳ tích anh hùng không thể tưởng tượng nổi trong thời bình. Yeltsin cũng vô cùng xuất sắc, thứ mà ông ấy coi trọng không phải là bè phái hẹp hòi, mà là phẩm cách, khí chất và năng lực làm việc của một người. Yeltsin đã đưa ra sự lựa chọn quan trọng nhất, không chỉ cho bản thân ông ta (Yeltsin không bị thanh toán cho đến khi chết), mà còn là sự lựa chọn quan trọng nhất cho tương lai của nước Nga!

Trải nghiệm này của Putin và Yeltsin là một kỳ tích anh hùng của đời thực, kịch tính và quyến rũ hơn câu chuyện trong tiểu thuyết. Đây là hai chính khách có phẩm chất đạo đức, yêu nước Nga sâu sắc, đặt lợi ích nước nhà lên trên lợi ích cá nhân. Những lời đầu tiên của Yeltsin ngay sau khi trao quyền cho Putin là: \”Hãy chăm sóc tốt nước Nga\”. Và đây là điều mà Putin đã chiến đấu trong nhiều thập kỷ!

Không thể đoán trước cuộc chiến Ukraine sẽ kết thúc như thế nào, nhưng điều đã biết là hình ảnh của Tổng thống Putin đã bị tổn hại nghiêm trọng ở phương Tây, ông bị gọi là kẻ độc tài, tội phạm chiến tranh, và thậm chí là một Hitler đương thời.

Các phương tiện truyền thông phương Tây, nơi mà phe cánh tả chiếm ưu thế áp đảo, kiểm soát gần như toàn bộ dư luận phương Tây, vì vậy bất kể họ nói gì, dù lời nói dối lớn đến đâu cũng có thể trở thành ‘sự thật’. Những ai hiểu rõ những lời vu khống và phỉ báng của giới truyền thông cánh tả đối với Tổng thống Trump, đều biết rằng lời nói trên không phải là một sự cường điệu.

Liệu pháp sốc đánh sập nền kinh tế Nga

Khi Putin còn là thủ tướng, cách tiếp cận cứng rắn của ông đối với những kẻ khủng bố Chechnya đã chiếm được cảm tình của người dân Nga. Vào đêm ngày ông trở thành quyền tổng thống (vào thời điểm đó, cuộc chiến Chechnya lần thứ hai chỉ mới diễn ra vài tháng), ông đã dẫn phu nhân của mình và vợ chồng Giám đốc Cục An ninh Quốc gia cùng những người khác mạo hiểm ra tiền tuyến ở Chechnya.

Đầu tiên, họ đi bằng máy bay, sau đó là trực thăng, rồi đến ô tô, cuối cùng họ đến doanh trại vào lúc 2h30 sáng ngày Tết Dương lịch năm 2000. Putin đích thân đến an ủi các sĩ quan và những người lính, làm rung động trái tim của binh sĩ. Vợ của Putin sau đó kể lại: Những người lính ngạc nhiên đến mức tưởng rằng họ đang mơ, và họ không thể tin rằng, Putin đích thân đến tiền tuyến ăn Tết cùng với họ. Sau khi đoàn của Putin trở về Matxcơva, Yeltsin tổ chức một bữa tiệc tại nhà để chiêu đãi họ, cảm ơn hành động hùng tráng của Putin đã ra mặt trận để cổ vũ khích lệ các chiến sĩ.

Đồng thời với cuộc tấn công quân sự, Putin tiến hành một cuộc chiến trái tim. Putin đã có một cuộc nói chuyện chân tình với Tổng thống Chechnya. Cuối cùng ông thuyết phục được bên kia suy nghĩ vì đại cục của nước Nga, Chechnya ở lại Nga và không ly khai nữa, đồng thời Nga cũng trao cho Chechnya quy chế của một nước cộng hòa tự trị cao. Ngày nay Chechnya là đồng minh kiên định nhất của Nga. Có thể thấy rằng Putin có một khả năng giải quyết vấn đề phi thường.

Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2000 ở Nga, trong số 11 ứng cử viên, Putin đã giành chiến thắng với 53,4% số phiếu và được bầu làm tổng thống. Nhưng những gì ông tiếp quản là một mớ hỗn độn. Bởi vì Yeltsin quá thân phương Tây, ông ấy đã sử dụng \”liệu pháp sốc\” của nhà kinh tế học Jeffrey Sachs của Đại học Harvard Mỹ để điều trị. Đó là \”một bước hoàn thành\” tư hữu hóa tất cả tài sản sở hữu nhà nước, tài sản nhà nước được chia cho người dân với chứng từ giống như cổ phiếu, nhưng không thể đổi ngay thành tiền mặt được. 

Trong khi đó, một số nhà kinh doanh khôn ngoan, cùng với các nhà tư bản nước ngoài, đã thu mua những cổ phiếu này với giá cực kỳ thấp từ những người dân, những người không bao giờ biết giá trị trong tương lai của chúng. Kết quả là, một lượng lớn các doanh nghiệp nhà nước đã được mua bởi các doanh nhân Nga kết hợp với các nhà tư bản nước ngoài, và tài sản tập trung cao độ ở trong tay một số ít người, tình trạng thị trường độc quyền tài chính đã được hình thành. Kết quả là tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt, và suy thoái kinh tế sâu sắc. Nền kinh tế Nga những năm 1990 thậm chí còn tồi tệ hơn so với dưới thời Đảng Cộng sản Liên Xô vào những năm 1980. Khoảng cách giàu nghèo rất lớn, phúc lợi quốc gia gần như sụp đổ, và sự bất bình của công chúng sôi sục. 

Các trùm tài chính không chỉ kiểm soát toàn bộ nền kinh tế Nga, mà còn can thiệp nghiêm trọng vào chính trị. Một số nhà tài phiệt thậm chí còn ngạo mạn nói rằng, nếu họ muốn một con khỉ làm tổng thống thì con khỉ cũng có thể trở thành tổng thống. Đối mặt với tình huống này, Yeltsin rất tức giận, nhưng rất khó để thay đổi hiện trạng.

Nhiều người chế nhạo sự kém cỏi về kinh tế của Nga còn thua kém Trung Quốc, và phủ nhận con đường dân chủ của Nga, nhưng họ không biết tại sao nước Nga lại trải qua quá trình bi thảm sau khi Liên Xô sụp đổ. 

