Millon thông báo về thỏa thuận để ấn \’Hoàng đế chi bảo về Việt Nam\’

\"Ấn
Chụp lại hình ảnh,Chiếc ấn Hoàng đế chi bảo thời Vua Minh Mạng và bát vàng của Vua Khải Định nằm trong số những món đồ được đem ra bán đấu giá, theo thông báo của hãng Millon. Chiếc bát đã được bán với giá 680 nghìn euro.

15 tháng 11 2022

Nhà đấu giá Millon ở Pháp vừa tuyên bố hôm 15/11/2022 rằng họ đã đạt thỏa thuận với phía Việt Nam để đưa chiếc ấn của Hoàng đế Minh Mạng về Việt Nam.

\”Chúng tôi vui mừng thông báo rằng có một thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam và những người thừa kế của Hoàng Đế Bảo Đại, cho phép chiếc ấn vàng của Hoàng Đế Minh Mạng trở về với đất nước Việt Nam.\”

Điều đáng chú ý là khác với các lần trước có thông báo bằng cả tiếng Việt, lần này công ty Millon chỉ đăng bản tiếng Pháp, cho đến chiều 15/11.

Millon nhắc đến cuôc thỏa thuận với \”Chính phủ Việt Nam và những người thừa kế, kế vị (les Heritiers) của Hoàng đế Bảo Đại\” nhưng không nói rõ họ ở Pháp hay ở Việt Nam.

Bản tiếng Pháp có nói đây là \”accord de gré à gré\” tức \”thỏa thuận ngoài sàn\”.

Mấy hôm trước, một số báo Việt Nam đã đăng tin về chuyện nước này “đàm phán thành công với hãng Millon để đưa ấn vàng \’Hoàng đế chi bảo\’ về Việt Nam”.

Tuy thế, nội tình bên trong việc thương thảo này ra sao, phía Việt Nam có phải chi phí hay là không thì các báo Việt Nam và chính nhà đấu giá không cho biết.

Có các ý kiến trước đó gợi ý rằng việc này khó diễn ra miễn phí, hoặc nhờ áp lực chính trị-ngoại giao từ chính phủ Pháp.

Các báo VN cũng đưa tin, “Thủ tướng cho phép xã hội hóa để mua (lại) ấn Hoàng đế chi bảo”.

Theo báo Thanh Niên hôm 14/11, thì một đoàn công tác từ Bộ Văn hóa VN đã sang Paris, “tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và tính xác thực của ấn vàng Hoàng đế chi bảo hiện đang lưu giữ tại văn phòng hãng đấu giá Millon ở Paris”.

“Kết quả nghiên cứu và đối sánh tư liệu, có thể xác định ấn vàng Hoàng đế chi bảo hiện đang rao bán tại Hãng đấu giá Millon là hiện vật nguyên gốc, chuẩn xác, được đúc vào năm Minh Mệnh thứ 4 (1823) như ghi chép trong sử sách (Đại Nam thực lục, Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ) và trong biên bản, hình ảnh bàn giao ấn kiếm của chính quyền Thực dân Pháp cho Quốc trưởng Bảo Đại ngày 8/3/1952 hiện đang lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I.”

\"Millon\"/
Chụp lại hình ảnh,Millon nhắc đến Chính phủ Việt Nam và những người thừa kế, kế vị (les Heritiers) của Hoàng đế Bảo Đại, nhưng không nói rõ họ ở Pháp hay ở Việt Nam. Bản tiếng Pháp có nói đây là \”accord de gré à gré\” tức \”thỏa thuận ngoài sàn.

Trước đó, một số báo khác tại Việt Nam đã đăng tin tương tự về việc “ấn vàng Hoàng đế chi bảo” sẽ được hồi hương về nước, đem lại niềm vui cho không ít người Việt trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, có ý kiến từ một đại diện Millon cho BBC News Tiếng Việt biết vào 16:00 chiều 14/11 rằng “phía VN đăng tin quá sớm” và họ vẫn giữ thông báo cũ ghi rằng việc hoãn bán đấu giá chiếc ấn được lùi đến 18/11.

