Ba Lan ký hợp đồng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên với Hoa Kỳ

\"Điện
Chụp lại hình ảnh,Đồ hoạ công trình điện nguyên tử đang xây ở Anh, không phải nhà máy của Westinghouse dự kiến xây ở ven biển Baltic, Ba Lan

2 tháng 11 2022

Khủng hoảng năng lượng vì chiến tranh Ukraine và quá trình giảm điện than khiến chính phủ Ba Lan phải ký với một tập đoàn Hoa Kỳ để xây nhà máy điện nguyên tử.

Cuối tháng 10 năm nay, thủ tướng Ba Lan, Mateusz Morawiecki xác nhận trên Twitter rằng nước ông đã đồng ý với chính phủ Hoa Kỳ để công ty Westinghouse, xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên cho Ba Lan, giai đoạn một.

Việc khởi công nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trong thế kỷ 21 ở Ba Lan sẽ bắt đầu năm 2023, với kế hoạch đưa vào khai thác từ 2033.

Trên thực tế, Ba Lan hiện có một lò phản ứng nguyên tử gần Warsaw cho mục đích nghiên cứu, và dự án điện hạt nhân đầu tiên đã có trong thập niên 1980 nhưng bị dừng sau thảm họa Chernobyl ở Liên Xô (cũ)

Ông Morawiecki cho hay ông đã thảo luận với Phó Tổng thống Mỹ, bà Kamala Harris và Bộ trưởng Năng lượng Jennifer Granholm và chọn công ty Mỹ làm nhà đầu tư chiến lược đầu tiên cho dự án điện nguyên tử.

Các tập đoàn Pháp và Hàn Quốc tuy thế có cơ hội tham gia giai đoạn hai của chương trình điện nguyên tử của Ba Lan, theo các báo châu Âu.

Ngoài nhu cầu đảm bảo an ninh năng lượng, Ba Lan còn có lộ trình giảm điện than vốn gây ô nhiễm nhiều.

Hồi 2020, Ba Lan cho biết họ mở dự án điện hạt nhân 2024-2043, nhằm đưa thêm 9 gigawatts từ sáu lò phản ứng nguyên tử vào lưới điện quốc gia.

Tuổi khai thác của các nhà máy mà vốn đầu tư lên tới 40 tỷ USD dự kiến là 60-80 năm, theo chính phủ Ba Lan.

Điểm chọn để xây là Żarnowiec (nơi khởi công nhà máy nguyên tử chưa hoàn tất thời XHCN), hoặc Kopalino, đều ở vùng biển Baltic .

Cả hai điểm này đều gần biên giới Đức, khiến Berlin phản đối.

Nhu cầu điện hạt nhân châu Âu tăng lên?

Thế nhưng, cuộc khủng hoảng nguồn dầu, khí tại châu Âu, một phần do cuộc chiến của Nga ở Ukraine gây ra, khiến nhu cầu điện hạt nhân tăng lên ở các nước châu Âu, bất chấp phản đối của một số giới.

Chiến lược tăng tính tự chủ về nguồn năng lượng khiến các quốc gia từng có điện hạt nhân đều khó bỏ nó, và những nước chưa có thì tính việc bắt đầu xây.

Nước Đức, dù từng phản đối các nước láng giềng Ba Lan, Czech xây công trình điện nguyên tử gần biên giới, gần đây phải quyết định hoãn việc thanh lý hai nhà máy điện nguyên tử của chính họ.

Bộ trưởng Kinh tế Đức, Robert Habeck tuyên bố hôm 05/09/2022 rằng hai nhà máy,  Neckarwestheim ở Baden Württemberg và Isar 2 ở Bavaria, sẽ tiếp tục chạy, dù trước đó – thời Angela Merkel – có kế hoạch đóng vào giữa 2023.

Ông Habeck nói dù khủng hoảng thiếu điện vào mùa đông 2022/23 “là khó xảy ra nhưng không thể loại trừ hoàn toàn”.

Việc cho chạy tiếp hai nhà máy điện hạt nhân sẽ giúp giảm áp lực cho kinh tế Đức.

Còn ở nước láng giềng Slovakia, hôm 24/10, chính phủ cho hay nhà máy điện hạt nhân mới, có công suất 471 megawatt, Mochovce Unit 3 đã hoàn tất phần chạy thử để có thể đưa vào khai thác đầu năm 2023.

CH Czech, hiện có sáu lò phản ứng nguyên tử, hiện cung cấp 36,7% điện năng toàn quốc, vào lưới điện quốc gia. Chính phủ Czech hiện đã lên kế hoạch tăng thêm nguồn điện hạt nhân trong những năm tới.

\"Biểu
Chụp lại hình ảnh,Biểu tình phản đối điện hạt nhân trước trụ sở EU, Brussels

Hungary hiện có một nhà máy điện nguyên tử bốn lò, với công suất đóng góp gần một nửa điện năng cả nước năm 2021. Trong năm nay, Hungary lên kế hoạch xây thêm hai nhà máy với công nghệ của Nga.

 Phần Lan, nước láng giềng của Nga, đã khai thác điện hạt nhân từ thập niên 1970 nhưng giữa năm nay đã khai trương thêm một nhà máy (Olkiluoto 3 – công suất lớn nhất châu Âu – 1.600 megawatts) , và dự kiến còn xây thêm lò nguyên tử thứ sáu.

Tại Anh, cơ quan phụ trách điện nguyên tử EDF thông báo trong tháng 9 năm nay rằng họ đang xem xét kéo dài tuổi khai thác của hai nhà máy điện hạt nhân ở Heysham và Hartlepool, vốn bị lên kế hoạch đóng cửa vào năm 2024.

Tại Hội nghị LHQ về Biến đổi Khí hậu –COP27– tại Ai Cậ̣p tháng 11 năm nay, điện hạt nhân được giới thiệu nhiều như một trong những giải pháp cắt giảm khí thải nhà kính (net zero).

Các sự kiện này được tổ chức ở #ATOMS4CLIMATE pavilion, COP27, Sharm El Sheikh, Ai Cậ̣p, từ 8 -12/11 năm nay.

Cùng lúc, phản đối của các nhà hoạt động chống năng lượng nguyên tử, chủ yếu vì lo ngại sự thiếu an toàn và vấn đề xử lý chất thải từ lò phản ứng hạt nhân, vẫn tiếp tục lên cao ở nhiều nước.

Bài Liên Quan

Leave a Comment