Vào thời điểm đó, các nhà kinh tế Châu Âu lập luận rằng, nền kinh tế Nga nên được tư nhân hóa dần dần, thay vì làm tất cả cùng một lúc. Nhưng vì quá thân Mỹ và hoàn toàn tin tưởng vào Mỹ, nên Yeltsin đã không tiếp thu ý kiến ​​của các nhà kinh tế Châu Âu, mà làm theo lời khuyên của các nhà kinh tế Mỹ. Các hướng dẫn đã được làm theo, và kết quả là thảm họa. Có thể nói, sau khi Liên Xô tan rã, kẻ giáng đòn mạnh đầu tiên vào Nga chính là Mỹ. Nếu nói “liệu pháp shock” là một tai nạn, thì sau đó, hàng loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Nga do Hoa Kỳ khởi xướng và lãnh đạo, nhằm làm suy yếu sức mạnh quốc gia của Nga, đều là hữu ý thực hiện.Tổng thống Nga Yeltsin năm 1991. (Ảnh wikipdedia/ CC BY SA 4.0)

Một lý do quan trọng khác khiến nền kinh tế Nga không tốt bằng Trung Quốc là, liệu pháp sốc đã dẫn đến việc các nhà tài phiệt phân chia tài sản của Nga. Sau khi nền kinh tế thành mớ hỗn độn, nó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đầu tư nước ngoài. Làm sao có thể phát triển mà không có tiền? Hơn nữa, Nga không có \’kho vàng\’ khổng lồ như Trung Quốc với sự trợ giúp của Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản và Hoa kiều. Nguồn tiền khổng lồ đầu tiên do người Hoa ở nước ngoài đầu tư đã tạo thành một bàn đạp cho sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc. Ngay sau khi bắt đầu phát triển, các quốc gia khác đã nhìn thấy tiềm năng, và sau đó hình thành một cơn sốt đầu tư vào Trung Quốc. Tất nhiên có tiền là tiền đề để nền kinh tế khởi động và cất cánh.

Ngoài ra, Đặng Tiểu Bình sau khi lên nắm quyền đã không thực hiện những thay đổi mạnh mẽ cùng một lúc, mà “dò đá qua sông”, bắt đầu từ việc thí điểm “đặc khu kinh tế” ở Thâm Quyến, rồi từ vùng duyên hải vào nội địa, từng bước phát triển. Ông đưa ra hàng loạt chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài, còn đối với doanh nghiệp nhà nước thì trước tiên thực hiện chế độ đấu thầu, hợp đồng, v.v. Đó đều là những yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế ổn định. 

Về mặt kinh tế, thực tế là các biện pháp của Yeltsin đã thua Đặng Tiểu Bình. Các biện pháp của Đặng Tiểu Bình cũng không hỏi ý kiến ​​của Mỹ và Châu Âu, mà là học kinh nghiệm từ Lý Quang Diệu của Singapore.

Danh tiếng của Putin được mở đầu bằng những thành tựu chính trị

Trước khi Putin trở thành tổng thống, khi tháp tùng Yeltsin vào phủ tổng thống để đàm phán với các nhà tài phiệt tài chính, ông đã nhận thức rõ ràng rằng vấn đề nghiêm trọng là, những nhà tài phiệt này đang có mặt trong nền kinh tế và chính trị của nước Nga. Do đó, sau khi Putin lên nắm quyền, các thế lực tài phiệt đã bị tấn công mạnh mẽ đầu tiên (một số người ở nước ngoài ngày nay lớn tiếng công kích Putin đều là những nhà tài phiệt đã bị thanh trừng vào năm đó). Nước Nga đã giành lại quyền kiểm soát tình hình kinh tế. Thứ hai là thay đổi hệ thống thuế thành một mức thuế duy nhất là 13% (tương đương mức thuế 12,5% của Ireland vào thời điểm đó, mức thuế của Nga thấp thứ hai trên thế giới). 

Doanh nghiệp và thị trường có ảnh hưởng ngay lập tức. Sau khi Putin thắng cử trở thành tổng thống, nền kinh tế Nga bắt đầu tăng vọt, nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó khăn thời Yeltsin. Tổng sản phẩm quốc nội tăng gần 72%, sức mua tương đương tăng khoảng 6 lần, số người nghèo giảm một nửa, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 300 USD lên hơn 10.000 USD, và tỷ lệ thất nghiệp giảm từ hơn 13% khi Liên bang Xô viết sụp đổ xuống còn khoảng 5%. 

Xã hội ổn định, nhân dân an cư lạc nghiệp. Khi đất nước trở nên giàu có, Putin bắt đầu tăng lương hưu và chăm sóc những người ở tầng lớp dưới của xã hội. Những thành tựu và cách làm này đã khiến Putin rất được lòng dân chúng. Mặc dù trong các phương tiện truyền thông có một số là doanh nghiệp nhà nước, nhưng hầu hết đều thuộc sở hữu tư nhân, và được hưởng quyền tự do ngôn luận. Nga cũng không có tường lửa mạng, và có thể tự do truy cập thông tin ở nước ngoài.

Ngoài việc đưa nền kinh tế trở lại con đường đúng đắn, thành tựu ấn tượng khác của Putin là giải quyết tình trạng bất ổn ở Chechnya, và xóa bỏ khủng bố trong nước, tạo ra an ninh và ổn định của đất nước. Trong số 144 triệu người Nga, 12% là người Hồi giáo (gần bằng với tỷ lệ người da đen ở Hoa Kỳ), nhưng Putin nhấn mạnh đến sự chung sống hòa bình, và bình đẳng sắc tộc, không có chia rẽ và bạo loạn giữa những người Hồi giáo ở Nga, tình hình khá ổn định. 

Putin tinh thông luật pháp Nga, ông cũng trực tiếp tham gia soạn thảo Hiến pháp Nga, trao quy chế tự trị cho 22 nước cộng hòa. Ông cũng hữu ý thông qua quốc hội lập pháp, cấm thanh trừng các cựu lãnh đạo nhà nước. Do đó, giống như Gorbachev, Yeltsin, v.v., tất cả đều trải qua những năm tháng tuổi già trong yên bình mà không có bất kỳ sự trả đũa chính trị nào, và Putin cũng duy trì mối quan hệ hòa nhã tốt đẹp với họ.

Điều này về cơ bản khác với Hàn Quốc và Đài Loan ở Châu Á, và nó cũng khác đáng kể so với cách đấu tranh của cựu Tổng thống Mỹ Trump. Cách làm lý trí này đã dẫn đến một quá trình chuyển đổi chính trị suôn sẻ ở Nga, và sự chung sống hòa bình giữa các nhóm dân tộc khác nhau, mà không có bất kỳ sự bất ổn xã hội hay bạo lực nào.

Bước đi này rất quan trọng đối với nước Nga, một quốc gia chia rẽ ly tán sau khi Liên Xô tan rã, và nền kinh tế đang trên đà sụp đổ. Do đó, tỷ lệ ủng hộ Putin ở Nga siêu cao, nó được lát bằng những thành tựu thực sự, và không ai có thể sánh được với Putin.

