Armenia-Azerbaijan: Hàng chục người chết vì chạm súng, Nga kêu gọi kiềm chế

\"Binh
Chụp lại hình ảnh,Binh lính Azerbaijan

một giờ trước

Hàng chục binh lính đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh giữa hai nước láng giềng Armenia và Azerbaijan.

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan nói 49 binh sĩ nước này thiệt mạng trong các cuộc đụng độ qua đêm.

Hai quốc gia đã hai lần có chiến tranh kéo dài và thường xuyên có đụng độ nhỏ trong suốt ba thập niên qua.

Nga tuyên bố đã điều đình ngừng bắn nhưng Armenia nói giao tranh chỉ lắng xuống chứ không hoàn toàn chấm dứt.

Cốt lõi của tranh chấp là khu vực Nagorno-Karabakh. Theo biên giới được quốc tế công nhận, đây là một phần của Azerbaijan – nhưng người dân ở đó là người dân tộc Armenia.

Sự tách biệt văn hóa mở rộng từ chính trị sang tôn giáo: Armenia là một quốc gia đa số theo đạo Thiên chúa, trong khi Azerbaijan chủ yếu theo đạo Hồi.

Tranh chấp đã dẫn tới chiến tranh toàn diện trong những năm 1980 và 1990, một cuộc chiến kéo dài sáu tuần năm 2020, và các cuộc xung đột tiếp tục trong nhiều thập kỷ.

Cả hai quốc gia đều đổ lỗi cho nhau về lần đụng độ mới nhất.

Armenia nói một số thị trấn của họ gần biên giới đã bị pháo kích từ nước láng giềng, và họ chỉ đáp trả lại hành động khiêu khích. Azerbaijan nói các vị trí quân sự của họ bị tấn công trước.

Bạo lực tiếp tục diễn ra tối thứ Hai trước khi Moscow cho biết đã đàm phán về lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ sáng sớm thứ Ba.

Tuy nhiên, ông Nikol Pashinyan của Armenia cho biết “mức độ xung đột đã giảm nhưng các vụ tấn công từ Azerbaijan trên một hay hai mặt trận vẫn tiếp tục”.

Azerbaijan được cho là cũng bị thương vong, nhưng chưa công khai số người bị thương hoặc thiệt mạng.

Cuộc giao tranh đã bị quốc tế lên án, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói “không thể có giải pháp quân sự cho cuộc xung đột”.

Nga, quốc gia gần với Armenia về mặt lịch sử, cho biết mâu thuẫn “chỉ nên được giả quyết qua biện pháp chính trị và ngoại giao”.

Nga kêu gọi cả hai bên “kiềm chế”.

Thổ Nhĩ Kỳ có quan hệ gần gũi với Azerbaijan và dường như đứng về phía Azerbaijan về nguồn gốc trận giao tranh. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói “Armenia nên ngừng các hành động khiêu khích và tập trung cho đàm phán hòa bình”.

Cuộc giao tranh đêm thứ Hai được xem là tệ nhất từ xung đột năm 2020, trong đó hàng ngàn người thiệt mạng.

Cuộc chiến đó kết thúc với một thỏa thuận do Nga làm trung gian, theo đó Armenia rút quân khỏi các khu vực chiếm đóng xung quanh Nagorno-Karabakh.

Một lực lượng gìn giữ hòa bình gần 2.000 quân của Nga được đưa tới khu vực này như một phần của đàm phán, và vẫn ở đó hiện nay.

Bài Liên Quan

Leave a Comment