Nhật Bản: Tại sao quốc tang của cựu Thủ tướng Abe lại gây tranh cãi?

26 tháng 9 2022

Rupert Wingfield-Hayes

BBC News, Tokyo

\"Shinzo
Chụp lại hình ảnh,Cựu Thủ tướng Shinzo Abe đã định hình lại chính sách đối ngoại của Nhật Bản

Cách đây một tuần, các lãnh đạo thế giới đã tề tụ tại London tham dự quốc tang Nữ hoàng Elizabeth II. Hiện nay nhiều người trong số họ đang hướng đến Nhật Bản để tham dự quốc tang cựu Thủ tướng Shinzo Abe – người đã qua đời sau vụ ám sát chấn động.

Thế nhưng người dân Nhật Bản, dường như, không trông đợi điều này – bởi vì ước tính chi phí là 11,4 triệu USD (1,65 tỷ yen).

Trong những tuần qua, làn sóng phản đối quốc tang lan rộng. Các cuộc thăm dò cho thấy hơn một nửa dân số Nhật phản đối điều này.

Hồi đầu tuần rồi, một người đàn ông đã tự thiêu gần văn phòng thủ tướng ở Tokyo. Và vào hôm thứ Hai 19/09, khoảng 10.000 người đã biểu tình trên đường phố Tokyo yêu cầu hủy bỏ quốc tang.

Thế nhưng, mặc khác, sự kiện cũng thu hút những quốc gia đồng minh của Nhật Bản trên toàn cầu. Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ không tham dự, nhưng Phó Tổng thống Kamala Harris sẽ đến. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ tham dự.

Thủ tướng Úc Anthony Albanese cùng ba người tiền nhiệm sẽ đến, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi không tham dự quốc tang Nữ hoàng Elizabeth II nhưng sẽ bay đến Tokyo để bày tỏ sự thành kính dành cho ông Abe.

Điều này nói gì về ông Abe – thậm chí khi các lãnh đạo thế giới tham dự quốc tang – thì nhiều người dân tại chính quốc gia của ông lại phản đối?

Trước tiên, đây không phải là một sự kiện thông thường. Tại Nhật Bản, quốc tang chỉ dành cho các thành viên của gia đình hoàng gia. Chỉ có một lần, kể từ Thế chiến lần 2, một chính trị gia được trao vinh dự này, đó là vào năm 1967. Vì vậy việc ông Abe được tổ chức quốc tang là một chuyện lớn.

Một phần bởi vì cách ông ấy qua đời – ông Abe đã bị bắn hạ trong một sự kiện vận động bầu cử hồi tháng 7. Và nước Nhật tiếc thương ông ấy. Ông ấy chưa bao giờ quá được lòng dân chúng, theo các cuộc thăm dò dư luận, nhưng ít người sẽ bác bỏ chuyện ông Abe đã mang đến sự ổn định và an ninh cho đất nước.

Vì vậy quyết định tổ chức quốc tang cho ông ấy cũng là một sự phản ánh danh tiếng tốt đẹp của ông.

Không ai nắm nhiệm kỳ trong văn phòng thủ tướng lâu như ông, và có thể gây tranh cãi, nhưng không chính trị gia thời hậu chiến nào lại có tầm ảnh hưởng đến vị thế của Nhật Bản trên thế giới như vậy.

\"Hàng
Chụp lại hình ảnh,Người dân và giới chức Nhật Bản kính cẩn từ biệt cựu Thủ tướng Shinzo Abe vào tháng 7/2022

\”Ông ấy đi trước thời đại của mình,\” Giáo sư Kazuto Suzuki, nhà khoa học chính trị và cựu cố vấn của ông Abe cho biết.

\”Ông ấy hiểu sự thay đổi của cán cân quyền lực. Một Trung Quốc trỗi dậy sẽ chắc chắn làm đảo lộn cán cân quyền lực và định hình lại trật tự trong khu vực. Vì vậy ông ấy muốn lãnh đạo.\”

Giáo sư Suzuki cũng đề cập đến Hiệp định Đối tác thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP), kế hoạch lớn của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama để mang tất cả các đồng minh của Washington tại Châu Á-Thái Bình Dương vào một vùng thương mại tự do quy mô khổng lồ.

Vào năm 2016, cựu Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi TPP, mọi người đều cho rằng TPP sẽ sụp đổ. Nhưng không.

Ông Abe đã lãnh đạo và tạo nên một Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với cái tên khá gây nhầm lẫn.