Trong thời Yeltsin, Đảng Cộng sản Nga là đảng lớn nhất trong Quốc hội trong một thời gian dài, đảng \”Nước Nga thống nhất\” của Putin chỉ lớn thứ hai, sau đó là các đảng dân túy, các đảng cánh tả thân phương Tây, và nhiều đảng nhỏ khác. Vì vậy, sự lựa chọn của Nga là giữa Putin và Đảng Cộng sản. Nếu không bỏ phiếu cho Putin, thì chính là Đảng Cộng sản quay lại nắm quyền. Giờ đây, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu đều đang ra tay đàn áp Putin và trừng phạt Nga, điều này tương đương với việc mở đường cho sự trở lại của Đảng Cộng sản.

Putin kiên định chống Cộng, khi lên nắm quyền, ông đã cam kết làm suy yếu quyền lực của Đảng Cộng sản, và nhanh chóng đưa họ xuống thành đảng lớn thứ hai trong Quốc hội (Duma). Hiện nay, đảng \”Nước Nga thống nhất\” đã trở thành đảng lớn nhất, nắm giữ 343 trong tổng số 447 ghế trong Quốc hội, chiếm 72%, vượt xa 2/3. Putin đã khiến số ghế quốc hội của Đảng Cộng sản và các đảng dân túy giảm xuống dưới 30%.

Putin có phải là một kẻ độc tài?

Putin là một kẻ độc tài, cái mác này đã được truyền thông phương Tây \”thổi bùng\” trong hơn mười năm, nó đã khắc sâu trong ấn tượng của mọi người. Putin là tổng thống nhiệm kỳ thứ tư, 2 nhiệm kỳ làm thủ tướng, tức là trong hơn hai thập kỷ qua, ông là trung tâm quyền lực ở Nga. Đặc biệt là sau hai lần làm tổng thống, ông ấy đã quay trở lại và làm một nhiệm kỳ thủ tướng, sau đó ông lại làm tổng thống nên rất có thể bị thế giới bên ngoài cáo buộc là: độc tài. Nhưng lời buộc tội này cách khá xa sự thật.

Thứ nhất, Putin không phải là người ham quyền lực. Khi Yeltsin lần đầu tiên nói với Putin rằng, muốn bổ nhiệm ông làm thủ tướng, và sau đó để ông trở thành tổng thống, là người kế nhiệm của Yeltsin, Putin đã từ chối. Suy nghĩ đầu tiên của ông là gia đình vợ và con gái không có \”quyền riêng tư\”: \”Tôi giấu các con của mình vào đâu?\”. Stone, người đã phỏng vấn Putin, rất ngạc nhiên nói: Ông đã từ chối? Putin nói: Khi đó, điều mà tôi nghĩ là cuộc đời tôi sẽ hoàn toàn thay đổi, hơn nữa đó là trách nhiệm trọng đại liên quan đến vận mệnh của hàng trăm triệu người. Yeltsin đành phải nói: \”Vậy thì chúng ta sẽ nói chuyện lần sau\”.

Putin thực sự từ chối vị trí tổng thống, hơn nữa lại là tổng thống của một đất nước lớn như vậy, thử hỏi có người thứ hai trên thế giới này không? Một người như vậy có phải là người lấy quyền lực làm mục tiêu không?Yeltsin từ chức năm 1999 trao quyền Tổng thống cho Putin năm 1999. (Ảnh wikipedia/ CC BY SA 4.0)

Thứ hai, điều phương Tây bóp méo phổ biến nhất, và được đại chúng chấp nhận nhiều nhất, là việc Putin thay đổi hiến pháp để ông có thể bầu lại làm tổng thống. Thực tế là: Hiến pháp Nga được ban hành năm 1993 đã quy định rằng, sau khi tổng thống đã phục vụ hai nhiệm kỳ, chỉ cần gián đoạn một nhiệm kỳ, ông ấy có thể quay lại và tái cử, và sau khi bầu cử lại, ông ấy có thể được bầu lại vô thời hạn. Có nghĩa là, ông ấy được bầu lại sau gián đoạn một nhiệm kỳ, hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp Nga, ông ấy không cần phải sửa đổi hiến pháp nào cả, vẫn có thể chiểu theo Hiến pháp Nga, liên tục được bầu lại cho đến chết.

Trong cuộc phỏng vấn của Stone với Putin, một điều mà Putin không biết trước đây là Roosevelt là tổng thống Mỹ bốn nhiệm kỳ. Một số người ở Hoa Kỳ đã mắng Roosevelt, vậy ông có phải là một nhà độc tài không? Không! Bởi vì khi Roosevelt nắm quyền, Hiến pháp Hoa Kỳ không giới hạn tổng thống trong hai nhiệm kỳ (nó đã được sửa đổi sau khi ông qua đời), vì vậy dù ông ấy có tại chức bao nhiêu nhiệm kỳ đi chăng nữa thì điều đó vẫn hợp pháp. Tương tự như vậy, sau khi Putin đắc cử hai nhiệm kỳ, ông ấy lại được bầu lại sau khi gián đoạn một nhiệm kỳ, điều này hoàn toàn tuân thủ Hiến pháp Nga.

Tại sao lại vu khống ông là độc tài? Các chính trị gia và phương tiện truyền thông phương Tây sẽ không nhìn vào Hiến pháp Nga trước khi buộc tội sao? Chắc chắn không phải vậy. Một điều đơn giản như vậy không thể khiến người ta tin được. Chính là họ đang cố tình phớt lờ, cố ý mơ hồ để yêu ma hóa Putin.

Trong nhiệm kỳ thủ tướng của Putin, Quốc hội đã sửa đổi hiến pháp, chỉ thay đổi nhiệm kỳ của tổng thống từ 4 năm lên 6 năm, và kéo dài nhiệm kỳ của các thành viên Duma Quốc gia (hạ viện) từ 4 năm đến 5 năm. (Đất nước vẫn đang trong tình trạng hỗn loạn đáng kể, điều này cho phép các chính trị gia không phải vừa trúng cử lại phải chuẩn bị cho cuộc bầu cử tiếp theo, từ đó chểnh mảng chính sự quốc gia).

Năm 2020, Nga sửa đổi hiến pháp một lần nữa, giới truyền thông phương Tây đã tùy tiện tung tin, cho rằng Putin sửa đổi hiến pháp để cầm quyền đến chết. Thực tế là, lần sửa đổi Hiến pháp này lại là thay đổi tổng thống có thể được bầu lại vô thời hạn, chuyển sang kiểu Mỹ là chỉ được bầu hai nhiệm kỳ (mỗi nhiệm kỳ vẫn là 6 năm). Nhưng trước khi sửa đổi hiến pháp, nhiệm kỳ của tổng thống sẽ quy về 0, vì vậy sau khi nhiệm kỳ của Putin hết hạn vào năm 2024, ông có thể tham gia tranh cử và tái đắc cử, đồng thời phục vụ hai nhiệm kỳ cho đến năm 2036. 

