Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis thăm nhà ga hàng hóa của công ty Trung Quốc Cosco ở cảng Piraeus, Hy Lạp, vào ngày 11/11/2019. (Ảnh: Orestis Panagiotou/AFP/Getty Images)
Chuyên gia: Hy Lạp đang trở thành một \’Trung Quốc của Châu Âu\’
Bình luậnLam Giang • 16/09/22
Hy Lạp là cái nôi của nền văn minh phương Tây, tuy nhiên nước này đang nhanh chóng trở thành một quốc gia bị các chính phủ lớn can thiệp quá mức và đứng thứ 108 trên thế giới về tự do báo chí. Thật trớ trêu khi nơi khai sinh ra nền dân chủ giờ đây lại là một trong những đồng minh thân cận nhất của ĐCSTQ. Nói cách khác, Hy Lạp đang trở thành một \’Trung Quốc của Châu Âu\’.
Nếu được yêu cầu so sánh một quốc gia châu Âu với Trung Quốc, quý vị sẽ chọn quốc gia nào? Belarus chăng? Có lẽ vậy. Rốt cuộc, đất nước không giáp biển ở Đông Âu được cai trị bởi một nhà độc tài Alexander Lukashenko có mối quan hệ thân thiết với một nhà độc tài khác có tên Tập Cận Bình.
Còn Hy Lạp thì sao? Vâng, Hy Lạp, cái nôi của nền văn minh phương Tây. Một tác phẩm gần đây của tờ Politico đã vẽ nên một bức tranh khá ảm đạm về đất nước được biết đến với những bãi biển tuyệt đẹp và những bữa tiệc không ngừng nghỉ. Hy Lạp đang nhanh chóng trở thành một quốc bị các chính phủ lớn can thiệp quá mức. Nếu nghi ngờ, quý vị chỉ cần hỏi bất kỳ nhà báo nào của Hy Lạp đang cố gắng đưa tin về những câu chuyện khách quan và trung thực, rồi sẽ nhận được câu trả lời.
Việc đàn áp các nhà báo bắt đầu từ hơn một thập kỷ trước, khi Hy Lạp vấp phải suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Sự sơ suất của bên ủy thác (fiduciary) đã dẫn đến sự sụp đổ của Hy Lạp, và các nhà cầm quyền cảm thấy rất xấu hổ. Điều cuối cùng họ muốn là các nhà báo Hy Lạp \”xát muối vào vết thương\” của họ, vì vậy giới tinh hoa đã cố gắng ngăn các nhà báo đưa tin về một trong những câu chuyện quan trọng nhất cuối những năm 2000. Gần đây, khi đất nước bị tàn phá bởi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các nhà báo một lần nữa phải đối mặt với những lời đe dọa từ những nhà cầm quyền.
Theo chỉ số tự do báo chí quốc tế gần đây nhất của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (Reporters Without Borders – RSF), Hy Lạp là quốc gia đứng thứ 108 trên thế giới về tự do báo chí. Đây là vị trí thấp nhất của bất kỳ quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) nào. Hai năm trước, Hy Lạp được xếp hạng cao hơn 38 bậc. (Na Uy là quốc gia có chỉ số tự do báo chí hàng đầu trong báo cáo RSF; trong khi đó, Hoa Kỳ xếp hạng thứ 42).
Kỳ lạ hơn là, vị trí địa lý hiểm trở của Hy Lạp cũng không ngăn được chính phủ nước này đưa ra một đạo luật hoàn toàn mới nhằm hạn chế tuyên truyền thông tin sai lệch. Tuy nhiên, trên thực tế, luật mới không liên quan đến thông tin sai lệch, mà nó liên quan nhiều đến cưỡng chế và kiểm soát. Các nhà báo và đài truyền hình được xác định là người tuyên truyền “tin tức giả mạo” giờ đây đang đối diện với việc bị đe dọa, bị tấn công và bị điều tra. Một số cá nhân thậm chí còn bị bỏ tù.
Quý vị có liên tưởng đến bất kỳ quốc gia nào đang truy lùng các nhà báo nước mình theo cách thức tương tự không? Dĩ nhiên là có.
