Uỷ ban Bảo vệ Ký giả: Việt Nam phải \”chấm dứt đánh đồng báo chí độc lập với tội phạm!\”

RFA
2022.10.27

\"UỷNhà báo tự do Lê Mạnh Hà bị công an bắt giam hôm 12/1/2022

tuyenquang.gov

Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), một tổ chức cổ suý tự do báo chí có trụ sở ở New York (Hoa Kỳ), kêu gọi Nhà nước Việt Nam trả tự do cho nhà báo Lê Mạnh Hà và các nhà báo khác chỉ vì thực hiện công việc đưa tin đến công chúng.

CPJ đưa ra lời kêu gọi trong ngày 26/10, một ngày sau khi toà án nhân dân tỉnh Tuyên Quang kết án nhà báo tự do Lê Mạnh Hà tám năm tù giam và năm năm quản chế về tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự. 

Trong thông cáo báo chí đăng tải trên website của CPJ, ông Shawn Crispin, đại diện cấp cao của tổ chức này ở khu vực Đông Nam Á, nói:

Nhà chức trách Việt Nam phải trả tự do cho nhà báo Lê Mạnh Hà, người đã bị kết án oan và bị kết án tám năm tù chỉ vì chỉ làm công việc của một nhà báo.”

 “Việt Nam phải chấm dứt việc đánh đồng báo chí độc lập với hành vi tội phạm và trả tự do cho tất cả các nhà báo mà họ giam giữ một cách sai trái sau song sắt.”

CPJ cho biết chế độ độc đảng ở Việt Nam giam giữ 23 nhà báo tại thời điểm đầu tháng 12 năm ngoái. Từ đó đến nay, thêm tám người bị bắt với cáo buộc theo Điều 117. 

Về số nhà báo bị giam cầm, nếu tính theo tỷ lệ dân số thì Việt Nam vượt Trung Quốc- quốc gia cầm tù nhiều nhà báo nhất thế giới, ông Shawn Crispin nói trong email gửi cho Đài Á Châu Tự Do (RFA).

Việt Nam là một trong những nơi đàn áp nhất ở châu Á đối với nhà báo công dân, được chứng kiến ​​bởi một số lượng lớn các phóng viên hiện đang mòn mỏi sau song sắt.

Chế độ cộng sản độc đảng sử dụng nhiều điều luật mơ hồ để bịt miệng nhà báo nhằm ngăn chặn bất kỳ tin tức nào mà nó cho là chỉ trích chính phủ, đảng và nhà nước.

Việc lạm dụng các luật đó khiến các nhà báo độc lập gần như không thể thực hiện công việc đưa tin về các chủ đề được công chúng quan tâm, bao gồm các chủ đề về môi trường, chính trị và nhân quyền.”

Chính phủ các quốc gia dân chủ nên buộc Việt Nam ngừng đàn áp các nhà báo và cho phép tự do báo chí trước khi cung cấp viện trợ cho Hà Nội, ông khuyến cáo.

Bình luận về kết quả của phiên toà, cựu cán bộ của Tổng cục Tình báo Quân đội Vũ Minh Trí nói với RFA:

Những người như ông Lê Mạnh Hà, Nguyễn Lân Thắng …. là những tia lửa khởi đầu cho những đốm lửa lớn trong cuộc đấu tranh tự do dân chủ nhân quyền mà có thể thiêu rụi chế độ độc tài toàn trị nên không có gì khó hiểu khi họ bị kết án nặng nề thế.”

Tuy nhiên, theo ông Trí, bản án nặng nề chứng tỏ chính quyền đang sợ hãi, đuối sức.

Càng đàn áp các quyền tự do của người dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận, càng chứng tỏ sự sợ hãi ca chính quyền và ngày cáo chung của chế độ độc tài toàn trị đang đến gần.”

Việc áp dụng những bản án nặng nề lên người hoạt động không doạ được người khác như mong muốn của nhà cầm quyền, mà ngược lại càng làm cho nhiều người bất bình hơn, cựu sỹ quan quân đội nói.

Ông Trí bày tỏ sự khâm phục của mình trước sự dấn thân của các nhà báo tự do và người hoạt động như các ông Lê Mạnh Hà, Nguyễn Lân Thắng hay Trần Huỳnh Duy Thức. Ông cũng cho rằng chế độ tù ngục không thể khuất phục được họ mà càng khiến cho họ vững vàng hơn.

Ông Lê Mạnh Hà xuất thân là một dân oan. Chính quyền tỉnh Tuyên Quang xây dựng Thuỷ điện Na Hang và buộc hơn 4.000 gia đình ở khu vực đó, trong đó có gia đình ông, phải di dời đi nơi khác nhưng lại không đền bù thoả đáng cho việc rời bỏ nhà cửa ruộng vườn của họ.

Ông tìm hiểu kiến thức về pháp luật để áp dụng vào việc đòi quyền lợi của gia đình và đồng thời giúp đỡ hàng trăm người dân khác cũng bị tịch thu đất. 

Ông sử dụng mạng xã hội như Facebook và Youtube để phổ biến kiến thức pháp luật và nói lên những bất công trong xã hội bên cạnh việc phân phát bản in Hiến pháp Việt Nam cho người dân ở Tuyên Quang. 

Những việc làm ôn hoà và đúng pháp luật của ông không làm hài lòng chính quyền địa phương và ông bị bắt giam vào giữa tháng 1 năm 2021 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”- một trong những điều luật thường được sử dụng để bịt miệng những tiếng nói phản biện.

Trong phiên toà kéo dài hai ngày đầu tuần qua, ông bị kết án với một bản án nặng nề trong phiên toà không tuân thủ các tiêu chuẩn về một phiên toà công bằng.

Luật sư của ông nói bản án dựa vào cáo trạng vốn được xây dựng trên sự thẩm định chủ quan của giám định viên Sở Thông tin và Truyền thông, bản thân người này lại vắng mặt trong phiên toà.

Luật sư cũng nói đại diện Viện Kiểm sát lảng tránh tranh luận với luật sư còn hội đồng xử án không quan tâm đến lời bào chữa của họ.

Bài Liên Quan

Leave a Comment