Mộc Lan | DKN 13/11/2022
Trong lời phát biểu cuối cùng, Giang Thanh nói: “Bây giờ các người bắt tôi, xử tôi, chính là muốn bôi nhọ Mao Chủ tịch… Bây giờ người bị thanh trừng chính là Mao Chủ tịch. Ở quê tôi có một câu mà lão bách tính đều nói: ‘Đả cẩu khán chủ diện’, nghĩa là muốn đánh chó thì phải tùy mặt chủ. Hiện tại chính là đánh cả chủ nhân rồi. Tôi là con chó của Mao Chủ tịch…”
Xin chào quý vị độc giả, chào mừng các bạn đến với “Trăm năm chân tướng“!
Vào ngày 4/6/1991, phương tiện truyền thông “Tân Hoa Xã” của ĐCSTQ đã phát bố một tin tức: “Phóng viên của chúng tôi được biết, Giang Thanh, tội phạm chính trong ‘vụ án tập đoàn phản cách mạng Lâm Bưu, Giang Thanh’, trong thời gian tại ngoại, vào ngày 14/5/1991, đã tự sát tại nơi cư trú của bà ta tại Bắc Kinh.”
Trong mười năm của “Cách mạng Văn hóa”, Giang Thanh dưới một người, trên hàng trăm triệu người. Bà ta đã từng bước leo lên đỉnh cao quyền lực như thế nào, và tại sao lại kết thúc trong bi kịch? Hôm nay, chúng tôi sẽ nói với quý vị về chuyện này.
Cuộc hôn nhân của Giang Thanh và Mao Trạch Đông
Mao Trạch Đông có bốn người vợ trong đời: người vợ thứ nhất, La Nhất Tú, chết sau khi kết hôn ba năm; người vợ thứ hai, Dương Khai Huệ, có thể nói là do liên lụy với Mao mà bị sĩ quan Quốc dân đảng Hà Kiện hạ lệnh hành quyết, nhưng từ hai năm trước khi Dương Khai Huệ gặp chuyện, thì Mao Trạch Đông đã cưới người vợ thứ ba là Hạ Tử Trân. Sau đó, ông ta và Hạ Tử Trân còn chưa ly hôn, thì tháng 11/1938, Mao 45 tuổi và Giang Thanh 24 tuổi đã kết hôn trong một hang động ở Diên An.
Trước khi Giang Thanh kết hôn với Mao, bà ta đã là một tay lão luyện tình trưởng. Năm 15 tuổi, bà ta kết hôn với Bùi Minh Luân, con một gia đình giàu có ở Tế Nam; 18 tuổi, bà ta ở Thượng Hải sống chung với Du Khải Uy (Hoàng Kinh), con một gia đình giàu có ở Thanh Đảo; năm 22 tuổi, bà ta lại kết hôn với nhà biên kịch nổi tiếng Đường Nạp ở Thượng Hải, không lâu sau thì bội tình, rồi lại sống chung với Du Khải Uy và Chương Mẫn, một đạo diễn nổi tiếng, dẫn đến Chương Mẫn phải ly hôn. Đường Nạp tại Tế Nam và Thượng Hải đã hai lần nỗ lực tự sát vì chuyện này. Sự tình làm mưa làm gió, trở thành vụ bê bối tai tiếng nhất Thượng Hải đương thời.
Giang Thanh như vậy, với Mao Trạch Đông quả là xứng đôi vừa lứa, nhất phách tức hợp. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, cả hai thậm chí còn một ca một hòa, biểu diễn một màn được mệnh danh là “Vở đại kịch di xú ngàn năm”.
Tội hành của Giang Thanh
Trong cuộc Cách mạng Văn hóa từ năm 1966 đến năm 1976, nói một cách nôm na, tội ác của Giang Thanh chính là thanh trừng người (chỉnh nhân). Những người bị bà ta thanh trừng đại khái có thể được phần thành năm loại:
Loại người đầu tiên là “kẻ thù chính trị” của Mao Trạch Đông, chẳng hạn như Lưu Thiếu Kỳ – Chủ tịch nước, Đặng Tiểu Bình – Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ; Bành Chân – Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ kiêm Bí thư thứ nhất Thành ủy Bắc Kinh; La Thụy Khanh – Tổng Tham mưu trưởng Quân ủy Trung ương; Lục Định Nhất – Bộ trưởng Vụ Tuyên truyền Trung ương; Dương Thượng Côn – Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương; Đào Chú – Ủy viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện; Trần Bá Đạt – Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương; Lâm Bưu – Phó chủ tịch Trung ương, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương và những người khác.
