Nhiếp ảnh gia Tim Page và những bức ảnh chiến tranh Việt Nam để đời

5 giờ trước

\"Tim
Chụp lại hình ảnh,Tim Page (ngoài cùng bên phải) chụp ảnh cùng cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp và phu nhân Đặng Bích Hà tại dinh thự của tướng Giáp ở Hà Nội năm 1995

Tim Page, nhiếp ảnh gia nổi tiếng với những bức ảnh và nội dung khai thác từ Chiến tranh Việt Nam, trở thành huyền thoại của báo chí những năm 1960.

Ông đã qua đời ngày 24/8 tại nhà riêng ở New South Wales (Úc) do bệnh ung thư gan, thọ 78 tuổi.

Tim Page tên thật là Timothy John Page, sinh ra ở Tunbridge Wells, xứ Anh vào ngày 25 tháng 5 năm 1944. Page được một gia đình nhận nuôi sau khi cha là thủy thủ thiệt mạng trong một cuộc tấn công tàu ngầm ở Bắc Đại Tây Dương.

Ông rời Anh vào năm 1962, sang châu Âu, Trung Đông, Ấn Độ, Nepal và sau đó là Lào, khi cuộc chiến tranh Đông Dương mới bắt đầu.

Page đến Việt Nam năm 1965, khi mới 21 tuổi và là một phóng viên chiến trường tự do. Ông đã dành phần lớn thời gian trong 5 năm tiếp theo để đưa tin về cuộc chiến Việt Nam.

\"Tim
Chụp lại hình ảnh,Một nhóm lính quân đội Nam Việt Nam và một lính Mỹ cùng với hai nghi phạm Việt Cộng bị bắt – ảnh do Tim Page chụp tháng 1/1965.

Ông đã tạo ra những bức ảnh mang tính biểu tượng về Chiến tranh Việt Nam khi làm việc cho các hãng tin tức như AP, UPI, Time-Life và Paris Match.

Là một trong những nhiếp ảnh gia chiến tranh bất chấp nguy hiểm nhất, Tim Page đã bị thương bốn lần ở Việt Nam trước ngày sinh nhật thứ 25.

\"Tim
Chụp lại hình ảnh,Một người lính đại Hàn bên một gia đình Việt Nam – hình do Tim Page chụp tháng 1/1966
\"Tim
Chụp lại hình ảnh,Một binh sỹ của Sư đoàn Dù 173 bịt mắt một tù binh Việt Cộng bị bắt trong một trận đánh ở Tam giác Sắt, Việt Nam,1965

\”Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến đầu tiên và cuối cùng không có sự kiểm duyệt, quân đội tích cực khuyến khích sự tham gia của báo chí và Page đã đi khắp nơi, đưa tin về mọi thứ\”, theo trang web chính thức của nhà nhiếp ảnh người Anh.

Trong cuốn sách The Vietnam War: An Eye-witness History [tạm dịch: Cuộc chiến Việt Nam: Lịch sử từ nhân chứng] xuất bản năm 1992 của Sanford Wexler, Tim Page được mô tả là một phóng viên ảnh \”đi bất kỳ đâu, bay bằng bất cứ phương tiện gì, bấm máy trong bất kỳ điều kiện nào, rồi lại đi tiếp dù phải băng bó.\”

Bên cạnh việc chụp những bức ảnh đưa chiến tranh lên các tờ báo và tạp chí trên khắp thế giới, Page còn là nguồn cảm hứng cho phóng viên ảnh do Dennis Hopper thủ vai trong bộ phim về Chiến tranh Việt Nam \”Apocalypse Now\”.

\"Tim
Chụp lại hình ảnh,Một lính Mỹ thuộc Sư đoàn 9, ngồi trên ruộng lúa với một người lính Nam Việt Nam, khi đang tuần tra chống tên lửa gần Tân An, đồng bằng Bắc Bộ, tháng 1/1968
\"Tim
Chụp lại hình ảnh,Lính biệt kích của Quân lực VNCH (quân đội Nam Việt Nam), được trực thăng yểm trợ, vượt qua bãi cỏ lau trong cuộc tấn công vào Đồng Tháp Mười

Ở Việt Nam, người bạn thân nhất của ông là nhiếp ảnh gia Sean Flynn, con trai của biểu tượng Hollywood Errol Flynn, người mất tích ở Campuchia năm 1970. Sự mất mát của Flynn đã ám ảnh Page suốt phần đời còn lại, theo CNN.

Năm 1991, Page làm một bộ phim tài liệu về cuộc tìm kiếm hai phóng viên Flynn và Stone trước khi cả hai bị giết ở Campuchia.

\"Tim
Chụp lại hình ảnh,Một chiếc trực thăng Hoa Kỳ cất cánh từ một bãi đất trống gần trại Du Cổ SF, Việt Nam.
\"Tim
Chụp lại hình ảnh,Xe tăng Mỹ của Sư đoàn 9 giữa đống đổ nát của đường phố Sài Gòn sau khi chiếm lại khu vực sau cuộc tấn công Tết Mậu Thân năm 1968|

Vào đầu những năm 1980, khi trở lại Việt Nam lần đầu tiên sau hơn 10 năm, ông Page quyết định thành lập một đài tưởng niệm để vinh danh những nhà báo đã hy sinh ở Đông Nam Á.

Cũng như cuộc chiến tranh Đông Dương, Page đề cập đến các cuộc xung đột ở Afghanistan, quần đảo Solomon, Israel, Bosnia và Đông Timor.

\"Tim
Chụp lại hình ảnh,Các gia đình chạy khỏi cuộc giao tranh ở khu vực Chợ Lớn, Sài Gòn trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968

Bên cạnh sự nghiệp nhiếp ảnh, Page đã viết hàng chục cuốn sách về trải nghiệm chiến tranh và âm nhạc của mình.

Đáng chú ý nhất là cuốn sách ảnh \”Requiem\” (Hồi niệm) về đồng nghiệp của ông ở các bên chiến tuyến, đã ngã xuống ở chiến trường Đông Dương.

Tim Page kết hôn ba lần. Ông chuyển đến Úc năm 2002 sống cùng với người vợ cuối người Úc, bà Marianne Harris.

Bài Liên Quan

Leave a Comment