Máu của 1 người đàn ông đã cứu sống được 2,4 triệu trẻ em trên toàn thế giới

Đức Khương 12/11/2022

Chúng ta luôn hy vong rằng thế giới thực tồn tại các siêu anh hùng từ tưởng tượng vì họ có sức mạnh để thay đổi thế giới tốt đẹp hơn mà không biết rằng chúng ta đang sống giữa các siêu anh hùng thực sự. Một trong số đó là James Harrison, ông không có các siêu năng lực như các siêu anh hùng trong thế giới tưởng tượng, thay vào đó, ông là một người đàn ông bình thường đã hiến máu 1.173 lần trong 60 năm qua. Với lượng máu này, ông đã cứu sống được 2,4 triệu người trên toàn thế giới.

\"Máu
James Harrison trong lần hiến máu hàng tuần tại trung tâm Chữ thập đỏ Úc.

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=\’undefined\’){admSspPageRg.draw(2026890);}else{parent.admSspPageRg.draw(2026890);}

Tại sao máu của ông lại đặc biệt như vậy?

Bạn có thể nói rằng có rất nhiều người hiến máu ngoài kia vẫn thường xuyên hiến máu, điều này rất đúng, nhưng có một điều đặc biệt ở máu của Harrison khiến nó còn quý hơn vàng. Máu của Harrison chứa một loại kháng thể hiếm có tên là Anti-D (còn được gọi là Rho (D) immu globulin). Loại kháng thể đặc biệt này cần thiết cho những bà mẹ đang mang thai có nhóm máu âm tính đã thụ thai với người bạn đời có nhóm máu dương tính.

Thông thường đưa con đầu lòng của các cặp đôi này thường có tỷ lệ tử vong trong bụng mẹ rất cao, nhưng nếu người mẹ quyết định mang thai đứa con thứ hai, đứa trẻ đó sẽ bị bệnh Rhesus khi được sinh ra. Căn bệnh này khiến máu của người mẹ tấn công các tế bào máu của thai nhi. Do đó, đứa trẻ có thể sinh ra với các tổn thương não hoặc thậm chí tử vong ngay khi sinh ra. Điều này chủ yếu xảy ra nếu người mẹ có nhóm máu âm sinh ra một đứa trẻ có nhóm máu dương được di truyền từ bố.

\"Máu
James Harrison với con trai sinh đôi là Seth và Ethan Murray trong khoa Apheresis tại Dịch vụ máu Chữ thập đỏ Úc. Hàng trăm nghìn trẻ sơ sinh đã được cứu sống bởi máu của Harrison.

Kháng thể Anti-D có thể chống lại căn bệnh này, và với máu của James Harrison, một loại vắc-xin mới đã được tạo ra. Nếu người mẹ tiêm phòng trước khi mang thai lần thứ hai, những đứa trẻ sẽ được sinh ra một cách khỏe mạnh và không mắc phải căn bệnh vừa đề cập ở trên.

Bi kịch đã khiến cho máu của Harrison có \”siêu năng lực\”

Harrison không được sinh ra với loại kháng thể này, nhưng ông đã thực sự phát triển nó khi 14 tuổi. Năm 1951, James Harrison phải trải qua một cuộc phẫu thuật y tế phức tạp vì một trong những lá phổi của ông đã bị xẹp và các bác sĩ phải cắt bỏ nó.

Quá trình hồi phục sau phẫu thuật mất ba tháng và do mất máu nhiều mà ông được truyền rất nhiều máu để hồi phục.

Máu mà ông được truyền là từ nhóm máu Rh dương tính, kết hợp với nhóm máu ban đầu của ông đã cho phép phát triển kháng thể hiếm. Harrison biết rằng mình đang sống chỉ nhờ vào những người khác đã hiến máu, vì vậy anh ấy đã quyết định hiến máu càng nhiều càng tốt sau khi phục hồi hoàn toàn. Vấn đề duy nhất là lúc đó ông mới 14 tuổi và luật pháp ở Úc quy định rằng bạn cần phải đủ 18 tuổi mới được hiến máu.