Sửa đổi hiến pháp vốn không cần thông qua cuộc trưng cầu dân ý, nhưng Putin đã yêu cầu một cuộc trưng cầu để bày tỏ quan điểm của công chúng. Kết quả trưng cầu dân ý là 77,92%. So với tỷ lệ 77,53% mà Putin giành được trong cuộc tuyển cử năm 2018, tỷ lệ còn cao hơn. Trong sửa đổi hiến pháp này, có một điều khoản rằng \”nhiệm kỳ của tổng thống sẽ được đặt lại về 0 trước khi sửa đổi hiến pháp\”, nó đã được thông qua bằng một cuộc trưng cầu dân ý đồng thuận cao. Rõ ràng là người dân Nga chỉ mong Putin tiếp tục tại vị. Nói cách khác, nếu không có điều khoản này, cuộc trưng cầu dân ý này đã không được thông qua.

Nga phải đối mặt với sự đàn áp của toàn bộ thế giới phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu, người Nga hy vọng vào một người có kinh nghiệm đáng kể về tình hình trong nước và quốc tế, đặc biệt là một tổng thống có nhân phẩm tốt, mạnh mẽ đáng tin cậy. Điều này có thể lý giải được.

Tóm lại, ngay cả khi không có sửa đổi hiến pháp nào, sau khi Putin đảm nhiệm hai nhiệm kỳ tổng thống vào năm 2008, sẽ có một nhiệm kỳ gián đoạn ở giữa, và ông sẽ quay trở lại vào năm 2012. Với tỷ lệ ủng hộ cao, Putin vẫn có thể được bầu lại từng nhiệm kỳ một, cho đến khi chết, hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp Nga, hoàn toàn không có việc Putin vì muốn nắm giữ quyền lực tổng thống mà sửa đổi Hiến pháp. Tại thời điểm này trong lịch sử, miễn là người dân Nga chọn ông làm điều đó, thì ông ấy không phải là một kẻ độc tài. 

Đúng như Gorbachev đã nói trong một cuộc phỏng vấn với BBC\”Ông ấy (Putin) vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm. Tôi ủng hộ việc tuân thủ luật pháp, nhưng tôi cũng muốn nói với bạn, tôi vĩnh viễn không phản đối những việc mà tất cả mọi người đều đồng ý\”. Ở Nga, nơi không có tường lửa, và có quyền tự do báo chí đáng kể, thì kết quả trưng cầu dân ý này là chân thực.

Về câu hỏi liệu Putin có dân chủ hay không, Stephen Cohen, một chuyên gia Mỹ am hiểu về Liên Xô, đã đánh giá rất có lý: “Putin có dân chủ không? Phải xem bạn so sánh với ai. So với các nhà lãnh đạo của Trung Đông, thì ông ấy dân chủ. So với Clinton, thì ông ấy không phải. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều có đồng hồ lịch sử của riêng họ. Tất cả các bạn đều nói Putin là xấu, lẽ nào bạn lựa chọn Stalin, Brezhnev, Andropov? Người Nga đánh giá ông ấy theo hiện trạng và tiến trình lịch sử của chính đất nước họ\”. Nói cách khác, bạn không thể yêu cầu Nga đi theo đồng hồ lịch sử nước Mỹ được.

Giáo sư Cohen tiếp tục: \”Putin trở thành tổng thống năm 2000 gần như một cách tình cờ, kế thừa một đất nước đã sụp đổ hai lần trong thế kỷ 20: Một là cuộc cách mạng cộng sản vào năm 1917, và hai là sự sụp đổ của Liên bang Xô viết vào năm 1991, đất nước bị tàn phá và 75% dân số ở trong tình trạng đói nghèo. Còn có nước nào nữa như nước Nga? Nga mất chủ quyền trong những năm 1990 về chính trị, chính sách đối ngoại, an ninh, tài chính. Putin đã nhìn thấy sứ mệnh của ông ấy. Ông ấy đã nói nhiều lần rằng, phải khôi phục chủ quyền của Nga, có nghĩa là làm cho quốc gia hoàn chỉnh trở lại, cứu người dân của mình, xây dựng quốc phòng của mình. Đây là sứ mệnh của ông ấy. Theo tôi thấy, dường như mọi thứ ông ấy làm đều tuân theo khái niệm về vai trò lịch sử của ông ấy, và ông ấy đã làm tốt”. (Hai đoạn trên được trích từ: Debunking the Putin Panic with Stephen Cohen)Stephen Cohen. (Wikipedia/Fair use)

Ở góc độ khác, Mỹ đã nhiều lần lật đổ các chế độ ở Trung Đông và cố gắng thúc đẩy một cách cứng rắn “dân chủ kiểu Mỹ”, nhưng đều thất bại, khiến nhiều người bắt đầu suy nghĩ lại về cái gọi là vấn đề dân chủ \”một bước hoàn thành\”. Sau khi Nga trải qua một cuộc chia cắt lớn của đất nước, và một cuộc khủng hoảng kinh tế gần như sụp đổ, việc muốn một nền dân chủ “một bước hoàn thành”, liên tục thay đổi các nguyên thủ quốc gia, thì có thể là quá vội vàng. Nó khiến Nga rơi vào tình trạng hỗn loạn chính trị và suy thoái kinh tế nghiêm trọng hơn, thậm chí Đảng Cộng sản Nga sẽ quay trở lại.

Sau khi Liên Xô vĩ đại tan rã, Yeltsin yêu cầu các học giả Mỹ tham gia vào \”liệu pháp sốc\”, và thực hiện phương pháp cực đoan là tư nhân hóa \”một bước hoàn thành\”, khiến nền kinh tế của đất nước bị lung lay đến mức sụp đổ. Liên Xô vĩ đại ban đầu là một hệ thống cộng hòa, sau khi tan rã, Liên Xô được chia thành hơn chục quốc gia, khiến 25 triệu người thuộc Liên Xô cũ bỗng chốc thấy mình ở một \”ngoại quốc\”. Những quốc gia tách ra tương đương với các tỉnh của Trung Quốc trước đây, các vấn đề gia tộc, công việc, hôn nhân, v.v. tự nhiên đều có quan hệ đan xen với nhau. Bây giờ chỉ qua một đêm, con dâu của bạn, con rể của anh đã trở thành \”người nước ngoài\”. Điều này khiến cả người Nga và những người ở các quốc gia nhỏ bé sau khi chia tách phải trải qua một giai đoạn thích nghi khá khó khăn. 

Trong khi cả đất nước còn đang trong tình trạng “bàng hoàng”, Chechnya sẽ nhân cơ hội để đòi độc lập một lần nữa. Như đã đề cập trước đó, 12% dân số Nga theo đạo Hồi, nếu giống như Chechnya, họ đang theo đuổi độc lập (đã lên kế hoạch), và một hiệu ứng domino xảy ra. Rất có thể một cuộc nội chiến toàn diện sẽ xảy ra, và biến thành hơn chục \”Chechnya\”. Đó sẽ là một thảm họa đối với Nga, và nhiều khả năng sẽ gây nguy hiểm cho toàn bộ Châu Âu và thậm chí cả Châu Á. 

