Sam Francis
Phóng viên chính trị, BBC News
Chỉ ba năm sau khi dẫn dắt đảng Bảo thủ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lớn nhất kể từ 30 năm, Boris Johnson sẽ rời khỏi chức thủ tướng.
Người đàn ông từng mơ ước khi còn nhỏ là trở thành \”vua thế giới\” hiện đang lên kế hoạch cho bước đi tiếp theo trong sự nghiệp của mình.
Người viết tiểu sử của ông, Andrew Gimson, nói rằng ông không phải là \”kiểu người sẽ đến vùng nông thôn, làm nhiều việc tốt cho nhà thờ địa phương và sống một cuộc sống mờ mịt được chăng hay chớ\”.
Vậy ông có thể sẽ làm gì tiếp theo?
Trở lại với việc viết lách
Ông Johnson đã có một sự nghiệp báo chí được trả lương rất hậu hĩnh trước khi bước vào chính trường và ông vẫn tiếp tục viết cho các tờ báo, tạp chí khi lên tới đỉnh cao quyền lực ở Westminster – ông chỉ từ bỏ công việc viết lách vài ngày trước khi trở thành Thủ tướng.
Ông từng được trả 275.000 bảng mỗi năm để viết bài cho chuyên mục hàng tuần đăng trên báo Daily Telegraph, và có thể sẽ có một cuộc chiến trong giới truyền thông để giành được việc ông viết bài cho.
Ông cũng có thể bị hấp dẫn bởi những lời đề nghị viết hồi ký cá nhân, một nguồn thu nhập đảm bảo cho các cựu thủ tướng.
Một số nhà sách dự đoán rằng ông có thể được trả \”1 triệu bảng Anh trở lên\” cho cuốn sách viết về thời gian ông cầm quyền.
Ông Johnson đã viết tám cuốn sách (nếu tính các bài ông viết cho các cột báo), trong đó có cuốn tiểu sử bán chạy nhất viết về người hùng của ông, Winston Churchill, và cuốn châm biếm chính trị Bảy mươi hai Trinh nữ.
Nhưng nhiệm vụ đầu tiên của ông sau khi rời Downing Street sẽ là cuối cùng phải hoàn thành cuốn tiểu sử về William Shakespeare mà ông đã viết liên tục trong bảy năm qua. Nhà xuất bản Hodder & Stoughton đã mua bản quyền cuốn \”Shakespeare: The Riddle of Genius\” vào năm 2015, với giá được cho là 500.000 bảng Anh.
Cuốn sách lẽ ra được ra mắt vào năm 2016. Nhưng việc giành chiến thắng trong cuộc trưng cầu dân ý Brexit, trở thành ngoại trưởng và sau đó là thủ tướng đã làm trật ray lịch trình viết của ông Johnson.
\”Shakespeare là về quyền lực và về thời điểm thích hợp để nổi dậy và giết một vị vua,\” theo Gimson, người có tập hai cuốn tiểu sử về ông Johnson sẽ ra mắt vào tháng tới. \”Nay thì đảng của chính ông ấy quay ra chống lại ông ấy, ông ấy có thể đã có sẵn một cái kết cho cuốn sách của mình rồi.\”
Thực hiện các buổi diễn thuyết
Một cách mà các cựu thủ tướng có thể kiếm được số tiền lớn là phát biểu trước công chúng. Người tiền nhiệm của ông Johnson là bà Theresa May đã kiếm được 715.000 bảng Anh từ việc thực hiện chín bài phát biểu chỉ trong năm 2022.
Khiếu hài hướng của Johnson đã khiến ông trở thành một người được yêu thích trong chương trình sau bữa tối trước khi ông lên nắm quyền. Nhưng ông cũng có thể chuyển hướng sang kiểu phát biểu nặng ký.
Vào tháng 3/2019, khi đang dịch chuyển giữa các vị trí trong chính phủ, ông đã được trả hơn 160.000 bảng cho hai bài phát biểu – cho một ngân hàng và một tập đoàn truyền thông Ấn Độ.
“Chắc chắn ông ấy sẽ viết và nói rất nhiều,\” Lord Udny-Lister, cố vấn lâu năm của ông Johnson, nói. Lord Udny-Lister, người từng là chánh văn phòng của ông Jonson khi còn là thị trưởng và một lần nữa khi ông là thủ tướng, cho biết sếp cũ của ông \”sẽ nói về những vấn đề gần gũi với trái tim mình\” sau khi ông từ chức.
“Những thứ như Ukraine, nơi bạn có thể thấy liên minh phương Tây đang chùng xuống,” gương mặt từ đảng Bảo thủ nói thêm.
