Bà Pelosi thăm Đài Loan: Trung Quốc chấm dứt hợp tác với Mỹ trong nhiều lĩnh vực

  • Sam Cabral
  • Từ Washington

6 tháng 8 2022

\"An
Chụp lại hình ảnh,Bắc Kinh hiện đang tổ chức các cuộc tập trận quân sự trên không phận và hải phận Đài Loan

Trung Quốc đã ngừng hợp tác với Mỹ trong một số lĩnh vực quan trọng bao gồm biến đổi khí hậu, đối thoại quân sự và nỗ lực ngăn chặn tội phạm xuyên quốc gia.

Thông báo này diễn ra sau chuyến thăm Đài Loan của phái đoàn quốc hội Hoa Kỳ do bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện Mỹ dẫn đầu.

Chính quyền Bắc Kinh cũng tuyên bố sẽ trừng phạt bà Pelosi và gia đình, coi chuyến thăm là một thách thức đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với Đài Loan.

Hòn đảo tự trị coi họ tách biệt với Trung Quốc đại lục.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra thông báo trên vào hôm 5/8, cho biết đối thoại giữa các quan chức quốc phòng Mỹ và Trung Quốc sẽ bị hủy bỏ, trong khi hợp tác về việc hồi hương người di cư bất hợp pháp, biến đổi khí hậu và điều tra tội phạm xuyên biên giới sẽ bị đình chỉ.

Hai cường quốc đã duy trì quan hệ ngoại giao thân thiết vì nhu cầu chống biến đổi khí hậu trong những năm gần đây. Tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu năm 2021 ở Glasgow, Trung Quốc tuyên bố sẽ làm việc \”khẩn cấp\” với Mỹ để cắt giảm lượng khí thải.

Hai quốc gia cũng đã tìm ra nguyên nhân chung hiếm hoi trong nỗ lực chống buôn bán các loại thuốc bất hợp pháp như fentanyl.

Quyết định ngừng hợp tác được đưa ra vì bà Pelosi đã đến thăm Đài Loan \”bất chấp sự phản đối và hiện diện mạnh mẽ của Trung Quốc\”, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố.

Trung Quốc cũng cáo buộc phái đoàn Mỹ và bà Pelosi – chính trị gia cấp cao nhất của đến hòn đảo dân chủ này trong 25 năm qua – về \”các hành động khiêu khích nghiêm trọng\”.

Trong một thông điệp đăng trên Twitter hôm 5/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Ánh đã chỉ trích chính sách đối ngoại của Mỹ và so sánh việc này với vụ cảnh sát Mỹ giết chết George Floyd, một người da màu không có vũ trang vào năm 2020, đã làm dấy lên các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc trên toàn cầu.

\”Chúng tôi không thể cho phép Mỹ coi mình là \’cảnh sát thế giới\’ và đối xử với các quốc gia khác như George Floyd, người mà họ có thể bắt nạt và bóp cổ theo ý muốn\”, phát ngôn viên Hoa Xuân Ánh viết.

Tại một cuộc họp báo sau đó cùng ngày, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nói rằng bà Pelosi \”có mọi quyền\” để đến Đài Loan và các biện pháp mới của Trung Quốc là \”về cơ bản là vô trách nhiệm\”.

\”Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để giữ các đường dây liên lạc với Bắc Kinh, đồng thời bảo vệ các lợi ích và giá trị của chúng tôi\”, bà Karine Jean-Pierre cho biết.

\"2px

Một mức thấp mới trong quan hệ

Phân tích của John Sudworth, cựu phóng viên thường trú Bắc Kinh tại Washington

Có thể có vài ví dụ rõ ràng hơn về việc cục diện chính trị quốc tế đang thay đổi xa và nhanh như thế nào. Tuyên bố từ Bắc Kinh đánh dấu một cột mốc thấp mới trong mối quan hệ chiến lược xác định thời đại của chúng ta.

Sự đồng thuận, mới chỉ vài năm trước, là một siêu cường xây dựng mối quan hệ thương mại và đầu tư mạnh mẽ với một siêu cường mới nổi. Những khác biệt về ý thức hệ sau đó sẽ biến mất.

Thay vào đó, khi Trung Quốc đã thực sự trở thành công xưởng của thế giới, hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thì nước này lại trở nên độc đoán hơn trong nội địa và quyết đoán hơn ở nước ngoài.

Ví dụ, một chuyến đi đến Đài Loan năm 1997 của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ lúc đó là Newt Gingrich, đã vấp phải rất ít sự phản đối.

Chuyến thăm của bà Nancy Pelosi đã gặp phải tên lửa – bay trực tiếp đến một nền dân chủ và những người đứng đầu 24 triệu dân của họ – và tham vọng thống nhất Trung Quốc càng ngày càng lớn khi nước này trở nên độc tài hơn.