Trong số đó, Đặng Tiểu Bình đã hai lần bị đả đảo trong Cách mạng Văn hóa, ông ta cực kỳ căm hận Giang Thanh. Vào tháng 8/1980, nữ nhà báo người Ý Farage phỏng vấn Đặng Tiểu Bình tại Bắc Kinh và hỏi: “Ngài cảm thấy nên đánh giá thế nào về Giang Thanh, nên cho bà ta bao nhiêu điểm?” Đặng trả lời: “Giang Thanh, người này bại hoại lắm”, “chấm điểm dưới 0”.
Loại người thứ hai mà Giang Thanh thanh trừng, là những người lãnh đạo giới văn nghệ mà Mao Trạch Đông không thuận mắt, chẳng hạn như Chu Dương, thứ trưởng Bộ Tuyên truyền Trung ương, Hạ Diễn, thứ trưởng Bộ Văn hóa, Điền Hán, Cục trưởng Cục Nghệ thuật của Bộ Văn hóa, và Dương Hàn Sanh, bí thư tổ đảng của Liên đoàn Văn nghệ Toàn quốc.
Loại người thứ ba, là những người đứng đầu cơ quan công an, những người biết tường tận về quá khứ phong lưu tại Thượng Hải của Giang Thanh vào những năm 1930, chẳng hạn như Từ Tử Vinh, Thứ trưởng Bộ Công an, Dương Phàm, Cục trưởng Công an Thượng Hải, và Vương Phương, Sở trưởng Công an Chiết Giang.
Loại người thứ tư, là những người trong ngành giải trí biết tường tận về quá khứ ở Thượng Hải của bà ta vào những năm 1930, và những nhân sĩ nổi tiếng trong ngành giải trí mà bà ta ghét, như Trịnh Quân Lý, Triệu Đan, Vương Oánh, Trần Lộ, Tôn Duy Thế v.v.
Loại người thứ năm, là những nhân viên xung quanh bà ta, chẳng hạn như thư ký Diêm Trưởng Quý, bác sĩ chăm sóc sức khỏe Ngô Giai Bình và y tá Chu Thục Anh.
Tại sao Giang Thanh lại thanh trừng những người này? Vì bà ta là vợ của Mao Trạch Đông.
Kim Kính Mại, người đứng đầu “Văn nghệ khẩu” của Tiểu tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương, đã vô tình đắc tội với Giang Thanh mà bị giam trong nhà tù Tần Thành bảy năm. Trong cuốn sách “Ánh trăng thật đẹp, bầu trời thật đẹp”, đánh giá của ông về Giang Thanh phi thường sinh động. Giang Thanh thường nói rằng, bà ta điều trước hết là một đảng viên Cộng sản, điều thứ hai là một nhân viên công tác bên cạnh Mao Trạch Đông, điều thứ ba là vợ của Mao Trạch Đông.
Kim Kính Mại nói: “Tám trăm triệu người dân đều biết: không thể động, không thể chạm, không thể xúc phạm bà ta. Lê dân bách tính cũng hiểu, quan chức cũng hiểu, mà quan càng lớn, địa vị càng cao, hiểu càng cụ thể: Điều đáng sợ của bà ta không nằm tại bà ta thứ nhất là gì là gì, cũng không nằm tại thứ hai là gì là gì, mà điều đáng sợ của bà ta, khiến bà ta không thể bị động chạm, nằm tại điều thứ ba là gì.”
“Một khi bà ta nói ‘người này thật tệ’, sau đó lại nói ‘người này luôn phản đối tôi’, thì không cần phải là người đối với bà ta có ‘thù hận khắc cốt ghi tâm’ hay ‘không đội trời chung’, từng người từng người đều bị tống ngục. Không biết bao người bị bà ta bức đến phát điên, không biết bao người bị bà ta bức đến nhảy cầu tự sát, treo cổ tự sát!”
Giang Thanh được Mao Trạch Đông trao cho những quyền lực rất lớn.
Mao Trạch Đông phát động Cách mạng Văn hóa, không dựa vào hệ thống tổ chức chính thường của ĐCSTQ như Thường vụ Bộ Chính trị, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương và những cơ quan khác, mà dựa vào một cơ cấu quyền lực siêu cấp thành lập tạm thời – Tiểu tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương.
Tiểu tổ này được thành lập vào tháng 5 năm 1966. Trên chịu trách nhiệm với Mao Trạch Đông, dưới chịu trách nhiệm làm Cách mạng Văn hóa toàn đảng, toàn quân, toàn quốc.
