Vụ bắn ngư dân Việt Nam vẫn là một bí ẩn

Vụ tấn công nêu bật những nguy hại của vấn đề đánh bắt cá trong khu vực mà các quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn.

2022.10.07

\"VụMột quân nhân Indonesia đứng gác gần các ngư dân Việt Nam đang bị giam giữ trên một tàu chiến của Indonesia ngoài khơi Biển Natuna ở Anambas, tỉnh Kepulauan Riau ngày 5/12/2014.

Reuters

Các nhà chức trách hiện vẫn chưa xác định được danh tính những kẻ tấn công làm thương nặng một ngư dân Việt Nam trong một vụ nổ súng gần quần đảo Trường Sa cách đây một tháng. Một số nguồn tin cho rằng cuộc tấn công có thể là do cướp biển gây ra.

Trong khi đó, các chuyên gia của Việt Nam đang kêu gọi cần có một sự phân định lãnh hải rõ ràng ở Biển Đông cũng như một cơ chế hợp tác tốt hơn ở những khu vực tranh chấp, chồng lấn để tránh những xung đột tiềm năng có thể xảy ra.

Một tàu đánh cá của tỉnh Quảng Ngãi với 12 thuyền viên trên tàu đã bị một nhóm người nước ngoài có vũ trang tấn công vào ngày 9/9/2022, cách Đảo đá Tiên nữ (Pigeon Reef), một tiền đồn của Việt Nam ở khu vực quần đảo Trường Sa, khoảng 40 hải lý (74 km) về phía đông nam.

Trong cuộc nổ súng diễn ra chóng vánh sau đó, ông Võ Minh Quân, một ngư dân 52 tuổi của Việt Nam đã bị bắn vào chân, khiến ông có thể phải từ giã nghề đánh cá.

Vì địa điểm xảy ra vụ việc không xa với bang Sabah của Malaysia và đảo Palawan của Phillippines cũng như dễ dàng tiếp cận từ một đảo đá do Trung Quốc chiếm đóng ở khu vực quần đảo Trường Sa nên theo ông Vũ Thành Ca, một cựu viên chức cấp cao của chính phủ Việt Nam và hiện là một nhà phân tích các vấn đề biển, “không thể nói những kẻ tấn công đến từ đâu”.

“Họ thậm chí có thể là cướp biển” – ông Ca nói trong một cuộc trao đổi trước đây với Đài Á Châu Tự do.

Một chuyên gia Malaysia tán thành với nhận định này và nói rằng, vì người ngư dân bị thương “đã không được đưa trở lại bờ biển Malaysia, nên không có khả năng Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia (MMEA) có liên quan đến vụ việc này”.

Vị chuyên gia yêu cầu được ẩn danh do tính nhạy cảm của vấn đề nói tiếp:

Trong tất cả trường hợp MMEA sử dụng súng, đó phải là vì tự vệ và nếu mục tiêu bị thương hoặc chết, họ sẽ được đưa trở lại phía Malaysia”.

Một người phát ngôn của MMEA nói với BenarNews của Đài Á Châu Tự do rằng không có tàu cá Việt Nam hay Trung Quốc nào được phát hiện trong vùng biển của Malaysia trên khu vực Biển Đông vào ngày xảy ra vụ việc.

Không có báo cáo hoặc không có vụ việc nào như vậy. Nó xảy ra bên ngoài vùng biển của Malaysia \” – người phát ngôn này nói và yêu cầu giấu tên vì chưa được phép nói chuyện với báo chí về vấn đề ngày. Hải quân Hoàng gia Malaysia cũng đã có phát ngôn tương tự.

Trong một vụ việc xảy ra cách đây hai năm gần tiểu bang Kelantan của Malaysia, sau khi một ngư dân của Việt Nam bị bắn chết bởi lực lượng của MMEA, xác của ông này đã được đưa vào bờ cùng với các thuyền viên còn lại của tàu cá. Họ bị bắt giữ bởi Malaysia vì đánh cá, xâm nhập bất hợp pháp và cố ý giết người vì chống lại nỗ lực kiểm tra tàu của lực lượng chấp pháp của Malaysia.

\"2.jpeg\"
Giám đốc Hàng hải Kelantan, Thuyền trưởng Muhd Nur Syam Asmawie Yaacob chỉ cho thấy chiếc thuyền Việt Nam đang bị lực lượng cảnh sát biển Malaysia giữ. Ảnh chụp ngày 17/8/2020. Ảnh: AFP

Quân đội có liên quan tới cướp biển có vũ trang?

Trong một diễn biến khác, Bộ Nội vụ của Malaysia cho biết có 20 người bao gồm cả quân nhân, vừa bị bắt giữ về tội cướp biển trên vùng biển ngoài khơi bang Sabah của nước này.

Báo chí Malaysia trích lời Bộ trưởng Nội vụ Hamzah Zainudin nói rằng những người bị bắt giữ bị buộc tội vì hai vụ cướp có vũ trang gần Pulau Si Amil trên bờ biển phía đông bang Sabad vào hai ngày 15/8 và 18/8.

