Thủ tướng Anh Liz Truss ‘cân nhắc’ ý tưởng của Macron về tổ chức châu Âu mới

\"UK

Vương quốc Anh đang cân nhắc liệu có nên tham dự một \”tổ chức\” chính trị của các quốc gia châu Âu.

Cuộc họp đầu tiên của \”Cộng đồng Chính trị châu Âu\” sắp được tổ chức ở Prague vào đầu tháng Mười.

Văn phòng thủ tướng Anh muốn biết thêm chi tiết về hội nghị trước khi Thủ tướng Liz Truss cam kết tham dự và quyết định cuối cùng chưa được đưa ra.

Cộng đồng Chính trị châu Âu là một ý tưởng được thúc đẩy bởi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Ông đã đề xuất vào tháng Năm, như một \”không gian mới\” cho hợp tác.

Ông Macron gợi ý tổ chức này có thể thảo luận về an ninh, năng lượng và giao thông vận tải cũng như phong trào của người dân, đặc biệt là giới trẻ.

Ý định mở rộng là thành lập một diễn đàn vượt ra khỏi khuôn khổ 27 quốc gia thành viên EU.

Những ý tưởng tương tự đã được đưa ra trong nhiều thập niên nhưng đây là cú hích lớn đầu tiên cho một diễn đàn như vậy kể từ biến cố Brexit.

Các quan chức Vương quốc Anh được cho là đang tìm kiếm sự đảm bảo rằng cuộc họp sẽ không quá bị chi phối bởi các quốc gia hoặc thể chế EU.

Nước Anh muốn nhìn thấy \”các nước lớn\” ngoài EU tham dự.

Tất cả 27 quốc gia thành viên EU sẽ được mời, cùng với Vương quốc Anh, Ukraine, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Sáu quốc gia Tây Balkan, gồm Iceland, Lichtenstein, Moldova, Georgia, Armenia và Azerbaijan cũng sẽ được mời.

Các quan chức EU nói với BBC rằng một thư báo \”có lưu ngày tháng\” đã được gửi tới các thủ đô, cùng với lời mời chính thức.

Nhưng, trước khi phản hồi, có những dấu hiệu cho thấy nước Anh cũng muốn tham vấn chính phủ Ukraine, cũng như liên minh phòng thủ quân sự Nato.

Cuộc họp khai mạc của \”Cộng đồng Chính trị châu Âu\” sẽ diễn ra vào ngày 6/10 tại thủ đô Prague của Czech.

Cộng hòa Czech hiện giữ chức chủ tịch luân phiên Hội đồng châu Âu.

Một chương trình nghị sự tạm thời cho thấy các cuộc thảo luận sẽ tập trung vào cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, nền kinh tế và khủng hoảng năng lượng châu Âu.

Tuy nhiên, có một số chi tiết như \”cộng đồng chính trị\” có vẻ sẽ được thảo luận lâu dài.

Các chỉ trích, bên trong EU, cảnh giác với những gì họ xem là một dự án \”mơ hồ\” do Pháp lãnh đạo.

Cũng có nghi ngờ rằng Pháp, một quốc gia luôn hoài nghi về sự mở rộng của EU, muốn tạo ra một \”bến đỗ\” cho các quốc gia tha thiết gia nhập Liên minh châu Âu.

Các nhà lãnh đạo EU khẳng định rằng cộng đồng này sẽ không \”thay thế\” chính mở mở rộng của liên minh.

Ukraine trở thành quốc gia ứng viên chính thức của EU vào tháng Sáu trong khi các nước Tây Balkan đang trong quá trình cố gắng gia nhập khối này trong suốt nhiều năm.

Lôi kéo Anh tham dự, để thảo luận các vấn đề cốt lõi mà châu lục này đang phải đối mặt, hiện là mục tiêu chính – theo một số nhà ngoại giao EU.

Có những hy vọng rằng triển vọng kinh tế ảm đạm và khủng hoảng năng lượng có thể khiến Thủ tướng Liz Truss tham dự.

Tuy nhiên, có những lo ngại rằng thủ tướng mới của Vương quốc Anh cuối cùng sẽ từ chối lời đề nghị, một phần là để tránh gây phản đối với một số người theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu của Đảng Bảo thủ.

Thời gian cũng được nêu ra như một vấn đề khi cuộc họp diễn ra chỉ một ngày sau hội nghị của Đảng Bảo thủ Anh.

Bà Truss trước đó bác bỏ ý tưởng về sự tham dự của Anh.

Với tư cách ngoại trưởng khi đó, bà cho rằng Nato và G7 là các liên minh kinh tế và quân sự \”chủ chốt\” của Vương quốc Anh.

Người tiền nhiệm của bà trong vai trò thủ tướng, ông Boris Johnson, dường như bày tỏ sự quan tâm đến đề xuất này, thậm chí còn tuyên bố là \”người khai sinh\” ra nó.

Chính phủ mới của Vương quốc Anh được cho rằng đã dành sự quan tâm \”hạn chế\” đối với vấn đề này cho đến nay, sau cái chết của Nữ hoàng Elizabeth II.

Bà Truss dự kiến sẽ hội đàm với Tổng thống Macron và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tại Đại hội đồng LHQ ở New York, trong những ngày tới.

Quan hệ giữa Brussels và London trở nên căng thẳng do tranh cãi về thỏa thuận hậu Brexit đối với Bắc Ireland; một vấn đề mà hai bên dự kiến sẽ thảo luận.

Bài Liên Quan

Leave a Comment