Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan hoạt động ở Biển Philippines vào ngày 30/5/2020. (Hình ảnh: Hải quân Hoa Kỳ)
Cuộc chiến Trung-Mỹ thắng bại rõ ràng, Đài Loan Nhật Bản khiến Bắc Kinh bàng hoàng
Bình luậnĐại Minh • 19/08/22
Gần đây, truyền thông Hồng Kông tiết lộ rằng, khi Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã phát động cuộc chiến điện tử, và kết quả của cuộc chiến đã được định đoạt. Các chuyên gia cho rằng, trong trận chiến ở không gian điện tử, Trung Quốc đã bị đánh bại hoàn toàn, thậm chí quân đội Trung Quốc còn than thở không thể nào thắng được.
Quân đội Trung Quốc than thở không thể nào thắng được Hoa Kỳ
Ngày 14/8, tờ \”Bưu điện Hoa nam Buổi sáng\” của Hồng Kông dẫn nguồn tin quân sự Trung Quốc tiết lộ, khi bà Pelosi bay từ Malaysia đến Đài Loan vào ngày 2/8, Trung Quốc đã điều động một máy bay tác chiến điện tử J-16D và tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 055, cố gắng theo dõi và xác định vị trí chuyên cơ của bà Pelosi.
Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin rằng, vào ngày 2/8, quân đội Trung Quốc đã sử dụng hải quân và không quân tại nhiều địa điểm, để tiến hành \”theo dõi và giám sát toàn diện\” chuyên cơ của Pelosi và phái đoàn bay từ Kuala Lumpur đến Đài Bắc.
Bài báo dẫn lời Thiếu tướng Mạnh Tường Khánh tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc, nói rằng mục đích chính của việc theo dõi là \”răn đe\”.
Tuy nhiên, nhóm tấn công tàu sân bay USS Ronald Reagan hộ tống bà Pelosi đã sử dụng lực lượng tác chiến điện tử để gây nhiễu, khiến hoạt động theo dõi của quân đội Trung Quốc thất bại. Nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết, hầu hết các thiết bị tác chiến điện tử của Trung Quốc đều đã bị Mỹ can thiệp, và không thể hoạt động bình thường.
Vào thời điểm đó, chuyên cơ của bà Pelosi đến thăm Đài Loan, đã thực hiện một chuyến bay đường vòng. Đầu tiên nó bay đến bang Borneo của Indonesia ở phía đông nam, sau đó rẽ một khúc cua lớn, rồi bay về phía bắc dọc theo phần phía đông của Philippines, và cuối cùng hạ cánh thuận lợi tại sân bay Tùng Sơn Đài Bắc. Trong suốt hành trình đó không gặp bất kỳ sự can nhiễu nào.Máy bay quân sự của Hoa Kỳ chở Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Tùng Sơn ở Đài Bắc vào ngày 2/8/2022. (Ảnh: Sam Yeh/AFP/Getty Images)
Nhà bình luận thời sự Văn Chiêu cho biết trên kênh “Văn Chiêu đàm cổ luận kim” rằng, sự việc này cực kỳ quan trọng, và đây cũng là lần đầu tiên Trung Quốc và Hoa Kỳ đối đầu nhau trên chiến trường điện tử. Trước đây, máy bay tác chiến điện tử J-16D và tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 055 đều được Trung Quốc tuyên bố là có khả năng tác chiến điện tử mạnh mẽ. Kết quả là khi đối đầu với quân đội Mỹ, khả năng đối phó điện tử của chúng đã lập tức hiện nguyên hình, bị mất dấu vết chiếc chuyên cơ của bà Pelosi. Nếu tương lai trên chiến trường, ĐCSTQ chiến đấu với những chiến đấu cơ tàng hình của Hoa Kỳ như F-35, F-22, thì chênh lệch còn lớn hơn nhiều.
Ông Văn Chiêu cho rằng, tác chiến hải quân hiện đại có 3 nguyên tắc: \”phát hiện trước, tấn công trước, tiêu diệt trước\”, có đặc điểm là thời ngắn và quyết liệt, trong khoảnh khắc là quyết định sống chết. \”Kết quả là, quân đội ĐCSTQ đã thua trong trận chiến đầu tiên của tác chiến điện tử. Không tìm được đối phương thì làm sao có thể tấn công tiêu diệt được? Về cơ bản là trong thực chiến cũng sẽ thua\”.
Ông Văn Chiêu nói rằng \”Bưu điện Hoa nam Buổi sáng\” đã phơi bày nội tình về thất bại của quân đội Trung Quốc, điều này cho thấy một số người đứng đầu quân đội không muốn bắt đầu một cuộc chiến, bởi vì họ biết rằng họ không thể nào đánh bại được người Mỹ. Quân đội Trung Quốc than thở rằng họ không thể thắng cuộc chiến.