Tất cả những nguy cơ trên đều không xảy ra là nhờ vào Putin, người có phong cách lãnh đạo quyết đoán và tài năng xuất chúng. Ông đã ổn định tình hình chung, không những không chia rẽ thêm nước Nga, mà còn mạnh mẽ chống khủng bố và giải quyết vấn đề Chechnya, đã ngăn cản sự trỗi dậy của chủ nghĩa Hồi giáo ở Nga và Châu Âu. Nếu không có một nhà lãnh đạo sắc sảo và thực dụng như Putin, thì sự chuyển đổi ở Nga không biết sẽ gian nan, khó khăn như thế nào. Rất có khả năng sẽ rơi vào cảnh nội chiến, tan rã, và kinh tế tiếp tục suy thoái, cộng thêm mọi cách trừng phạt và trấn áp của của Mỹ, viễn cảnh không thể tưởng tượng nổi.

Các phương tiện truyền thông phương Tây, nơi mà phe cánh tả chiếm ưu thế áp đảo, kiểm soát gần như toàn bộ dư luận phương Tây, vì vậy bất kể họ nói gì, dù lời nói dối lớn đến đâu cũng có thể trở thành ‘sự thật’. Những ai hiểu rõ những lời vu khống và phỉ báng của giới truyền thông cánh tả đối với Tổng thống Trump, đều biết rằng lời nói trên không phải là một sự cường điệu.

Hiện Putin đang bị tấn công bởi Anh, Mỹ và phương Tây, và Nga đang chịu các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện, chủ yếu vì ba cuộc xung đột sau:

Thứ nhất: Cuộc chiến Crimea

Trong lịch sử lâu dài của Nga, Crimea chưa bao giờ là của Ukraine, cho đến khi Khrushchev, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô (người Ukraine), cắt Crimea ra khỏi Nga một cách tùy tiện vào những năm 1950 và trao nó cho Ukraine, cũng là một phần của Liên Xô. Sau khi Liên Xô tan rã và Ukraine độc ​​lập, người Crimea đòi độc lập và trao trả cho Nga (người Nga địa phương chiếm 63%, người Ukraine chỉ 15%). Khi đó, Nga đứng ra vỗ về động viên, người Crimea mới dừng lại. 

Năm 2014, tổng thống được bầu một cách dân chủ của Ukraine đã bị lật đổ bởi một phong trào đường phố bạo lực do Hoa Kỳ hậu thuẫn, vì ông này thân Nga. Nga gọi đây là một \”cuộc đảo chính\”. Chính vì nền tảng này mà người dân Crimea đã bỏ phiếu cho nền độc lập. Tỷ lệ bỏ phiếu ủng hộ 98%, và Crimea đã quay trở lại Nga. Vụ việc ở Crimea là kết quả của việc Mỹ kích động Ukraine chống Nga. Hoa Kỳ cũng từng ủng hộ nền độc lập của Kosovo tách khỏi Nam Tư trong cuộc chiến ném bom kéo dài 80 ngày. 

Về nguyên tắc, Crimea, nơi người Nga chiếm đa số, cũng giống như Kosovo, có quyền lựa chọn quyền tự trị hoặc độc lập của quốc gia. Nhưng khi nói đến Crimea, Mỹ có \”tiêu chuẩn kép\” về độc lập. Nước Mỹ đã và đang hủy diệt mối quan hệ giữa Nga và Ukraine là nhằm làm suy yếu Nga. Một số chuyên gia vô cùng am hiểu về Nga, như George Kennan, Stephen Cohen, Mearsheimer, Kissinger… đều đã chỉ trích gay gắt việc Mỹ vẫn coi Nga là kẻ thù sau Chiến tranh Lạnh, nhưng cả 2 đảng ở Mỹ vẫn tiếp tục có những biện pháp thù địch làm suy yếu chính sách của Nga, nhằm duy trì vị thế siêu cường duy nhất trên thế giới của Mỹ. 

Cách tiếp cận này đã khiến nhiều người trước đây ngưỡng mộ vai trò \”cảnh sát thế giới\” của Mỹ bắt đầu đặt câu hỏi về mức độ \”lành tính\” của nhiều hoạt động quân sự của Mỹ trên khắp thế giới: \”thúc đẩy dân chủ\” và \”duy trì quyền bá chủ\”. Rốt cuộc, đâu mới là mục đích chính của Hoa Kỳ? Một quốc gia bá chủ có thực sự là một điều tốt cho hòa bình thế giới?Tổng thống Nga Putin ký hiệp ước gia nhập với các lãnh đạo Crimea năm 2014. (Ảnh wikipedia/ CC BY SA 4.0)

Thứ hai: Cuộc chiến Ukraine

Sau sự kiện Crimea, hai khu vực ở miền đông Ukraine cũng đòi độc lập (người Nga và người nói tiếng Nga chiếm đa số), và kết quả là các Tổng thống Ukraine Poroshenko và Zelensky chống Nga mạnh mẽ, họ đã ra lệnh một cuộc đàn áp quân sự và đã giết chết 14.000 người trong 8 năm qua. Trước Chiến tranh Ukraine, Nga đã đưa ra hai yêu cầu: phi quân sự hóa Ukraine (không gia nhập NATO), phi Quốc xã hóa (ngừng sử dụng phần tử Quốc xã để tàn sát người Nga ở miền đông Ukraine). Đây là yêu cầu cơ bản đối với an ninh của Nga. Nga không thể chấp nhận quân đội và tên lửa của NATO ở Ukraine, cũng như Hoa Kỳ không thể chấp nhận tên lửa của Liên Xô ở Cuba. 

Việc tàn sát người Nga ở khu vực miền đông Ukraine là không thể chấp nhận được, theo bất kỳ tiêu chuẩn văn minh và luật pháp quốc tế nào. Hai điều kiện này của Nga là hợp lý, nhưng chúng đã bị Zelensky từ chối, vì họ có Biden chống lưng. Nước Mỹ ngay từ đầu đã không muốn tránh chiến tranh, không những không thúc đẩy đàm phán để giải quyết vấn đề, mà ngược lại còn kích động chiến tranh, muốn nhân cơ hội làm suy yếu sức mạnh quốc gia của Nga, và biến Nga thành nước hạng hai, để duy trì quyền bá chủ toàn cầu đơn cực của Hoa Kỳ.

Trước sự tan rã của Liên Xô, Gorbachev và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô đã đưa ra quyết định khoan nhượng về việc có đồng ý dỡ bỏ Bức tường Berlin và thống nhất Đông và Tây Đức hay không. Gorbachev nói rằng, vào thời điểm đó, ngay cả Thủ tướng Pháp và Anh Margaret Thatcher cũng không đồng ý (việc thống nhất Đông và Tây Đức), nhưng Liên Xô đã khoan nhượng. Cũng vào thời điểm đó, Hoa Kỳ hứa rằng NATO sẽ không mở rộng thêm một tấc về phía đông. Sau đó, Liên Xô giải tán \”Tổ chức Hiệp ước Vacsava\”, một tổ chức nhằm chống lại NATO. 