Ngày 13/5/1966, Giang Thanh được bổ nhiệm làm Phó tổ trưởng thứ nhất của Tiểu tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương, tuy trên danh nghĩa là phó tổ trưởng, nhưng thực tế bà ta là người phụ trách đệ nhất.
Theo sự phát triển của Cách mạng Văn hóa, địa vị của Giang Thanh ngày càng trở nên đột xuất. Điều này có thể thấy rất rõ qua báo cáo của Nhân dân Nhật báo về việc Giang Thanh được xếp tên ở tầng cao nhất của ĐCSTQ.
Ngày 19/8/1966, Giang Thanh đứng thứ 25, ngày 2/10/1967, bà ta đứng thứ 17; ngày 2/5/1968, bà ta đứng thứ 9; từ tháng 9/1971 đến tháng 8/1973 trước Đại hội 10, Giang Thanh đạt đến vị trí đỉnh điểm, trở thành nhân vật số 3, chỉ sau Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai.
Bí thư thứ nhất của Giang Thanh, Diêm Trường Quý, viết trong hồi ký: “Mao Trạch Đông cực kỳ tín nhiệm Giang Thanh trong Cách mạng Văn hóa, bằng chứng hùng hồn nhất là việc ông ta viết thư cho Giang Thanh ngày 8/7/1966, nói ‘hắc thoại’ với Giang Thanh (theo lời Mao Trạch Đông), và ngày 4/8/1967, ông ta viết một lá thư khác cho Giang Thanh, đề nghị phát súng cho phái tả, vũ trang cho phái tả, bức thư này cũng thông qua Giang Thanh để truyền đạt đến Bộ Chính trị, và toàn đảng, toàn quốc triệt để chấp hành.”
Diêm Trường Quý nói: “Giang Thanh cũng không phụ ‘kỳ vọng cao’ của Mao Trạch Đông, mọi chiến lược lớn của Mao Trạch Đông liên quan đến Cách mạng Văn hóa… Giang Thanh đều tích cực hưởng ứng, toàn lực chấp hành, vì vậy Mao Trạch Đông rất tán dương Giang Thanh trong Cách mạng Văn hóa, đặc biệt là việc phê đấu Lưu Thiếu Kỳ, phê đấu Lâm Bưu, đều lập đại công.”
Diêm Trường Quý đặc biệt nhắc đến: “Mao Trạch Đông từ đó (cho đến khi qua đời) chưa bao giờ muốn đả đảo Giang Thanh, về điểm này ông ấy thậm chí còn không ngờ tới.”
“(Giang Thanh nói) ‘Tôi là con chó của Chủ tịch Mao’. Mặc dù điều này nghe khiếm nhã, nhưng đó là một mô tả chân thực về mối quan hệ giữa Giang Thanh và Mao Trạch Đông. Mao Trạch Đông đã lợi dụng triệt để con chó này trong Cách mạng Văn hóa và cũng rất yêu quý nó – tinh tinh tương tích. Còn Giang Thanh làm một “con chó” của Mao Trạch Đông, bà ta một mặt là ‘con chó cắn người’, đồng thời, bà ta cũng luôn trung thành với ‘chủ nhân’ của mình, mãi cho đến khi bà ta tự sát vào năm 1991, đều không nói một lời bất lợi cho Mao Trạch Đông.”
Giang Thanh bị bắt
Ngày 9/9/1976, Mao Trạch Đông qua đời. Chưa đầy một tháng sau, ngày 6/10/1976, Giang Thanh và những người khác trong “Tứ nhân bang” bị Hoa Quốc Phong, người kế nhiệm do Mao Trạch Đông đích thân tuyển lựa trước khi chết, bắt giữ.
Theo Võ Kiến Hoa, lúc đó là Phó Giám đốc Cục An ninh Trung ương, vào lúc 3 giờ chiều ngày 6/10/1976, Vương Đông Hưng, lúc đó là Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ, chủ nhiệm Văn phòng Trung ương, và Cục trưởng Cục An ninh Trung ương, đã thông báo cho Trương Diệu Từ, phó chủ nhiệm Văn phòng Trung ương cùng Võ Kiến Hoa đến văn phòng. Họ được giao nhiệm vụ bắt giữ Giang Thanh và cháu trai của Mao Trạch Đông là Mao Viễn Tân.
Vào lúc 8 giờ tối, Trương Diệu Từ dẫn đầu nhóm hành động tiến hành “thẩm tra bảo vệ” Mao Viễn Tân. Lúc 8 giờ 30, Giang Thanh bị bắt tại số 201 Vạn Tự Lang, Trung Nam Hải.
