Global Times: Các ông Trọng, Scholz, Sharif tới là dấu hiệu quốc tế \’tích cực’ về TQ sau Đại hội Đảng

\"Trong
Chụp lại hình ảnh,Từ trái sang phải: Các ông Nguyễn Phú Trọng, Olaf Scholz và Shahbaz Sharif thăm Trung Quốc

Hôm 31/10/2022, trang Global Times khen ngợi thành công của chính sách ngoại giao TQ, thể hiện qua một loạt chuyến thăm của lãnh đạo nước ngoài tới Bắc Kinh ngay sau Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 20.

Bản tiếng Anh của Hoàn cầu Thời báo thuộc Đảng CS Trung Quốc điểm ra chuyến thăm 30/10 – 02/11 của TBT Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, gọi đây là chuyến thăm của một lãnh đạo nước ngoài đầu tiên tới Bắc Kih sau ĐH 20.

Gần như cùng lúc, Thủ tướng Pakistan, Shahbaz Sharif cũng thăm Trung Quốc từ 01/11, trong cương vị tân thủ tướng sau khi lên nhậm chức tháng Tư năm nay.

Cùng thời gian, Tổng thống Tanzania, Samia Suluhu Hassan có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc từ 02 – 04/11.

Chuyến thăm sắp diễn ra từ 04/11 của Thủ tướng Đức, Olaf Scholz cùng phái đoàn doanh nhân đông đảo được Global Times đánh giá là “chuyến công du Trung Quốc đầu tiên của một lãnh đạo từ nhóm G7” sau Đại hội 20.

“Những chuyến thăm của lãnh đạo nước ngoài này cho thấy càng ngày càng có nhiều nước lạc quan về sự phát triển trong tương lai của Trung Quốc, nhất là sau khi Đại hội 20 của ĐCSTQ ra tín hiệu về sự ổn định, tính liên tục của các chính sách của chúng tôi,” một chuyên gia ngoại giao ở Bắc Kinh nói với trang Global Times.

\"Scholz
Chụp lại hình ảnh,Ảnh ông Tập gặp ông Olaf khi còn làm thị trưởng thành phố Hamburg, trong chuyến công du tới Hamburg dự hội nghị G20, ngày 6/7/2017

Quan hệ Đức-Trung Quốc là “con đường thứ ba”?

Trong khi các chuyến thăm của khách Việt Nam, Pakistan và Tanzania không được báo chí quốc tế bình luận nhiều, tin về chuyến thăm của lãnh đạo Đức, nền kinh tế lớn nhất EU, đã thu hút sự chú ý lớn ở châu Âu và Hoa Kỳ.

Đức càng về gần đây càng tỏ thái độ rõ ràng với Nga và cam kết gửi thêm vũ khí giúp Ukraine trong cuộc chiến mà Trung Quốc đến nay có vẻ nghiêng về Moscow.

Các báo châu Âu cho biết Tổng thống Pháp Emmanuel Macron muốn cùng đi thăm Trung Quốc với thủ tướng Đức để thể hiện sự đoàn kết châu Âu, nhưng lãnh đạo Đức đã quyết định đi một mình.

Dù hồi tháng 5/2022, ông Scholz nói cần “tránh cô lập Trung Quốc” và cần nói rõ về tình trạng (đàn áp nhân quyền) ở Tân Cương, nhưng để đi thăm Trung Quốc, ông đã quyết định đơn phương để tập đoàn Cosco của Trung Quốc  mua cổ phần 35% trong công ty vận hành cảng biển Hamburg.

Vì sức ép nội bộ, chính phủ Đức giảm quyền mua của TQ xuống 25% nhưng đây đã là câu chuyện khiến nhiều báo Anh, Mỹ, Đức lên tiếng.

Phát ngôn viên của chính phủ Đức bác bỏ chuyện “bán cổ phần cho Cosco ở cảng Hamburg và chuyến thăm của thủ tướng”.

Chuyến thăm của ông Scholz bị cả bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng kinh tế trong chính phủ ông phản đối. Hai đảng còn lại trong liên minh cầm quyền là đảng Xanh và FDP đều không đồng ý với chuyến thăm của ông Scholz sang Bắc Kinh.

Bà Annalena Baerbock, ngoại trưởng Đức thuộc đảng Xanh, không muốn nhượng bộ về nhân quyền trước Bắc Kinh.

Còn Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck (đảng Xanh) thì cảnh báo về “sự ngây thơ trước Trung Quốc”.

Ông Michael Kruse, lãnh đạo đảng FDP ở Hamburg, gọi dự án bán cổ phiếu cảng cho công ty Trung Quốc là “nguy hiểm”, theo báo Die Welt.

Tuy thế, trang Politico (28/10/2022) tìm cách giải thích vì sao thủ tướng Đức cố thăm Trung Quốc và làm thân với ông Tập Cận Bình.

Theo trang báo này, cả Pháp và Đức đều đang muốn “lập một chiến tuyến kinh tế” trước sức ép của Hoa Kỳ.

Chính sách “Buy Amercian” của Tổng thống Joe Biden khiến cả Pháp và Đức lo ngại.

Ngay tại châu Âu, lối làm ăn với Nga “đã tan vỡ” nên họ chỉ có thể tìm đến Trung Quốc.

Nước Đức thời Olaf Scholz cũng muốn rút ra bài học tránh bị phụ thuộc vào một đại cường – thị trường lớn, nhất là sau “thất bát” vì làm ăn với Nga.

Nay, Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của Đức và chính phủ Olaf Scholz không muốn để mất đi cơ hội quan trọng tạo thế tự chủ hơn về kinh tế cho Đức trước Hoa Kỳ.

Tuy thế, theo Ryan Bridges viết trên trang Geopolitical Futures (28/10), mong muốn mở ra “con đường thứ ba” này của Đức sẽ không đi đến đâu cả. Kinh tế Đức về cơ bản, theo ông Bridges, hoàn toàn đặt trên nền tảng xuất khẩu, nhưng cơ sở sản xuất chính là thị trường các nước xung quanh ở châu Âu. Mọi động thái “bỏ qua” các nước này, vốn tin tưởng Hoa Kỳ hơn Trung Quốc, sẽ không ủng hộ Berlin nghiêng về Bắc Kinh.

Thậm chí “cơn ve vãn Tập Cận Bình của Scholz” có thể khiến các hành động tương lai của Mỹ nhằm làm tổn hại cho Trung Quốc sẽ gián tiếp gây tác động xấu, làm Đức phải chùn tay, theo phân tích này.

Cho tới gần đây, phát biểu duy nhất tạm gọi là \”nhắn nhủ TQ\” của thủ tướng Olaf Scholz là lên án \”mọi hành động quân sự trong quan hệ quốc tế\”, điều giới bình luận cho rằng thể hiện ý ông Scholz muốn nhắc Bắc Kinh không tấn công Đài Loan.

\"Mercedez\"/
Chụp lại hình ảnh,Logo hãng xe của Đức tại một nhà máy ô tô Mercedes Benz ở Bắc Kinh

Bài Liên Quan

Leave a Comment