Ngôn từ tuyên truyền của ĐCS Trung Quốc hé lộ gì về Tập Cận Bình?

\"Tuyên

19 tháng 10 2022

Trung Quốc thu hút sự quan tâm của thế giới hơn trước đây, nhưng nền chính trị vẫn còn bí ẩn hơn bao giờ hết.

Quyết định phần lớn được đưa ra sau cánh cửa đóng kín và thường thông qua các tuyên bố bí ẩn – và cách làm việc của Đảng Cộng sản Trung Quốc và các động cơ của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình cũng khó giải mã.

Thế nhưng cách tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, mặc cho những ngôn từ cằn cỗi, có thể đưa ra những gợi ý về các mục tiêu của nhà lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc trong hàng chục năm. Tập Cận Bình sẽ bước vào nhiệm kỳ thứ ba và không có lãnh đạo nào kể từ thời của Mao Trạch Đông từng đạt được.

BBC đã nghiên cứu trang Nhân dân Nhật báo (People\’s Daily), trang báo nhà nước lớn nhất Trung Quốc để nhận diện những từ ngữ phổ biến định hình thời đại của Tập Cận Bình khi cầm quyền.

Cốt lõi

Khái niệm về “cốt lõi” lãnh đạo đầu tiên do Mao Trạch Đông sử dụng, người đã tham gia vào quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc và là nhà lãnh đạo đầu tiên của nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa.

Mao Trạch Đông đã đưa ra khái niệm này vào những năm 1940 trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền vào năm 1949. Đây cũng là lúc Mao Trạch Đông củng cố quyền lực trong đảng, thông qua việc thanh trừng các nhân vật đối lập.

Đây không phải là lần đầu tiên và chắc chắn sẽ không phải là lần cuối cùng, nhưng các sử gia sẽ xem thời kỳ này là sự khởi đầu của việc tôn sùng cá nhân Mao Trạch Đông.

Thuật ngữ này bắt đầu xuất hiện liên quan đến Tập Cận Bình vào năm 2016 – sự lặp lại ngày càng trở nên ngày càng phổ biến.

Trước khi Tập Cận Bình nắm quyền vào năm 2012, ba trong số bốn người tiền nhiệm của ông ta đã được trao quyền là “cốt lõi” của Đảng Cộng sản – Mao Trạch Đông, được xem là một nhà lãnh đạo quyền lực nhất trong thời kỳ hiện đại của Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình, người mở cửa Trung Quốc ra thế giới và Giang Trạch Dân người theo dõi quá trình chuyển đổi quan trọng này từ những năm 1990 đến những năm 2000.

\"Lãnh
Chụp lại hình ảnh,Từ trái sang phải: Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình

Hồ Cẩm Đào – người kế nhiệm Giang Trạch Dân và người kế nhiệm ngay sau Tập Cận Bình – không bao giờ được xem là “cốt lõi” của đảng.

Ông ta là một nhà kiến thiết sự đồng thuận, hơn là một người quyền lực, và trước thời kỳ của ông ta, kỷ nguyên tập hợp lãnh đạo mà Đặng Tiểu Bình đã khởi đầu, được xem là một chuẩn mực – hay mọi người đã suy nghĩ như vậy.

Trong bối cảnh Tập Cận Bình nhanh chóng tập trung quyền lực, các nhà phân tích nhận định, việc ông ta tự đại diện chính mình là “cốt lõi” của Đảng Cộng sản Trung Quốc là bước đi tự nhiên tiếp theo.

“Tập Cận Bình cần sự củng cố quyền lực hoa mỹ, hầu như tương đương với việc củng cố quyền lực thật sự,” David Bandurski, Giám đốc China Media Project nhận định.

Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông nói thêm, hiện đang rõ ràng hướng tới nền lãnh đạo được cá nhân hóa hơn – và quay trở lại việc sùng bái cá nhân.

Quốc gia đỏ

Được dịch là “dòng sông và núi đỏ”, cụm từ xuất phát từ những năm 1960.

Cuộc Cách mạng Văn hóa, khi một Mao Trạch Đông ảo tưởng thật sự kêu gọi bạo lực nhằm vào những người được xem là phản bội cuộc cách mạng, khiến Trung Quốc ngập chìm trong những năm bất ổn – và khẩu hiệu “đảm bảo đất nước không bao giờ đổi màu” là một lời kêu gọi hành động chết chóc.

Cuộc Cách mạng Văn hóa chết trong vài năm sau khi Mao Trạch Đông qua đời, thời điểm Trung Quốc bước vào các cuộc cải cách kinh tế, dần dần mở cửa với thế giới. Cụm từ này hầu như biến mất trước khi Tập Cận Bình lên nắm quyền bởi vì trước khi đó Đảng Cộng sản đã rút khỏi cuộc sống thường nhật của người dân.

Trong những năm đó – giữa những năm 1980 và 2021 – có thể thấy “quốc gia đỏ” xuất hiện không đến 20 lần trên các trang của tờ Nhân dân Nhật báo. Và chắc chắn cụm từ này đã quay trở lại – chỉ năm ngoái thôi đã xuất hiện đến 72 lần.

“Việc cụm từ này xuất hiện lại là một sự phản ảnh cách Tập Cận Bình muốn Đảng Cộng sản Trung Quốc trở thành lực lượng trung tâm trong nền chính trị và xã hội Trung Quốc,” Neil Thomas, một nhà phân tích cấp cao về Trung Quốc từ tập đoàn Eurasia nhận định.