Tim Bale, giáo sư chính trị tại Đại học Queen Mary, London, nói rằng với cựu Thủ tướng, lợi ích tài chính phát sinh từ việc diễn thuyết sẽ không bị để bị lọt mất. \”Nhìn chung, Boris Johnson bị ám ảnh bởi tiền bạc và sự thiếu thốn tiền bạc của ông ấy so với rất nhiều bạn bè khác. Ông ấy sẽ làm bất cứ điều gì có thể để giải quyết tình hình.\”
Tránh hoạt động chính trị
Đã có rất nhiều suy đoán về việc liệu ông Johnson có tiếp tục là một nghị sĩ hay không. Nhiều khả năng ông sẽ không được chào mời một vị trí trong nội các của tân thủ tướng. Và điều đó sẽ đồng nghĩa với việc ông chỉ có thể ngồi ở hàng ghế phía sau trong các cuộc họp tại Hạ viện – có tiếng nói ít quan trọng hơn – điều mà ông ấy đã làm trước đây sau những thất bại chính trị.
Bất kể điều gì xảy ra thì ông cũng sẽ bị cấm trực tiếp hoạt động vận động hành lang đối với chính phủ trong hai năm sau khi rời nhiệm sở, theo Đạo luật đối với các quan chức cao cấp. \”Tôi không nghĩ là ông ấy sẽ quốc hội nhanh chóng như vậy,\” Lord Udny-Lister nói. \”Nhưng tôi không nghĩ ông ấy sẽ chỉ ngồi đó và ném đá từ băng ghế sau lên.\”
Tay ông Johnson có thể bị bó buộc nếu ông bị ủy ban các dân biểu phát hiện là đã lừa dối quốc hội về các vụ tiệc tùng ở Phố Downing trong thời gian phong tỏa chống Covid, và việc này có thể dẫn đến việc ông bị đình chỉ khỏi Hạ viện. Và ông không chắc chắn sẽ giữ được ghế dân biểu của mình tại địa hạt bầu cử Uxbridge và South Ruislip trong kỳ bầu cử tiếp theo, nếu có sự xoay chiều đáng kể từ đảng Bảo thủ.
Trở lại chính trường
Trong lần xuất hiện cuối cùng tại chương trình Chất vấn Thủ tướng (Prime Minister\’s Questions), ông Johnson tuyên bố \”vào lúc này, nhiệm vụ phần lớn đã hoàn thành\” trước khi kết thúc với câu \”hasta la vista, em bé.\”
Ông có thể chỉ đưa ra một gợi ý nặng ký hơn rằng ông vẫn chưa hoàn thành nếu ông dùng một câu cửa miệng khác, rất nổi tiếng từ các bộ phim Kẻ hủy diệt: \”Tôi sẽ trở lại.\”
Liệu ông có thể thực sự trở lại, có thể là với tư cách lãnh đạo của phe đối lập, nếu người kế nhiệm của ông thua cuộc trong cuộc tổng tuyển cử tới đây?
Giáo sư Bale, người đã viết về lịch sử Đảng Bảo thủ, cho biết không thể loại trừ sự trở lại, nhưng ông lập luận rằng đó là khi đảng sẽ phải trong tình thế \”khá tuyệt vọng\”.
\”Việc họ quay trở lại với Boris Johnson sẽ khiến tôi thấy thực sự lo lắng về tương lai của đảng Bảo thủ,\” ông nói thêm.
Jacob Rees-Mogg, một đồng minh lâu năm của ông Johnson, người không muốn ông từ chức, gần đây đã chỉ ra rằng không ai quay lại sau khi mất quyền lãnh đạo kể từ thời William Gladstone tới giờ. Nhưng ông Gimson không quan tâm đến những so sánh lịch sử.
\”Dù ông ấy có làm gì đi nữa thì vẫn sẽ có một sự sùng bái đối với Boris Johnson. Rất nhiều người đã từng làm thủ tướng hai hoặc ba lần, không liên tục\”.
Đi theo cách riêng của mình?
Bất cứ điều gì ông làm, ông sẽ được nhận khoản Phụ cấp Phí tổn Nghĩa vụ Công để giúp ông về lâu về dài. Chính sách vốn do ông John Major đưa ra sẽ cung cấp khoản tiền lên tới 115.000 bảng một năm cho các cựu thủ tướng để chi cho các khoản chi phí văn phòng và thư ký.
Ông Johnson đã bất chấp các quy tắc chính trị thông thường trong một thời gian dài, nên thật khó để tin rằng ông sẽ đi theo con đường của những người đã đi trước.
“Ông ấy chưa bao giờ thuộc kiểu người sẽ lựa chọn cái này hay cái kia, ông ấy là người cái gì cũng muốn,” ông Gimson nói. \”Bất kể là làm gì thì tôi nghĩ ông ấy cũng sẽ rất bận rộn, ông ấy không chịu được việc ngồi suông.\”
Giáo sư Bale đồng ý: \”Đối với ông ấy thì không có chuyện có trò chơi có tổng bằng 0,\” ông nói. \”Vận động chính trị, quay trở lại và kiếm tiền, tất cả đều có thể cùng lúc diễn ra.\”