Liên hiệp quốc cảnh báo cần xóa nợ cho 50% giới cùng khổ để tránh khủng hoảng phát triển

2022.10.11

\"LiênMột người ở trọ trên rạch Xuyên Tâm ở TPHCM (hình minh họa)

 AFP

Năm mươi tư nước có nền kinh tế đang phát triển, với hơn phân nửa số người nghèo nhất trên thế giới, đang cấp thiết cần được xóa giảm nợ khi mà khủng hoảng toàn cầu tiếp tục tăng.

Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) vào ngày 11/10 ra phúc trình với cảnh báo vừa nêu.

Theo UNDP nguy cơ các quốc gia không được tái cơ cấu nợ một cách hiệu quả sẽ là đói nghèo gia tăng; cũng như các khoản đầu tư vô cùng cần thiết cho thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu sẽ không thể có được. Chính những quốc gia có nguy cơ lại là những nước chịu tác động bởi biến đổi khí hậu nhiều nhất.

Phúc trình có tựa “Avoiding ‘Too little Too late’ on International Debt Relief” (tạm dịch “Tránh ‘Quá ít- Quá chậm’ về việc xóa nợ quốc tế”) nêu rõ những ‘hiệu ứng sóng’ do ứng phó của phía chính phủ đối với khủng hoảng kinh tế gần đây và những cảnh báo về tác động tiềm ẩn.

Để có thể giải quyết tình trạng đó, phúc trình ngày 11/10 của UNDP nêu một số chính sách cần thực hiện trong tái cơ cấu nợ giúp ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ nần.

Giám đốc UNDP Achim Steiner được dẫn lời rằng 54 quốc gia có vấn đề về nợ nần nghiêm trọng là xứ sở của hơn phân nửa số dân nghèo khổ trên toàn thế giới; tuy vậy lại chỉ chiếm hơn 3% trong cơ cấu kinh tế toàn cầu. Do đó biện pháp xóa nợ cho những nước này chỉ là ‘viên thuốc nhỏ’ đối với những quốc gia giàu có; thế nhưng nếu không thực hiện biện pháp này thì hậu quả sẽ vô cùng tàn bạo đối với những người nghèo khổ đó.

Giám đốc UNDP cảnh báo không thể lặp lại lỗi lầm ‘giúp đỡ quá ít ỏi, quá muộn màng’ khi quản trị gánh nợ kinh tế của các nước đang phát triển’.

Trong tuần này, Bộ trưởng tài chính các nước thuộc nhóm G-20 sẽ gặp nhau ở Washington DC ngay trước kỳ họp thường niên của World bank- IMF. Theo UNDP điều kiện đã chín muồi để các quốc gia chủ nợ và con nợ đối thoại tái cơ cấu các khoản liên quan. 

Bài Liên Quan

Leave a Comment