Ở Trung Quốc – quốc gia đứng ở vị trí thứ 175 trong báo cáo RSF – các nhà báo thường bị vây bắt và “biến mất”. Nếu họ vẫn tiếp tục đưa tin, thì phương pháp bắt bớ và truy tố các nhà báo của Trung Quốc sẽ được đà phát triển. Điều này đưa chúng ta trở lại Hy Lạp. Thật trớ trêu khi nơi khai sinh ra nền dân chủ giờ đây lại là một trong những đồng minh thân cận nhất của ĐCSTQ.
Vào tháng 10 năm ngoái, khi một số nước châu Âu chỉ trích cách đối xử của ĐCSTQ đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, chính phủ Hy Lạp đã chọn cách im lặng. Sự im lặng nói lên tất cả. Trên thực tế, mối quan hệ của Trung Quốc và Hy Lạp đã được thiết lập nhiều năm trước. Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng của Hy Lạp. Về cơ bản, Bắc Kinh kiểm soát Cảng Piraeus, cảng biển chính của Athens nằm ở vị trí chiến lược nối châu Á và châu Âu.Khung cảnh các nhà kho cũ ở cảng Piraeus đã được chuyển thành khách sạn 5 sao vào ngày 18/10/2018. Hãng vận tải khổng lồ Cosco của Trung Quốc đã biến cảng Piraeus của Hy Lạp thành một trung tâm giao thông nhộn nhịp.
Như tờ Global Times của nhà nước Trung Quốc đưa tin, năm 2022 là một năm đặc biệt đối với quan hệ Trung Quốc – Hy Lạp. Đã nửa thế kỷ trôi qua kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia kể từ năm 1972.
“Hai nước đã xây dựng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm đầu tư, thương mại, du lịch và văn hóa”, theo Global Times.
Năm 2006, hai nước đã ký Hiệp ước Đối tác Chiến lược Tích hợp (Integrated Strategic Partnership agreement). Sau đó, vào năm 2018, Hy Lạp trở thành thành viên của Sáng kiến Vành đai và Con đường (One Belt, One Road – BRI) của Trung Quốc. Được biết, Hy Lạp có nguyện vọng trở thành trung tâm chính giữa châu Á và Trung Âu.
Tờ China Daily, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ đưa tin, Trung Quốc gần đây đang đầu tư rất nhiều vào ADMIE (IPTO), một công ty về cơ bản vận hành, kiểm soát và duy trì mạng lưới điện của Hy Lạp. State Grid Corporation of China (SGCC), một tập đoàn tiện ích điện thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu một cổ phần lớn trong ADMIE.
Ngân hàng dường như là một lĩnh vực khác mà Trung Quốc quan tâm. Vào năm 2019, Ngân hàng Trung Quốc, một ngân hàng quốc doanh có trụ sở chính ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh, đã thành lập cửa hàng tại Athens. Điều thú vị là ngân hàng này cũng hoạt động ở các quốc gia như Úc, New Zealand, Đức, Vương quốc Anh, Pháp, Canada và thậm chí cả Hoa Kỳ.
Vào tháng 4, khi được hỏi liệu Hy Lạp có lo ngại về sự quan tâm ngày càng tăng của Trung Quốc đối với đất nước của mình hay không, Ngoại trưởng Hy Lạp Nikos Dendias tỏ ra hoàn toàn trái ngược với lo ngại. Ông nhấn mạnh, tất cả các khoản đầu tư của Trung Quốc đều tuân thủ các quy tắc của EU.
Việc Hy Lạp đang nhanh chóng trở thành con rối do Bắc Kinh điều khiển khiến tất cả công dân Hy Lạp đều lo ngại. Trên thực tế, điều đó có liên quan đến tất cả các công dân châu Âu. Hy Lạp là một cửa ngõ vào châu Âu. Sự xâm nhập của Trung Quốc khởi nguồn từ Hy Lạp, nhưng nó sẽ kết thúc ở đâu? Chỉ tưởng tượng thôi tôi cũng thấy không có điểm gì tốt đẹp.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.
Lam Giang
Theo The Epoch Times