Nhà Millon chỉ đăng thông báo bằng tiếng Pháp hôm 15/11 với nội dung như trên, và không nói rõ là ấn sẽ trao về cho chính phủ Việt Nam cùng hậu duệ các vua nhà Nguyễn, cho một hay cả hai, hay thế nào khác.

Các ý kiến khác nhau

LS Cù Huy Hà Vũ, hiện sống tại California, Hoa Kỳ viết cho BBC hôm 15/11 về câu chuyện này như sau:

“Theo tôi vấn đề là ở chỗ Millon đã không trung thực về tình trạng sở hữu chiếc ấn. Cụ thể, chủ sở hữu báu vật biểu tượng vương quyền của Nhà Nguyễn là Nhà nước Việt Nam, chứ không phải những người thừa kế Monique Baudot người vợ Pháp của Cựu Hoàng Bảo Đại…”

Hôm 15/11/2022, nhà đấu giá Millon tại Paris thông báo họ về một thỏa thuận giúp chiếc ấn của vua Minh Mạng “sẽ về Việt Nam”.

\”Chúng tôi vui mừng thông báo rằng phía chúng tôi đã tìm được thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam và Hoàng tộc của Hoàng Đế Bảo Đại, trên cơ sở đó chiếc ấn vàng của Hoàng Đế Minh Mạng sẽ quay về với đất nước Việt Nam.\”

 “Kể từ ngày 30/8/1945, Nhà nước (quốc gia) Việt Nam, được đại diện bởi Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và các chính phủ kế nhiệm, trong đó có Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là chủ sở hữu hai báu vật biểu tượng triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam. Điều đáng nói là bản thân Millon biết rất rõ điều này khi viết trong phần mô tả món đồ đấu giá bằng tiếng Pháp lẫn tiếng Việt như sau:

“Chiếc ấn triện rồng năm móng này tượng trưng cho quyền cai trị tuyệt đối dưới triều đại nhà Nguyễn, đã trở thành biểu tượng của sự chuyển giao quyền lực.\”

Vẫn mô tả nói trên cho biết chiếc ấn có một số phận lưu lạc sau khi Pháp “can thiệp vào Việt Nam”, thực chất là tái xâm lược Việt Nam, Millon xác nhận:

“Báu vật này còn mang một vai trò quan trọng và đầy tính biểu tượng tới sự can thiệp của Pháp vào Việt Nam, khi chính quyền Pháp đã cố gắng thành lập một chính phủ chống lại cộng sản với việc bổ nhiệm Vua Bảo Đại ngồi vào cương vị Quốc trưởng. Sau đó chiếc ấn báu được người Pháp trao trả cho vị vua cuối cùng của triều Nguyễn trong một buổi lễ tấn phong diễn ra vào ngày 08 tháng 03 năm 1952 tại Đà Lạt (thực ra là ngày 8 tháng 3 năm 1952 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội – Cù Huy Hà Vũ).”

Đến đây, người đọc nhanh chóng nhận ra rằng có một sự đứt đoạn về tình trạng sở hữu “Hoàng Đế Chi Bảo”: Millon đã không có một lời giải thích vì sao người Pháp có được chiếc ấn này để rồi “trao trả” cho Cựu Hoàng Bảo Đại. \”

Theo ông Cù Huy Hà Vũ, vì các lý lẽ trên, chính quyền VN hoàn toàn có thể yêu cầu nhà Millon trả lại chiếc ấn, nếu không thì cần khởi kiện để đòi lại.

Thế nhưng, một ý kiến khác đã đăng trên BBC của nhà báo tự do Phạm Cao Phong, người đã đến nhà đấu giá Millon để đưa tin về câu chuyện này, thì việc chứng minh chính quyền VN là “chủ sở hữu” của chiếc ấn sẽ rất khó khăn.