Về lý mà nói, nước Nga chuyển đổi sang quốc gia dân chủ và giải thể Tổ chức Hiệp ước Vacsava, thì NATO cũng nên bị giải thể. Cho dù không giải thể cũng được, nhưng trong 20 năm qua, NATO đã thất hứa, bành trướng về phía đông tới 14 quốc gia, và tiếp tục xúi giục Ukraine và Nga chống lại nhau, thậm chí không tiếc chi phí, kích động lật đổ tổng thống Ukraine thân Nga – người được bầu một cách dân chủ. Hoa Kỳ một mặt nói rằng họ không ủng hộ việc Ukraine gia nhập NATO, một mặt lại xúi giục Ukraine chống Nga. Hơn nữa, Hoa Kỳ vẫn đóng quân tại Ba Lan, và đã ở đó trong 8 năm qua để huấn luyện binh sĩ Ukraine, cung cấp vũ khí và trang bị. Theo Giáo sư Stephen Cohen, nhận thức của người dân Nga về Hoa Kỳ là \”sự lừa dối và phản bội\”.

Nga đã kiên nhẫn trước sự bành trướng về phía đông của NATO và việc Mỹ xúi giục Ukraine có hành vi chống Nga, nhưng Ukraine là lằn ranh đỏ của Nga, chỉ mất vài phút là tên lửa phóng từ Ukraine sẽ tới được Matxcơva. Sau khi Zelensky lên nắm quyền, Ukraine đưa ra việc gia nhập NATO và ghi vào hiến pháp. Sau khi Biden lên nắm quyền, Biden một lần nữa tăng cường quân sự hóa Ukraine. Trước hàng loạt hành động của NATO do Mỹ đứng đầu, cảm giác nguy cơ của Nga là: Nếu người Nga ở khu vực miền đông Ukraine không được bảo vệ, thì trận chiến trong tương lai sẽ là cuộc chiến trên lãnh thổ Nga.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, người Nga hoàn toàn có niềm tin vào Hoa Kỳ và phương Tây. Người đứng đầu KGB thậm chí còn giao cho Mỹ thiết bị được Liên Xô sử dụng để nghe lén \”Đại sứ quán Mỹ tại Nga\”. Hơn nữa, họ thậm chí còn cho Hoa Kỳ tham quan căn cứ vũ khí hạt nhân chính của Nga, và cho Hoa Kỳ đặt các quan sát viên ở đó. Putin nói rằng, họ tin rằng họ không có kẻ thù, và họ là bạn, là đồng minh, là gia đình với Hoa Kỳ và phương Tây. 

Trong cuộc phỏng vấn với đạo diễn người Mỹ Stone, Putin từng nói về việc Hoa Kỳ là \”đồng minh của chúng tôi\”, và \”đối tác của chúng tôi\”. Vào thời điểm đó, Nga thực sự phơi bày hết ruột gan với Hoa Kỳ. Nhưng Hoa Kỳ không nhìn thẳng vào Nga, Nga không được đối xử bình đẳng, thậm chí Hoa Kỳ ngày càng có thái độ thù địch với Nga.

Dù bị đối xử bất công nhưng trong ba thập kỷ qua, Nga không những không làm mất lòng Mỹ và phương Tây, mà ngược lại, còn cố gắng hết sức để hợp tác với Mỹ trong việc chống khủng bố, chia sẻ thông tin, hàng không vũ trụ, giá cả dầu mỏ, và các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tư duy Chiến tranh Lạnh, thậm chí còn tin rằng, Liên Xô đã bị Mỹ đánh bại, và ngày nay Nga nên cúi đầu thuần phục Mỹ như Nhật Bản khi xưa. Sự sỉ nhục này đối với Nga ngày càng mạnh mẽ hơn, và cuối cùng đã bùng phát thành cuộc chiến Nga-Ukraine ngày nay.

Đây thực sự là một cuộc chiến Mỹ-Nga, mà Ukraine với tư cách là một đại diện cho Hoa Kỳ. Mỹ là nguồn gốc của cuộc chiến. Tại sao Mỹ muốn khơi mào chiến tranh? Vì Mỹ không thể dung thứ cho sự \”không thuần phục\” của Nga, nên phải tận dụng mọi cơ hội để làm suy yếu sức mạnh quốc gia của Nga. Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ không bao giờ can thiệp, trong khi họ có 100% khả năng can thiệp để ngăn chặn một cuộc chiến tranh.

Tuy nhiên, NATO do Hoa Kỳ lãnh đạo đã thù địch với Nga như thù địch Liên Xô, đàn áp Nga, kích động quan hệ giữa các nước vệ tinh của Liên Xô cũ và Nga, nuốt lời hứa, mở rộng NATO lên 14 quốc gia. Đồng thời, ở Ukraine, Mỹ và NATO chuẩn bị chiến tranh, trang bị vũ khí đến trước cửa nước Nga, và cuối cùng phát triển thành cuộc chiến Nga-Ukraine ngày nay.Trong khi Mỹ và phương Tây dồn mọi sự chú ý của dân chúng thế giới vào một nước Nga tồi tệ với cuộc chiến tại Ukraine, thì đã cố tình hay vô ý buông lơi ĐCSTQ: Một thể chế thật sự nguy hiểm đối với nước Mỹ và cả thế giới. (ảnh tổng hợp)

Thứ ba: Cuộc chiến với phe cánh tả phương Tây

Bên cạnh những xung đột nêu trên, còn có một cuộc chiến ý thức hệ giữa cánh tả và cánh hữu đằng sau việc phương Tây, bao gồm Mỹ và Châu Âu, phỉ báng và yêu ma hóa Putin. Sự kiện Crimea và cuộc chiến Nga-Ukraine hiện nay chỉ là hiện tượng bề mặt và trạng thái tạm thời. Putin và phương Tây (chủ yếu là Hoa Kỳ) đối đầu với nhau là có lý do sâu xa hơn.

Putin nhấn mạnh đạo đức, tín ngưỡng, trân trọng các giá trị truyền thống, đã động đến chỗ nhức nhối của cánh tả phương Tây.

Sau khi Putin lên nắm quyền, ông đã nhấn mạnh đến việc khôi phục các giá trị truyền thống của Nga. Ông chỉ trích nặng nề chủ nghĩa cộng sản, nói rằng Liên bang Xô viết do Lenin thành lập là một \”địa ngục trần gian\”, là trang trại tập thể của Stalin, là \”chế độ nông nô thứ hai\”, và sở hữu công là cướp bóc tài sản riêng của nhân dân. Năm 1999, ông cũng nói: “Chủ nghĩa cộng sản là một đường hầm xa rời dòng chảy chính của nền văn minh nhân loại”. Putin cũng khẳng định rất cao về Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại chống lại Đức Quốc xã, và dốc sức khôi phục giai điệu của bài quốc ca Liên Xô (lời bài hát đã thay đổi). 