Đây là một cái tên kinh khủng nhưng lại phát đi tín hiệu về tinh thần sẵn sàng của Nhật Bản trong việc đi đầu tại châu Á. Ông cũng đóng vai trò chính yếu trong việc tạo nên Bộ tứ Quad, một liên minh giữa Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Úc.

Thậm chí quan trọng hơn là nhưng thay đổi mà ông Abe đã mang đến cho nền quân sự Nhật Bản.

Hồi năm 2014, với cương vị thủ tướng, ông Abe đã thúc đẩy thông qua luật \”sửa đổi\” hiến pháp theo chủ nghĩa hòa bình thời hậu chiến của Nhật Bản.

Điều này cho phép Nhật Bản thực thi \”sự phòng vệ phối hợp\”. Điều này có nghĩa lần đầu tiên kể từ Thế chiến lần 2, Nhật Bản có thể tham gia cùng đồng minh của Mỹ trong hành động quân sự vượt khỏi khuôn khổ biên giới.

Luật này cũng gây sự tranh cãi lớn, và những dư âm vẫn còn còn được cảm nhận cho đến ngày nay. Hàng ngàn người biểu tình tại Tokyo phản đối quốc tang đã cáo buộc ông Abe lãnh đạo nước Nhật hướng tới chiến tranh.

\”Ông Abe đã thông qua dự luật phòng vệ phối hợp,\” Giáo sư Machiko Takumi nói.

\”Điều này có nghĩa Nhật Bản sẽ chiến đấu với người Mỹ, có nghĩa ông ấy khiến nước Nhật tham chiến trở lại, và đó là lý do tôi phản đối quốc tang.\”

Nhật Bản là quốc gia chịu tổn thương từ chiến tranh. Không chỉ là những ký ức về bom nguyên tử khiến người dân giận dữ với ông Abe.

\"Người
Chụp lại hình ảnh,Người biểu tình phản đối quốc tang tại Nhật Bản đã gọi ông Abe là kẻ gây chiến

Hiến pháp thời hậu chiến của Nhật Bản rõ ràng chỉ ra rằng quốc gia này \”không thừa nhận quyền tham gia chiến tranh\”. Nếu ông Abe muốn thay đổi thì ông ấy lẽ ra nên tổ chức trưng cầu ý dân.

Nhưng ông ấy biết mình sẽ thất bại. Thay vào đó, luật của ông ấy \”diễn dịch lại\” ý nghĩa của hiến pháp. \”Ông Abe được xem là ai đó chịu trách nhiệm trước người dân,\” Giáo sư Koichi Nakato, từ Đại học Sophia ở Tokyo nói.

\”Bất kỳ điều gì ông ấy làm, ông ấy làm chống lại quy tắc hiến định. Ông ấy chống lại nguyên tắc dân chủ.\” Nhưng với những người ủng hộ ông Abe thì tất cả điều này thiếu mất một luận điểm.

Đó là trước bất kỳ lãnh đạo thế giới nào, ông Abe đã thấy được mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Trung Quốc, và quyết định Nhật Bản phải trở thành một thành viên tham gia đầy đủ của liên minh Mỹ-Nhật. \”Ông Abe có một tầm nhìn rất vị lai,\” cựu cố vấn của ông Abe, ông Suzuki nói.

\”Ông ấy thấy Trung Quốc sẽ trỗi dậy, nhưng Mỹ sẽ rút khỏi khu vực. Để giữ Mỹ tiếp tục tham gia trong khu vực, ông ấy nhận ra chúng tôi cần sức mạnh để phòng vệ.\”

Một Nhật Bản có sức mạnh và được tái vũ trang rõ ràng được Washington và nhiều quốc gia khác ở châu Á hoan nghênh, những nước cũng lo ngại tương tự về Trung Quốc.

Ông Abe cũng tìm thấy những đối tác sẵn lòng từ Canberra và Delhi. Khi ông Abe qua đời, ông Modi đã tuyên bố một ngày quốc tang tại Ấn Độ.

Nhưng cũng có một nơi ông Abe không được tiếc thương – đó là nơi ông thường xuyên bị lên án xem là một kẻ gây chiến và một người theo chủ nghĩa xét lại.

Đó là Trung Quốc. Điều này lý giải lý do tại sao Bắc Kinh lại cử Phó Chủ tịch Vương Kỳ Sơn đến London nhưng lại cử cựu Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ, người mà không ai ngoài Trung Quốc từng nghe tới để đến Tokyo tham dự quốc tang ông Abe.

Bài Liên Quan

Leave a Comment