Ông cũng không đồng ý việc “khởi kiện những người thừa kế của vua Bảo Đại ở Pháp” là cách làm đúng.

Trong một bài đã đăng trên BBC News Tiếng Việt, ông Phạm Cao Phong viết về quyền sở hữu động sản của gia đình những người thừa kế của Cựu hoàng Bảo Đại, qua đời tại Pháp năm 1997:

“Cựu hoàng sở hữu ấn ‘Hoàng Đế Chi Bảo’ công khai, liên tục, không gặp sự tranh chấp hay khởi kiện từ phía Việt Nam (tính cả VNDCCH và VNCH trước 1975) trong một thời gian  ngót nghét 70 năm.

“Nhìn từ góc độ luật pháp các nước châu Âu, ông sở hữu hợp thức các tài sản, báu vật của dòng họ mình. Ông mất năm 1997, di chúc tài sản để lại cho người vợ Pháp. Bà Monique Baudot cũng đã mất năm 2021. Theo luật kế thừa của Pháp, gia đình người vợ nhận được gia sản kể trên. Bà Monique kín tiếng, không liên lạc người thân. Tình cờ, bà Renée, người dì ruột năm nay 83 tuổi, biết tin cháu, khi cáo phó bà Monique được đưa lên báo l’Est Républicain.”

\"Pham
Chụp lại hình ảnh,Ấn Hoàng Đế chi bảo của Hoàng đế Minh Mạng

Tuy thế, có một góc độ khác là sự tham gia vào vụ việc của Nguyễn Phúc tộc, dòng họ hiện ở Việt Nam gồm các con cháu vua chúa Nguyễn.

Từ cuối tháng 10/2022, Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam có văn bản gửi đến hãng đấu giá và kiến nghị lên cả Tổng thống Pháp Emmanuel Macron “đề nghị hoãn việc bán kim ấn \”Hoàng đế chi bảo\” – một bảo vật của Việt Nam”.

Vai trò của Nguyễn Phúc tộc có thể đã phần nào giúp giải quyết câu hỏi về quyền thừa kế bảo vật, hoặc như một số trí thức VN ở Pháp gợi ý, là Việt Nam cần nói chuyện với của chính các con cháu cựu Hoàng Bảo Đại tại Pháp.

Còn về khả năng chính quyền Pháp can thiệp hay không, ông Phạm Cao Phong, cho BBC biết từ Pháp chiều 15/11/2022 rằng khó có thể biết về các tác động ngoại giao nếu có.

Tuy thế, ông cho biết nhìn chung thì dưới thời tổng thống trẻ Macron (sinh năm 1977), xã hội và chính giới Pháp có cách nhìn khác về quá khứ.

“Cá nhân Tổng thống Pháp vốn có quan điểm thẳng thắn và dũng cảm nhìn nhận lại quá khứ, chẳng hạn như câu chuyện thời thuộc địa giữa Pháp và Algeria. Ví dụ ông đã thành lập tiểu ban soạn thảo cuốn nghiên cứu về giai đoạn này. Ông cũng đã thay mặt nước Pháp chính thức xin lỗi quốc gia Bắc Phi vì giai đoạn thuộc địa.

Tôi không thể nói ông có lên tiếng gì về Việt Nam hay không, nhưng chắc chắn là một tổng thống trẻ có cách nhìn mới, thể hiện sự can đảm và ngay thẳng của nước Pháp với các vấn đề trong quá khứ.”

Được biết gần đây, nhiều bảo tàng ở Anh, Đức, Mỹ, Pháp đã đồng ý trả lại cổ vật cho các quốc gia châu Phi, châu Mỹ La tinh và châu Á mà họ có được trong quá trình khai thác thuộc địa, cướp bóc, buôn bán, hoặc mua rẻ. 

Tuy thế, không có một nguyên tắc chung nào cho việc này, và các vụ hoàn trả hoàn toàn tùy thuộc vào tình trạng pháp lý của cổ vật, quan hệ các bên và ý kiến của công chúng.

Bài Liên Quan

Leave a Comment