Đối với phong trào \”Binh đoàn bất tử\” do nhân dân phát động (nhân kỷ niệm chiến thắng của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại chống phát xít Đức, di ảnh của những người cha, người ông hy sinh trong Thế chiến II được giơ cao trong một cuộc duyệt binh), ông Putin ra sức ủng hộ, và giờ đây, nó đã thành phong trào mang tính toàn quốc. Hàng triệu người Nga cầm di ảnh của những người cha, người ông, tham gia diễu hành ở nhiều nơi. Nó thể hiện lịch sử, truyền thống và tinh thần trách nhiệm của người Nga trong việc bảo vệ quê hương, đất nước.

Putin đặc biệt chú trọng đến tín ngưỡng tôn giáo và các giá trị truyền thống. Trong những năm gần đây, trước sự tuyên truyền của phương Tây về việc \”chuyển giới\” đối với trẻ em, thứ đang phá hủy nền văn minh cơ bản của nhân loại, thì Putin đã ra luật rằng, những người lớn Nga khuyến khích đồng tính và chuyển giới cho trẻ em sẽ bị phạt tiền và giam 14 ngày; nếu là người nước ngoài thì bị trục xuất. Việc này đã gây ra các cuộc biểu tình điên cuồng của các nhóm chuyển giới, đồng tính, và cánh tả trên khắp thế giới. Đồng tính luyến ái không bị cấm ở Nga, họ được hưởng tự do hoàn toàn và đối xử bình đẳng, Nga chỉ cấm việc giáo dục đồng tính và chuyển giới đối với trẻ em.

Một ví dụ điển hình về cuộc đối đầu của Putin với cánh tả phương Tây là việc ông công khai chỉ trích cô gái bảo vệ môi trường người Thụy Điển Greta Thunberg. Thunberg trốn học năm 16 tuổi, giơ cao những tấm biển kêu gọi bảo vệ môi trường khắp nơi, và nói rằng bầu không khí quá ấm áp. 

Liệu khí hậu có quá ấm hay không là một câu hỏi khoa học, Hiệp hội Vật lý Hoa Kỳ, một tổ chức quyền uy trên thế giới, vẫn chưa có kết luận về điều này, nhưng phương Tây lại coi đứa trẻ này như một anh hùng, và thậm chí còn mời cô bé phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Các nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia không dám nói một lời, bởi vì họ không dám kích động cánh tả, chỉ có Tổng thống Putin (và Trump) đã công khai chỉ trích, chỉ ra rằng, đứa trẻ này đang bị người lớn lợi dụng. Ông nhấn mạnh rằng, vấn đề khí hậu phải chuyên nghiệp, không được tình cảm hóa. Điều này lại một lần nữa đã đâm vào tổ ong vò vẽ cánh tả.

Putin thậm chí còn chỉ trích phe cánh tả phương Tây trong một số bài phát biểu, nói rằng, cái gọi là quyền bình đẳng giữa nam và nữ, xóa bỏ giới tính, quốc hữu hóa, v.v. mà họ đam mê, là đang làm kiểu giống như Lenin, Stalin và những người Bolshevik đã làm. Kết quả là đã làm hại nước Nga và làm hại thế giới. Putin tuyên chiến, nói rằng, Hoa Kỳ có quyền đưa ra lựa chọn của riêng mình, nhưng \”Nga bác bỏ lối suy nghĩ của Cánh tả phương Tây. Nga có con đường tự tin của riêng mình\”, và hướng đi là chủ nghĩa bảo thủ; chứ không phải theo cánh tả phương Tây nhân danh tự do để phóng túng, hủy hoại đạo đức, và tấn công nền văn minh truyền thống của nhân loại.

Làm sao phe cánh tả ở phương Tây có thể chịu đựng được điều này? Putin đã chọc vào tâm can và gót chân Asin của họ, dám nói rằng họ đang làm điều tương tự như Lenin và Stalin năm xưa! Cánh tả phương Tây chính là Hitler khoác trên mình lớp áo sáng chói của \”sự đúng đắn về chính trị\”, đang sử dụng phòng hơi ngạt tư tưởng để đầu độc hàng trăm triệu người và hủy diệt thế giới. 

Putin dám đối đầu trực tiếp với họ, làm sao họ có thể dung nhẫn được? Vì vậy, họ phải \”xử lý\” Putin, bởi vì ông là mối đe dọa lớn nhất đối với liên minh ý thức hệ của toàn bộ phe cánh tả phương Tây. Yêu ma hóa Putin bất cứ khi nào có cơ hội đã trở thành một trong những sứ mệnh của phe cánh tả phương Tây.

Ví dụ, cái gọi là cáo buộc Trump “thông đồng với Nga”, mà không có bất kỳ bằng chứng nào, nhưng đã nghiễm nhiên trở thành một sự thật chắc chắn trong giới truyền thông cánh tả phương Tây. Vào thời điểm đó, nước Mỹ rợp trời dậy đất đưa tin rằng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ, rằng Putin đã đích thân chỉ đạo sự can thiệp này. Tất cả các nhà báo phương Tây khi phỏng vấn Putin đều chất vấn ông rằng: \”Tại sao ông lại can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ\”. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã chi hơn 20 triệu USD tiền của những người nộp thuế Hoa Kỳ vào cuộc điều tra, và cuối cùng tuyên bố rằng Nga không can thiệp vào cuộc tổng tuyển cử Hoa Kỳ.Toàn bộ các thế lực quyền lực như truyền thông dòng chính, mạng xã hội lao vào tấn công Tổng thống Donald Trump, cáo buộc ông thông đồng với Nga. (Tổng hợp)

Nhưng ai và phương tiện truyền thông nào đã xin lỗi Nga và Putin sau kết luận này? Họ có xin lỗi Trump và người dân Mỹ không? Không! Những cáo buộc chống lại Putin về cơ bản là theo khuôn mẫu và bản chất này.

Bên cạnh đó, vụ bê bối máy tính của Hunter Biden, người con trai tham nhũng của Tổng thống Joe Biden, và thậm chí cả đoạn video không thể chối cãi của chính Hunter, đã bị truyền thông Mỹ mô tả là ‘tin giả do cơ quan tình báo Nga tạo ra’. Những lời nói dối ráo hoảnh của giới truyền thông phương Tây khiến người ta kinh ngạc. Họ đã vu khống và yêu ma hóa Putin trong 20 năm, và họ đã quá quen thuộc với điều đó. Cuộc chiến Ukraine thậm chí còn bịa đặt và vu khống gấp mười lần hoặc gấp trăm lần, vì nó có thể giương cao ngọn cờ chính nghĩa của \”những người chống xâm lược\”. 