Ông Hamzah tiếp tục được dẫn lời nói rằng họ hiện đã được tại ngoại khi cuộc điêu tra tiếp tục. Người bị kết tội cướp có băng đảng có thể lãnh án tù lên tới 20 năm cũng như bị phạt đòn roi.

Cướp biển đã và đang là một vấn đề lớn ở vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa. Vào tháng 3/2017, một ngư dân Quảng Ngãi khác đã bị bắn chết bởi những kẻ tấn công không rõ danh tính, có thể là cướp biển trong khu vực.

Đánh cá là nghề vất vả và có thu nhập rất không ổn định” – ông Võ Minh Quân, ngư dân bị bắt cho vụ việc ngày 9/9 vừa qua nói với báo chí địa phương.

“Đánh bắt cả ngày càng trở nên khó khăn trong những năm gần đây” – ông Quân chia sẻ và nói thêm rằng: “Chúng tôi cũng phải đối mặt với những nguy cơ tấn công nhiều hơn bởi tàu lạ”.

Ngư dân Việt Nam đánh cá trên Biển Đông cũng đã bị rượt đuổi và bắt giữ bởi các cơ quan thực thi pháp luật của các nước láng giềng có tuyên bố chủ quyền lãnh hải chồng lấn hoặc đôi khi xung đột với Việt Nam ở một số khu vực biển.

Malaysia đã giam giữ hơn 400 ngư dân của Việt Nam trong năm 2021. Riêng trong tháng 6 năm nay, Malaysia đã bắt giữ 42 ngư dân và những người này đã được phóng thích sau 03 tháng.

Chỉ riêng trong năm 2021, Indonesia đã tịch thu 42 thuyền cá của Việt Nam, nhấn chìm một vài tàu trong số này và giam giữ hơn 270 ngư dân.

Biên giới trên biển không rõ ràng

Liên minh Châu Âu đã ra “thẻ vàng” cảnh báo hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) của Việt Nam vào năm 2017. Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực xóa bỏ nạn đánh bắt bất hợp pháp nhưng kết quả trên thực tế vẫn còn xa so với mong đợi.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong quý I năm nay, 19 tàu cá và 131 ngư dân từ 7 tỉnh của Việt Nam đã bị  bắt giữ và phạt bởi cơ quan chức năng của các quốc gia láng giềng.

Theo ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đồng thời là một chuyên gia hàng đầu về các vấn đề biển, một trong những nguyên nhân chính là ranh giới giữa các vùng biển và thềm lục địa ở một số khu vực trên Biển Đông, bao gồm giữa Việt Nam và Indonesia cũng như giữa Việt Nam và Malaysia ở phía nam quần đảo Trường Sa, chưa được xác định rõ ràng.

Trong một số trường hợp, những ranh giới này chỉ do một bên tuyên bố chủ quyền đơn phương đưa ra, vì vậy, không được các bên khác xem là hợp pháp và tôn trọng” – ông Trục cho biết.

“Biên giới lỏng” gây ra những hiểu lầm rất lớn, đôi khi cả những xung đột giữa các quốc gia láng giềng.

Trong chương có tên tương tự của cuốn sách “Đại dương ngoài pháp luật” – một cuốn sách được đánh giá cao của nhà báo Ian Urbina – tác giả đã mô tả một cuộc đối đầu nóng bỏng giữa các tàu chấp pháp của Việt Nam và Indonesia mà ông chứng kiến vào năm 2017 tại vùng biển giữa hai nước.

“Trong những ngày sau cuộc đụng độ, tôi đã gửi email cho ông James Kraska, một giáo sư luật quốc tế tại Trường Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ ở bang Rhode Island đồng thời là một chuyên gia về Biển Đông. Tôi gửi cho ông tọa độ nơi xảy ra đụng độ và hỏi đó là vùng biển của nước nào và ông đã trả lời rằng: “Không thể khẳng định được”. Ông cũng nói rằng các quốc gia phải thống nhất về ranh giới trên biển và giải thích: Việt Nam và Indonesia chưa bao giờ có được một thỏa thuận như vậy ở Biển Đông.”

\"3.jpeg\"
Các tàu thuyền nước ngoài đã bị phá hủy tại một hòn đảo của Indonesia sau khi bị cáo buộc đánh bắt bất hợp pháp trong vùng biển của nước này. Ảnh: Reuters

Theo ông Trần Công Trục, cả ngư dân và các cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam cần “tìm hiểu kỹ lưỡng và chi tiết” về các ranh giới biển hiện có ở Biển Đông, bao gồm cả những ranh giới đơn phương và đang tranh chấp.

“Chính phủ nên chỉ đạo các cơ quan liên quan đưa ra những kịch bản và quy định khác nhau để ngư dân tuân thủ” – ông nói.

Cấp bách nhất, chúng ta cần đẩy nhanh các cuộc đàm phán với các nước để đạt được những phân định ranh giới cuối cùng hoặc một sự hợp tác phát triển chung tạm thời”.

Mục tiêu chính không chỉ là bảo đảm có được một thỏa thuận công bàng cho tất các các quốc gia mà còn bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông – chuyên gia này nói.

Bài Liên Quan

Leave a Comment