Giang Thanh không phản kháng gì khi bị bắt, bà ta bị áp giải đến một cơ sở ngầm ở Bắc Kinh để thẩm tra.
Tại sao Giang Thanh bị tuyên án tử hình hoãn?
Ngày 25/1/1981, Giang Thanh bị Tòa án đặc biệt của Tối cao Pháp viện ĐCSTQ kết án tử hình, ân xá hai năm, và sau đó bị tống vào nhà tù Tần Thành.
Tòa án đã kết luận Giang Thanh phạm những tội danh:
(1) Tổ chức và lãnh đạo một tập đoàn phản cách mạng;
(2) Âm mưu lật đổ chính phủ;
(3) Tuyên truyền và kích động phản cách mạng;
(4) Vu cáo hãm hại.
Từ đầu đến cuối, Giang Thanh vẫn không thừa nhận tội ác của mình.
Trong lời phát biểu cuối cùng, Giang Thanh nói: “Bây giờ các người bắt tôi, phán xét tôi, chính là muốn bôi nhọ Mao Chủ tịch… Bây giờ người bị thanh trừng chính là Mao Chủ tịch. Ở quê tôi có một câu mà lão bách tính đều nói: ‘Đả cẩu khán chủ diện’, nghĩa là muốn đánh chó thì phải tùy mặt chủ. Hiện tại chính là đánh chủ nhân rồi. Tôi là con chó của Mao Chủ tịch. Vì Mao Chủ tịch, tôi không sợ các người đánh. Trên bàn cờ chính trị của Mao Chủ tịch, mặc dù tôi chẳng qua chỉ là một con tốt, bất quá, tôi là một con tốt đã qua sông.”
Bí ẩn về vụ tự sát của Giang Thanh
Ngày 14/5/1991, Giang Thanh tự sát ở tuổi 77.
Báo cáo sớm nhất về vụ việc này là tạp chí “Time” của Mỹ số ra ngày 1/6/1991, nói rằng theo thông tin từ Bắc Kinh, “Giang Thanh tự sát bằng cách treo cổ”, là do “không muốn chịu đựng nỗi đau của căn bệnh ung thư vòm họng”. Nhưng tuần báo “Time” không tiết lộ nguồn tin.
Năm 2012, Hà Điện Khuê, cựu trưởng bộ phận quản giám của nhà tù Tần Thành, tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn với tờ tuần san Trung Quốc Tân Văn rằng Giang Thanh đã tự sát bằng cách uống thuốc ngủ quá liều.
Hà Điện Khuê nói rằng vào tối ngày 13/5/1991, sau khi Giang Thanh đi ngủ như thường lệ, bà ta không bao giờ thức dậy nữa. Khi nhân viên trực tìm thấy bà ta vào sáng hôm sau, cơ thể bà ta đã cứng lạnh. “Bà ta đã chuẩn bị kỹ lưỡng, tích trữ thuốc ngủ để tự sát.”
Ông nói rằng Giang Thanh đã được “tại ngoại điều trị y tế” vào năm 1984, nhưng bà ta chỉ được chuyển đến một khu nhà nhỏ được chuyển đổi từ phòng giặt, dành cho tội phạm chiến tranh trong nhà tù Tần Thành. “Giang Thanh cho đến khi chết không bao giờ được rời khỏi nhà tù Tần Thành.”
Mao Trạch Đông và Giang Thanh vừa là người chế tạo ra thảm kịch 10 năm Cách mạng Văn hóa, vừa là nạn nhân của thảm kịch Cách mạng Văn hóa.
Những gì họ làm trong Cách mạng Văn hóa bắt nguồn từ lý thuyết đấu tranh giai cấp mà Karl Marx, ông tổ của ĐCSTQ, đã giảng trong Tuyên ngôn Cộng sản năm 1848. Tín phụng chủ nghĩa Mác – Lê, tất phải sùng thượng đấu tranh. Đấu tới đấu lui, một mạch đấu chóng mặt, khi quay đầu nhìn lại, ngay cả một đời cách mạng như Mao Trạch Đông, cuối cùng cũng trở thành “người nhà của phản cách mạng.”
Một bài học từ quá khứ, để thức tỉnh tất cả các thành viên của ĐCSTQ: Nếu không triệt để vứt bỏ cái đảng này và chủ nghĩa Mác-Lê, thì sẽ phải tranh đấu không ngừng, vĩnh viễn không có ngày yên ổn.
Theo Epoch Times
Mộc Lan biên dịch