Không cần kể đến vô số lời nói dối về tình hình chiến sự, chỉ riêng đối với bản thân Putin, có biết bao phương tiện truyền thông chính thống của Âu Mỹ đưa tin ông bị ung thư (ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư máu), hay Putin bị bệnh hiểm nghèo đã sắp xếp người kế nhiệm, v.v. Những lời nói dối trắng trợn này đã đầu độc gây hại đến mức không thể nào thêm được nữa.

Sự vu khống của phe cánh tả phương Tây đối với Putin và Nga đã vượt ra ngoài sức tưởng tượng của những người bình thường. Đáng lo ngại hơn là Đảng Cộng hòa bảo thủ ở Hoa Kỳ cũng thù địch Putin và Nga không kém, một phần vì họ không dám chống lại phe cánh tả, một phần lý do là để bảo toàn vị thế thống trị thế giới \”đơn cực\” của Mỹ. Mỹ thậm chí chưa bao giờ che giấu \”tham vọng\” tiếp tục thống trị thế giới.

Nước Nga, nơi từng trải qua nỗi thống khổ của chủ nghĩa cộng sản, trong thời đại của Gorbachev và Yeltsin, như một đứa trẻ lạc đường lâu ngày không tìm được nhà bỗng lại gặp được người lớn, nên ngay lập tức thành tâm tin tưởng và dựa dẫm vào Hoa Kỳ và phương Tây. Putin giống như một kẻ si tình yêu đơn phương, bằng tấm lòng chân thành, cố gắng hết sức để kết thân với phương Tây, mong muốn hội nhập và kết thành liên minh. Nhưng những gì Putin và Nga nhận được không chỉ là sự tiếp đón lạnh nhạt, mà thậm chí là hết cái tát này đến cái tát khác, và cuối cùng là một nắm đấm đã tung ra.

Trong cuộc phỏng vấn của Stone, Putin đã hỏi Stone: “Ông đã bao giờ bị đánh đập chưa?” Stone nói: “Tất nhiên là nhiều lần”. Putin nói: “Vậy thì ông biết đấy, ông sẽ phải chịu khổ vì những gì ông muốn làm\”. Nghe câu này khiến người ta cảm giác giống như Chúa Jesus bị đóng đinh.

Bất cứ ai đã nghe, đọc bài phỏng vấn của Stone, hay các cuộc phỏng vấn khác với Putin, đều phải thán phục rằng, sự tu dưỡng cá nhân của Putin khá siêu phàm, ông ấy chưa từng công kích cá nhân đối với bất kỳ nhà lãnh đạo quốc gia nào, người tiền nhiệm, người thầy của mình, hay với đồng nghiệp. Cho dù các nhà lãnh đạo của các cường quốc phương Tây có tấn công, xúc phạm hay hạ nhục cá nhân ông như thế nào, ông cũng không bao giờ hạ thấp họ, và luôn giữ phong thái của một nguyên thủ quốc gia và nhà ngoại giao. 

Stone là một người cánh tả Mỹ nổi tiếng, ông đã nói với Putin rằng những nhà lãnh đạo Mỹ nào đó đang tấn công Putin như thế nào, nhưng Putin đáp lại Stone bằng những bình luận tích cực về những người đó. Điều này khiến Stone vô cùng cảm động và ngưỡng mộ. Trong suốt cuộc phỏng vấn, cho dù Stone có công kích nước Mỹ đến mức nào, chỉ ra những hành động khác nhau của Hoa Kỳ nhằm làm hạ nhục Nga như thế nào, Putin cũng luôn gọi Hoa Kỳ là \”đối tác và bạn của chúng tôi\” với thiện ý, hoàn toàn không có bất kỳ một lời bình luận xấu hay lời nói xấu nào. Thực sự khiến người ta cảm khái.

Ngược lại, các nhà lãnh đạo của nhiều cường quốc phương Tây do Mỹ đứng đầu lại tấn công Nga và chính Putin mọi lúc, mọi nơi và tùy tiện. Đối mặt với nhân phẩm và sự tu dưỡng của Putin, họ thực sự nên học hỏi. 

Putin kế thừa một nước Nga hoang tàn. Hơn 20 năm qua, ông đã dùng hết tâm huyết của mình để bịt những kẽ hở này, và để khôi phục chủ quyền quốc gia, chủ quyền ngoại giao, chủ quyền quân sự, và chủ quyền kinh tế mà Nga đã đánh mất. Ông đã xây dựng lại nền kinh tế Nga từ đống đổ nát, tái cấu trúc hệ thống phúc lợi quốc gia, và làm mọi thứ có thể, để hoàn thành sứ mệnh \”chăm sóc nước Nga\” mà Yeltsin giao phó. Ông đã làm rất tốt và đã giành được trái tim của nhân dân Nga.

Hoa Kỳ và toàn bộ phương Tây càng yêu ma hóa Putin bằng dư luận cấp độ bom hạt nhân, thì ông ấy càng giành được sự ủng hộ của chính người dân của mình. Châu Âu và Mỹ càng áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga không giới hạn, thì người dân Nga càng đoàn kết hơn xung quanh Putin.

Các cuộc biểu tình phản chiến ở Matxcơva và những nơi khác vào hồi đầu cuộc chiến đã biến mất, tiếng nói của các giáo sư và học giả ký tên chống cuộc chiến Ukraine cũng biến mất, bởi vì người Nga đã nhìn thấy và hiểu rằng, những nhà lãnh đạo Mỹ không muốn giải quyết vấn đề, mà là muốn dùng Ukraine để tiến hành “cuộc chiến ủy nhiệm”, muốn mượn cơ hội này để làm suy yếu quốc lực nước Nga. Cuộc bao vây nước Nga chưa từng có của phương Tây do Hoa Kỳ dẫn đầu, đã khiến người dân Nga đạt được sự đồng thuận mà Putin sử dụng bao phương tiện truyền thông nhà nước để quảng bá cũng khó đạt được: Đây là một trận chiến sinh tử để bảo vệ quê hương, bảo vệ đất nước như khi họ đã chống lại phát xít Đức năm xưa, họ không được phép thua.

Putin là người như thế nào, lịch sử vẫn tiếp tục viết. Nhưng bất luận thế nào, ông ấy cũng không phải là người như phương Tây đang yêu ma hóa ông ngày nay. Hơn nữa, ở nhiều quốc gia ngoài Châu Âu và Hoa Kỳ, uy tín của Putin vẫn như khi ông mới trở thành tổng thống. Với tốc độ truyền thông như tên lửa trong vài tháng qua, thế giới có thể không bao giờ thống nhất được ai đúng ai sai, nhưng tôi chắc chắn rằng, sự thật sẽ ngày càng thu phục được lòng người nhiều hơn.

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Tào Trường Thanh, không đại biểu cho NTDVN)

Bài Liên Quan

Leave a Comment