Nạn nhân nô lệ hiện đại tăng 10 triệu người trong 5 năm

David Molloy

BBC News

\"Mắt

Một báo cáo mới của LHQ nói hình thức nô lệ thời hiện đại đang là một thách thức ngày càng tăng do xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu, và đại dịch toàn cầu.

Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organisation, viết tắt ILO) ước tính có khoảng 15 triệu người – tức là cứ 150 người đang sống thì có một người – đang kẹt trong cưỡng bức lao động hoặc cưỡng ép hôn nhân

ILO nói chuyện mọi thứ trở thành tệ hơn qua thời gian là điều “gây sốc”.

Tổng giám đốc Guy Ryder nói “Không điều gì có thể biện minh cho sự tồn tại dai dẳng của sự lạm dụng nhân quyền cơ bản này.

“Chúng tôi biết cái gì cần phải làm… tất cả đều phải góp phần. Công đoàn, tổ chức của người sử dụng lao động, xã hội dân sự, và người dân bình thường đều có vai trò quan trọng.”

Tổ chức lao động của LHQ nhấn mạnh tình trạng nô lệ không chỉ có ở những nước nghèo xa xôi với thế giới phương Tây – hơn một nửa số lao động cưỡng bức diễn ra ở các nước giàu trong nhóm thu nhập trung bình hoặc cao.

Họ tính cả cưỡng bức lao động và cưỡng ép hôn nhân là nô lệ thời hiện đại – trong cả hai tình huống, một người không thể rút ra “vì bị đe dọa, bạo lực, lừa dối, lạm dụng quyền lực, hoặc các hình thức ép buộc khác”.

Báo cáo cho biết “Việc bị cưỡng bức lao động có thể kéo dài nhiều năm, trong khi trong hầu hết trường hợp, cưỡng bức kết hôn là bản án chung thân.”

Khoảng 27,6 triệu người đang bị lao động cưỡng bức, trong đó có 3,3 triệu trẻ em. Trong số trẻ em đó, hơn một nửa bị bóc lột tình dục cho mục đích thương mại.

22 triệu người khác đang trong tình trạng hôn nhân ép buộc – hơn 2/3 là phụ nữ – và nhiều nạn nhân chưa tới 15 tuổi khi bị ép cưới.

Báo cáo cho biết, mọi thứ trở nên tệ hơn là do nhiều cuộc khủng hoảng diễn ra cùng lúc, phối hợp làm tăng nghèo đói và tăng nguy cơ nô dịch.

Chẳng hạn, đại dịch Covid-19 gây gián đoạn lớn cho thu nhập người dân, dẫn tới nợ nần chồng chất – trong một số trường hợp có thể dẫn tới lao động cưỡng bức.

ILO cho biết đại dịch đã lần đầu tiên làm tăng “nạn nghèo đói cùng cực khắp toàn cầu” trong 20 năm.

Tương tự, chiến tranh và xung đột vũ trang dẫn tới hoàn cảnh thảm khốc, tuyển dụng trẻ em đi làm hoặc đi lính; trong khi biến đổi khí hậu khiến nhiều người bỏ nhà và di cư – ngay lập tức bị đẩy vào hoàn cảnh rủi ro hơn.

Báo cáo kêu gọi quốc tế thu thập nguồn lực – và có ý định nghiêm túc – để đối phó với vấn đề này.

“Hứa và tuyên bố có ý tốt là không đủ”, bản báo cáo nói.

Bài Liên Quan

Leave a Comment