\"Du
Chụp lại hình ảnh,Các du khách mặc trang phục Hồng quân Công nông trong một thăm một địa điểm \”du lịch đỏ\” ở tỉnh Quý Châu vào năm 2021

Tập Cận Bình thường xuyên kêu gọi nam giới và phụ nữ trong đất nước “đưa gene đỏ vào máu và trái tim” để “quốc gia đỏ này có thể được truyền đi qua các thế hệ”.

Đảng Cộng sản đã rõ ràng quay trở lại mọi ngóc ngách của đời sống người dân – và sự trở lại “quốc gia đỏ” không chỉ là bằng chứng duy nhất của điều này.

Các công ty tư nhân được niêm yết tại Trung Quốc được yêu cầu phải thiết lập chi nhánh của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Thậm chí các sư thầy theo Phật giáo phải tham gia vào cuộc thi lịch sử năm ngoái của Đảng Công sản nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập. Các rạp chiếu phim hiện nay cũng do các phim chủ đề yêu nước thống lĩnh.

“Tập Cận Bình là một người tin thật sự vào sứ mệnh của Đảng Cộng sản và vai trò của đảng trong việc chấn hưng Trung Quốc,” ông Thomas nói.

Sứ mệnh đó, ông bổ sung, bao gồm “phục hồi Trung Quốc trở lại vị thế mà ông ta xem là sáng chói trong lịch sử, là một trong những thế lực ưu việt của thế giới.

Các lực lượng chống Trung Quốc

“Các lực lượng chống Trung Quốc”, một thuật ngữ điển hình được dung để chỉ trích Phương Tây và lập trường của họ về Trung Quốc, đã xuất hiện trong hàng chục năm qua.

Sự xuất hiện của thuật ngữ này trên Nhân dân Nhật báo không phổ biến nhưng đôi khi tăng vọt, thường vào lúc Bắc Kinh có cuộc tranh cãi gay gắt với các quốc gia Phương Tây hay các hành động của Bắc Kinh tạo nên sự bức xúc trong nước hoặc nước ngoài.

Nhưng cụm từ này đã sống lại  trong bối cảnh mối quan hệ giữa Trung Quốc với Phương Tây và đặc biệt với Mỹ trở nên xấu hơn.

Các điểm chính gồm cuộc chiến thương mại đang diễn ra với Washington, các cáo buộc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại Tân Cương, và kiểm soát độc tài tại Hong Kong, và các tuyên bố ngày càng mang tính khẳng định liên quan đến vấn đề Đài Loan.

\"Một
Chụp lại hình ảnh,Nhiều từ ngữ tuyên truyền phổ biến trên các trang báo nhà nước ở Trung Quốc có gốc từ thời Mao Trạch Đông

Rất nhiều từ ngữ phổ biến trên những trang báo nhà nước có nguồn gốc từ thời Mao Trạch Đông.

Chủ nghĩa dân tộc bên trong Trung Quốc cũng đang gia tăng. Bất kỳ ai chỉ trích chính phủ đều có thể bị xem là “chống Trung Quốc”, và mọi người được khuyến khích trình báo lại những hành vi như vậy cho chính quyền.

Những quan điểm tiêu cực về Trung Quốc được xem đã gây tổn hại cho lợi ích của quốc gia này, ông Bandurski nói, khiến cho Đảng Cộng sản và Tập Cận Bình trở nên nhạy cảm và ngờ vực hơn đối với bất kỳ lời chỉ trích nào.

Bắc Kinh thường cáo buộc Washington cố gắng kiềm chế sức mạnh của quốc gia này – vì vậy ông Bandurski cho rằng, Tập Cận Bình sợ sự len lõi của các thế lực nước ngoài, và gọi bất kỳ sự đối lập nào là yếu tố nước ngoài, một cách hiệu quả nhằm tấn công đối thủ hay kẻ thù.

Cuộc chiến đấu vĩ đại

Thuật ngữ “chiến đấu” có thời Mao Trạch Đông, thường được dùng để êu gọi quần chúng. Trong suốt thời kỳ Cách mạng Văn hóa, “những cuộc chiến đấu” công khai đã chứng kiến có những người bị dán nhãn là “kẻ thù của giai cấp” bị đe dọa và thường bị những tên côn đồ thuộc phe ủng hộ Mao Trạch Đông tấn công bạo lực.

Tập Cận Bình đã tự tạo thuật ngữ “cuộc chiến đấu vĩ đại” – và cụm từ này đã trở nên phổ biến theo năm tháng. Vào năm 2021, cụm từ này đã xuất hiện trên Nhân dân Nhật báo 22 lần, hơn năm 2012 khi Tập Cận Bình mới lên nắm quyền.

Đây là một cách làm sống lại thời kỳ Mao Trạch Đông và kêu gọi các tầng lớp trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, theo Tăng Kính Hàm, Giáo sư ngành Trung Quốc và Nghiên cứu Quốc tế từ Đại học Lancaster cho biết.

Thuật ngữ này ngày càng được sử dụng rộng rãi khi thảo luận về các thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt – cả về mặt nội bộ và bên ngoài – như đại dịch hay “lực lượng chống Trung Quốc” đang cản đường.

“Cuộc chiến đấu vĩ đại” cũng là một dấu hiệu về một “thái độ mang tính đối đầu” hơn để giải quyết cả hai thách thức đó, ông Thomas nói.

“Và đây là một công cụ mang tính kêu gọi nhằm tạo dựng sự trung thành và niềm tin mà Đảng Cộng sản do Tập Cận Bình nắm quyền có thể vượt qua những thách thức này,” ông Thomas nhận định.

Bài Liên Quan

Leave a Comment