Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc khai mạc trong bối cảnh thế giới đối mặt với hàng loạt khủng hoảng

Đăng ngày: 20/09/2022

\"\"
\"\"
Cờ của các nước thành viên bên ngoài trụ sở của Liên Hiệp Quốc tại New York, Hoa Kỳ. AP – Mary Altaffer

Anh Vũ

Hôm nay, ngày 20/09/2022, tại New York, khóa họp thứ 77của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chính thức khai mạc trong bối cảnh thế giới đang bị phân hóa vì nhiều cuộc khủng hoảng, chiến tranh tại Ukraina, khủng hoảng khí hậu, mất an ninh lương thực, khủng hoảng năng lượng, và dịch Covid-19 vẫn còn chưa dứt.

Bắt đầu từ hôm nay cho đến cuối tuần, khoảng 150 nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo chính phủ và bộ trưởng của các nước trên thế giới sẽ lần lượt lên phát biểu trên diễn đàn lớn của Liên Hiệp Quốc, để bày tỏ các mối quan tâm của mình. Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không tới New York mà chỉ cử đại diện cấp bộ trưởng dự Đại Hội Đồng. Trong khi đó,  Afghanistan và Miến Điện không được tham dự.

Thông tín viên Christophe Paget tại New York cho biết thêm chi tiết :

\”Mở màn diễn đàn là ông Jair Bolsonaro, tổng thống cực hữu của Brazil. Ông là ứng viên của cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra trong vài tuần tới và hiện ông bị mất điểm trong các cuộc thăm dò dư luận.

Theo truyền thống, sau đó là đến lượt Hoa Kỳ, nhưng lần này bài phát biểu của lãnh đạo Mỹ sẽ được lui lại hôm sau, cùng ngày với tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky.

Cuộc chiến tranh tại Ukraina cùng những hậu quả của nó, ngay trong ngày hôm nay sẽ được đề cập đến trong diễn văn của tổng thống Ba Lan Andrzej Duda. Ông là người ủng hộ Kiev chống Nga và Ba Lan cũng đã đón tiếp đông đảo người tị nạn Ukraina.

Với thủ tướng Đức Olaf Scholtz, đây là bài phát biểu đầu tiên của ông trước diễn đàn Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Đức ủng hộ Kiev và hiện đang gặp vấn đề rắc rối về năng lượng với Nga.

Tiếp theo, lần lượt là các bài phát biểu của các lãnh đạo quần đảo Marchall, Saychelles, những quốc gia đang bị tác động mạnh của hiện tượng biến đổi khí hậu.

“ Trọng tâm của các mối quan tâm là tình trạng cấp bách về khí hậu ”,  phủ tổng thống Pháp khẳng định. Tổng thống Pháp cũng phát biểu trong ngày hôm nay (20/09). Ông Emmanuel Macron sẽ phải nhấn mạnh đến sự “ cần thiết “ phải có một khung hợp tác để xử lý các thách thức chung của thế giới, ngay cả vào lúc này bộ khung đó đang bị “ rạn vỡ” vì cuộc chiến tranh do Nga tiến hành, Paris nhấn mạnh.\”

Sau các bài diễn văn sẽ là màn hoạt động ngoại giao, lãnh đạo các nước sẽ có các cuộc tiếp xúc song phương hoặc theo các nhóm nước, để trao đổi với nhau về các vấn đề mà họ quan tâm hoặc thúc đẩy các cuộc thương lượng, trung gian hòa giải cũng như gây áp lực về một số hồ sơ quốc tế. 

Bài Liên Quan

Leave a Comment