\"Máu

Vì vậy, ông đã chờ đợi và ngay khi bước sang tuổi 18. Harrison đã bắt đầu hiến máu mỗi tuần một lần. Việc hiến tặng nhiều lần hơn sẽ khiến sức khỏe của ông gặp nguy hiểm vì cơ thể sẽ mất khoảng từ 7 đến 10 ngày mới có thể tái tạo 500ml máu.

Sau vài lần hiến máu đầu tiên, các bác sĩ đã phân tích máu của ông và đã phát hiện ra rằng máu của ông có chứa kháng thể Anti-D quý hiếm. Năm 1966, người ta hỏi ông có muốn tham gia thử nghiệm một loại vắc-xin mới có tên là Anti-D sẽ được sản xuất bằng máu của ông hay không. Ông đã vui vẻ nhận lời và đó cũng là năm vắc-xin Anti-D được tạo ra để chống lại bệnh Rhesus.

\”Tôi cảm thấy thật tuyệt vời. Bởi mạng sống của tôi đã được cứu bằng cách truyền máu. Và tôi đang cố gắng làm những gì tôi có thể. Nó không tốn kém gì – một chút thời gian\”, trích lời của James Harrison.

Kể từ năm 1955, ông không bỏ sót một tuần hiến máu nào khi biết về căn bệnh này và những đứa trẻ mà ông có thể cứu được. Từ năm 1955 đến năm 2018, ông đã hiến tặng 1.173 lần và trong quá trình này đã cứu được hơn 2,4 triệu trẻ em khỏi bệnh Rhesus. Một sự thật thú vị là Harrison không bao giờ nhìn vào cánh tay của mình khi hiến máu vì ông ấy sợ máu. Một đại diện của Hội Chữ Thập Đỏ ở Úc tên là Jemma Falkenmire cho biết rằng mỗi liều vắc-xin Anti-D được sản xuất tại Úc đều đến từ máu của Harrison.

\"Máu

Giữ kỷ lục thế giới về số lần hiến máu nhiều nhất

Ở tuổi 81, khi không còn hiến máu vì sức khỏe của bản thân trở nên quá nguy hiểm, ông đã được Tổ chức Kỷ lục Guinness thế giới trao tặng kỷ lục thế giới về số lần hiến máu nhiều nhất của một người. Chính xác là trong 62 năm, ông đã hiến máu và khi đến lần hiến máu cuối cùng, ông cảm thấy hơi buồn vì không thể tiếp tục hành động này nữa.

Trong suốt cuộc đời của mình, ông đã nhận được hàng chục nghìn bức thư và món quà được gửi đến như sự tri ân dành của những đứa trẻ mà ông đã cứu sống nhờ hiến máu. Mọi người thậm chí còn muốn gặp ông ấy và cảm ơn trực tiếp. Đó là trường hợp của một người mẹ nhờ Harrison mà sinh được 7 đứa con khỏe mạnh và xinh đẹp.

Vào ngày 11/5/2018, James Harrison đã hiến máu lần thứ 1.173, đây là lần cuối cùng ông hiến máu, bởi nếu tiếp tục, điều này sẽ dẫn tới nguy cơ sức khỏe lớn ở độ tuổi của ông. Được mệnh danh là \”người đàn ông có cánh tay vàng\” vì sự cống hiến cả đời của mình, ở tuổi 81, ông nói rằng việc cứu mạng người hoàn toàn không tốn kém gì ngoài một chút thời gian cống hiến.

Mặc dù thời đại của ông đã kết thúc, nhưng vẫn có những người khác trong nhiều năm đã phát triển được kháng thể Anti-D và có thể duy trì dòng máu liên tục cần thiết để sản xuất vắc-xin. Vào ngày mà bài viết này được xuất bản, James Harrison vẫn còn sống và khỏe mạnh ở tuổi 85.

Nguồn: Esploaioni Geografiche; Earthlymission; OggiScienza

Bài Liên Quan

Leave a Comment