Vượt biển vào Anh: London ký với Paris thỏa thuận \’chặt hơn\’ ngăn di dân

Kate Whannel & Alexandra Binley

BBC News

\"migrants\"/
Chụp lại hình ảnh,Thuyền của đội cứu hộ RNLI đưa người nhập cư trái phép lên bãi Dungeness, phía Nam đảo Anh

Vương quốc Anh sẽ trả thêm cho Pháp 8 triệu bảng mỗi năm theo một thỏa thuận sửa đổi để cố gắng ngăn chặn người di dân vượt qua Eo biển Anh (English Channel) bằng thuyền nhỏ.

Theo thỏa thuận cập nhật, cảnh sát Vương quốc Anh sẽ làm việc cùng với các đồng nghiệp Pháp trong phòng quan sát từ xa tại Pháp và rà soát ngay trên bãi biển.

Số lượng cảnh sát tuần tra bờ biển Pháp để ngăn chặn người di cư lên thuyền vượt biên sẽ tăng từ 200 lên 300 người.

Một số tờ báo khác ở Anh cho biết thêm thông tin về thỏa thuận rằng Pháp không có trách nhiệm gì với thuyền của người di dân nếu thuyền không gặp nạn ngoài khơi và sẽ không làm gì sau khi thuyền vượt qua điểm chia đôi lãnh hải với Anh.

Sau đó là trách nhiệm của Anh muốn vớt người ta lên hay không. Vì vậy, Anh muốn chặn họ ngay trên bãi biển của Pháp và ngăn các thuyền bơi vào lãnh hải của mình.

Thủ tướng Anh Rishi Sunak nói ông \”tự tin rằng chúng ta có thể hạ thấp các con số\” người vượt biển vào Anh.

Tuy nhiên, phát biểu trước các phóng viên khi đang dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali, ông cảnh báo rằng không có \”việc gì mà một bên\” có thể làm để \”khắc phục\” tình hình.

Chính phủ Anh đang chịu áp lực ngày càng tăng về các vụ người di cư vượt qua Eo biển vào nước này, với số lượng người tăng lên mức kỷ lục.

Tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay, hơn 40.000 người đã vào Anh bằng thuyền nhỏ, tăng từ 28.526 người trong năm ngoái và 8.404 người của năm trước nữa.

Cuối tuần qua, khoảng 853 người đã được phát hiện vượt qua eo biển Anh trên những chiếc thuyền nhỏ vào Chủ Nhật (13/11), sau khi có 972 người hôm thứ Bảy, Bộ Quốc phòng Anh cho biết.

Theo thỏa thuận mới, được Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman ký ở Paris, số tiền Anh trả cho Pháp để trang trải chi phí cho các cuộc tuần tra tăng cường sẽ tăng từ 55 triệu bảng vào năm ngoái lên 63 triệu bảng trong năm nay.

Trong chuyến thăm, bà Braverman nói với các đài truyền hình Vương quốc Anh rằng số tiền sẽ chi trả cho \”mức tăng 40%\” số lượng cảnh sát Pháp tuần tra trên các bãi biển của Pháp.

Ngoài các nhân viên cảnh sát và đội tuần tra bổ sung, số tiền của Anh sẽ cho phép sử dụng nhiều hơn máy bay không người lái và thiết bị quan sát ban đêm, và cũng sẽ được chi vào việc thúc đẩy các trung tâm tiếp nhận và loại bỏ ở Pháp.

Các cảng của Pháp sẽ nhận được đầu tư để tăng cường sử dụng CCTV camera và chó nghiệp vụ để ngăn chặn việc nhập cảnh trái phép vào Vương quốc Anh bằng xe tải.

Các quan sát viên của Vương quốc Anh sẽ có mặt trong các phòng điều khiển của Pháp, và các quan sát viên của Pháp được tham gia vào các phòng điều khiển của Vương quốc Anh – để giúp thông báo các hoạt động triển khai của nhau.

Phóng viên Daniel Sandford của BBC News chuyên về vấn đề nội vụ nói rằng trong khi thỏa thuận được mở rộng sẽ làm gián đoạn hoạt động buôn người ở Pháp, công việc này không có khả năng chấm dứt.

\"Suella
Chụp lại hình ảnh,Bộ trưởng Nội vụ Anh Suella Braverman tới Paris để ký thỏa thuận với người đồng cấp Pháp

Thỏa thuận đã được ký vài tháng nay nhưng chính phủ Pháp còn miễn cưỡng đem vào thực thi cho đến khi có một chính phủ ổn định ở Anh Quốc, phóng viên của BBC News cho biết thêm.

Thỏa thuận chỉnh sửa được đưa ra sau nhiều tuần chỉ trích nhắm vào chính phủ Anh vì tình trạng quá tải nghiêm trọng tại địa điểm xử lý người di dân ở Manston, Kent.

Tốc độ xét duyệt đơn xin tị nạn của người vào Anh bằng thuyền bị chê là quá chậm, khiến các trung tâm tạm cư bị quá tải.

Tháng trước, Ủy ban Nội vụ đã nghe nói rằng Vương quốc Anh đang chi gần 7 triệu bảng tiền thuê khách sạn mỗi ngày để người xin tị nạn tá túc.

Các nghị sĩ QH cũng được báo cáo rằng chỉ có 4% đơn xin tị nạn của những người di cư vượt qua Eo biển Anh vào năm 2021 đã được xử lý.

Số liệu mới nhất của chính phủ Anh trong năm nay tính đến cuối tháng Sáu cho thấy 103.000 đơn xin tị nạn đang chờ xét duyệt.

Các báo Anh nói một số không nhỏ người đi thuyền vào Anh là đàn ông Albania, một nước châu Âu không còn chiến tranh từ lâu.

Họ xin tị nạn với tư cách \”nạn nhân buôn người\”, điều một số tờ báo cho là lỗ hổng pháp lý thời Thủ tướng Theresa May đặt ra, và bị lợi dụng nghiêm trọng.

Bài Liên Quan

Leave a Comment