Và giờ đây, bất kỳ công dân Mỹ nào lo lắng về tác động của chất hóa học của Trung Quốc – được bán vào Mexico và sau đó biến thành thuốc fentanyl đang gây ra cái chết cho hàng nghìn người Mỹ – cũng sẽ nhận thấy tác động của những biến chuyển địa chính trị này.

Tuyên bố của Trung Quốc bao gồm đình chỉ trong việc hợp tác chống ma tuý.

Thông điệp \”tương lai chung cho nhân loại\” của Trung Quốc về biến đổi khí hậu cũng bị đóng băng, giờ đây dường như bị giữ làm con tin với điều kiện tiên quyết là các tuyên bố chủ quyền của họ đối với Đài Loan phải được công nhận.

Nancy Pelosi có thể đã tạo ra lý do cho Trung Quốc. Nhưng đây là một sự thay đổi đã được lên kế hoạch. Cuộc chiến giành các giá trị một lần nữa lại gây chú ý, và những thách thức lớn mà việc này đặt ra đối với trật tự toàn cầu hiện tại có thể sẽ ngày càng gia tăng.

\"2px

Mặc dù Mỹ không chính thức công nhận Đài Loan, nhưng vẫn duy trì quan hệ bền chặt với hòn đảo này – trong đó có việc bán vũ khí cho Đài Loan để tự vệ.

Bà Pelosi hiện đang ở Nhật Bản trong chặng cuối cùng của chuyến công du châu Á và hôm 5/8 cho biết Trung Quốc \”sẽ không cô lập Đài Loan bằng cách ngăn cản chúng tôi đến đó\”.

Phát biểu với BBC, Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Nhiếp (Joseph Wu) biện giải chuyến thăm mà ông nói sẽ \”nâng tầm Đài Loan và … cho phép cộng đồng quốc tế hiểu rằng Đài Loan là một nền dân chủ\”.

Ông cũng lên án các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn mà Trung Quốc bắt đầu xung quanh hòn đảo hôm 4/8 để trả đũa chuyến thăm của bà Pelosi.

Bắc Kinh hiện đang tổ chức các cuộc tập trận quân sự trên không phận và hải phận xung quanh hòn đảo, dự kiến sẽ tiếp tục cho đến 7/8.

https://www.bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/world-62446474/p0cr85dw/viChụp lại video,

Đài Loan: Trung Quốc phóng tên lửa \’bắt chước Bắc Hàn\’

Hơn 100 máy bay chiến đấu và 10 tàu chiến đã tham gia các cuộc tập trận bắn đạn thật, trong đó nhiều chiếc rõ ràng đã vượt qua vùng không phận chính thức giữa Trung Quốc và Đài Loan.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, ít nhất một tên lửa đạn đạo đã bay thẳng qua hòn đảo.

Bộ Ngoại giao Đài Loan chưa xác nhận hay phủ nhận điều này, nhưng họ lên án các cuộc tập trận đang diễn ra là \”hành động khiêu khích cao độ\”.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken hôm 5/8 cho biết thêm rằng \”không có lời biện minh nào cho phản ứng quân sự cực đoan, không cân xứng và leo thang này\”.

Nhà Trắng đã triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Washington, lên án hành động leo thang của Trung Quốc là \”vô trách nhiệm\”.

Trong một tuyên bố, Điều phối viên Hội đồng An ninh Quốc gia về Truyền thông chiến lược John Kirby cho biết Nhà Trắng đã nói rõ rằng Mỹ \”đã chuẩn bị cho những gì Bắc Kinh chọn làm. Chúng tôi không tìm kiếm và không muốn xảy ra khủng hoảng.\”

\"Presentational

Trung Quốc và Đài Loan: Những điều cơ bản

  • Tại sao Trung Quốc và Đài Loan có quan hệ không tốt? Trung Quốc coi hòn đảo tự trị là một phần lãnh thổ của mình và khẳng định Đài Loan nên được thống nhất với Trung Quốc đại lục, bằng vũ lực nếu cần thiết
  • Đài Loan được quản lý như thế nào? Hòn đảo có hiến pháp riêng, các nhà lãnh đạo được bầu cử dân chủ và khoảng 300.000 quân trong các lực lượng vũ trang đang hoạt động.
  • Ai công nhận Đài Loan? Chỉ một số quốc gia công nhận Đài Loan. Thay vào đó, hầu hết đều công nhận chính phủ Trung Quốc ở Bắc Kinh. Mỹ không có quan hệ chính thức với Đài Loan nhưng có luật yêu cầu nước này cung cấp cho hòn đảo các phương tiện để tự vệ

Bài Liên Quan

Leave a Comment