Cuộc chiến điện tử Mỹ-Trung lần thứ hai, Đài Loan – Nhật Bản khiến Bắc Kinh bàng hoàng
Khi bà Pelosi rời Đài Loan, Bắc Kinh đã lập tức thực hiện cuộc tập trận vòng quanh đảo \”ăn miếng trả miếng\” nhằm vào Đài Loan với quy mô chưa từng có. Tờ \”Bưu điện Hoa nam Buổi sáng\” cho biết, trong khoảng thời gian này, Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng đã phát động cuộc chiến điện tử lần thứ hai, Đài Loan và Nhật Bản cũng đã thực hiện các đòn đánh chung.Máy bay của chính phủ Hoa Kỳ chở Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (D-CA) cất cánh từ Sân bay Tùng Sơn Đài Bắc vào ngày 03/08/2022 tại Đài Bắc, Đài Loan. (Ảnh: Annabelle Chih / Getty Images)
\”Chương trình Nhận thức Tình hình Chiến lược Biển Đông\” có trụ sở tại Bắc Kinh tuyên bố rằng, trong ngày thứ hai của cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc, quân đội Mỹ đã điều ít nhất 7 máy bay trinh sát và cảnh báo sớm đến vùng biển xung quanh Đài Loan.
Các nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết, lần này cả Trung Quốc và Mỹ đều muốn kiểm tra khả năng tác chiến điện tử của nhau. Đặc biệt, ĐCSTQ muốn đảm bảo rằng, công nghệ của họ đủ mạnh để đối phó với các trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra ở Đài Loan.
Ông Pingkov, Tổng biên tập Tạp chí Quân sự trực tuyến Kanwa Defence Review của Canada cho rằng, với công nghệ của quân đội Hoa Kỳ, Hải quân Hoa Kỳ có khả năng đã biết quân đội Trung Quốc triển khai tàu ngầm ngoài khơi Đài Loan, mặc dù không bên nào tuyên bố một cách rõ ràng.
Trong cuộc tập trận, Trung Quốc đã phóng tên lửa ở vùng biển ngoài khơi Đài Loan, nhưng không công bố số lượng tên lửa đã phóng.
Tuy nhiên, cả Đài Loan và Nhật Bản đều thông báo rõ ràng rằng, Bắc Kinh đã phóng 11 tên lửa đạn đạo, 5 trong số đó cũng rơi vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.
Ông Pinkov cho biết, Trung Quốc từ chối cho biết họ đã bắn bao nhiêu tên lửa đạn đạo, nhưng tuyên bố của Đài Bắc và Tokyo có thể được coi là lời cảnh báo đối với Trung Quốc rằng, họ có thể phát hiện và theo dõi tên lửa Trung Quốc như một phần của chiến thuật tác chiến điện tử. Ông Pinkov cho rằng, Hoa Kỳ có thể đóng một vai trò đằng sau hậu trường ở Nhật Bản và Đài Loan.
Văn Chiêu: Có nghi ngờ về chiến tranh mạng đằng sau sự tê liệt hệ thống đường sắt cao tốc của Trung Quốc
Tối 12/8, hệ thống đường sắt cao tốc của Trung Quốc bị tê liệt trên diện rộng. Ông Văn Chiêu phân tích rằng, có sự nghi ngờ về chiến tranh mạng đằng sau vụ việc này, và câu chuyện nội tình do \”Bưu điện Hoa nam Buổi sáng\” phơi bày càng làm tăng suy đoán của ông.
Năm 2014, tờ China Youth Daily đưa tin, ngay từ cuộc tập trận năm 2009, lần đầu tiên quân đội Trung Quốc sử dụng đường sắt cao tốc để vận chuyển quân đội đã thu hút sự chú ý.
Tháng 7/2011, Bắc Kinh vận chuyển gần 1.000 binh sĩ từ Tế Nam đến Thượng Hải bằng đường sắt cao tốc. Bài báo cho rằng, việc huy động 100.000 quân trong tương lai có thể không kéo dài quá nửa ngày.
Ông Văn Chiêu phân tích rằng, sự chậm trễ chưa từng có của mạng lưới đường sắt cao tốc Trung Quốc, và cuộc chiến điện tử giữa Mỹ và Trung Quốc ở eo biển Đài Loan có thể không chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ông cho rằng, lần này, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã thực sự đối đầu, nhưng họ đang chiến đấu trong không gian khác, chiến đấu trong không gian điện từ và không gian mạng, và kết quả là ĐCSTQ hoàn toàn bị đánh bại.
Ông Hà Trừng Huy, Phó tổng thư ký Hiệp hội An ninh Đài Loan, cho rằng, khoảng cách quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực tác chiến điện tử, thực sự là rất lớn.
Đại Minh
Theo Visiontimes