PCA mở văn phòng tại Hà Nội: Thuận lợi nào cho Việt Nam?

\"Thủ
Chụp lại hình ảnh,Trong cuộc gặp Tổng Thư ký Tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA) Marcin Czepelak tại Hà Nội vào ngày 21/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nói Việt Nam luôn đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1982 về Luật biển

29 tháng 11 2022

Văn phòng Tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA) chính thức được thành lập vào ngày 24/11 tại Hà Nội, theo đó Việt Nam có thể được chọn làm địa điểm trọng tài đối với các tranh chấp do PCA quản lý.

Việt Nam tham gia Tòa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration – PCA) từ năm 2012 thông qua gia nhập Công ước năm 1907 về giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao đổi và xúc tiến các hoạt động với PCA về việc mở Văn phòng đại diện tại Việt Nam từ năm 2014. Theo đó, Việt Nam và PCA đã ký Hiệp định nước chủ nhà giữa vào năm 2014 và Nghị định thư năm 2021 về vấn đề này.

Văn phòng đại diện Hà Nội là văn phòng thứ năm của PCA được thành lập ngoài trụ sở chính tại Cung điện Hòa Bình, thành phố La Hague của Hà Lan. Các văn phòng khác đã được mở tại Mauritius, Buenos Aires (Argentina), Singapore và Vienna (Áo).

Địa điểm trọng tài

\"Bộ
Chụp lại hình ảnh,Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn và Tổng Thư ký PCA Marcin Czepelak tại buổi lễ khánh thành văn phòng đại diện PCA tại Hà Nội ngày 24/11

Thạc sĩ Phạm Ngọc Minh Trang, nhà nghiên cứu thuộc Quỹ Max Planck vì hoà bình quốc tế và pháp quyền (Đức) bình luận với BBC News Tiếng Việt.

\”PCA là một tổ chức mang tính thuần luật pháp quốc tế (purely of international law) và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị. Việc PCA, một tổ chức quốc tế chuyên về hỗ trợ các thủ tục tranh tụng quốc tế, mở văn phòng đại diện tại Hà Nội, theo tôi là một tín hiệu đáng mừng.\”

\”Điều này thể hiện Việt Nam coi trọng và tích cực tham gia vào các hoạt động liên quan đến luật quốc tế.\”

\”Những năm qua Việt Nam đã thể hiện thái độ này khi chủ động thành lập Nhóm bạn bè Công ước Luật biển quốc tế, hay đại diện Việt Nam trúng cử vào Ủy ban Luật pháp quốc tế của Liên Hiệp Quốc, bây giờ là thành công trong việc đàm phán để PCA đặt văn phòng đại diện tại Hà Nội.\”

Văn phòng Hà Nội có chức năng quản lý hành chính, cung cấp địa điểm xét xử, phòng họp miễn phí cho các vụ việc quốc tế do PCA làm cơ quan hành chính.

Như vậy, các tranh chấp do PCA quản lý có thể chọn Việt Nam làm địa điểm trọng tài.

\”Với văn phòng đại diện này thì các quốc gia khi sử dụng phương án trọng tài để giải quyết các tranh chấp với nhau có thể lựa chọn Hà Nội làm nơi để diễn ra các thủ tục tố tụng của họ, ngoài các văn phòng khác ở Mauritius, Singapore, hay La Hague\”, Thạc sĩ Minh Trang cho biết.

Thuận lợi nào cho Việt Nam?

\"Một
Chụp lại hình ảnh,Một người dân Philippines trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc vào ngày 12/07/2019 bên ngoài trụ sở Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila, Philippines, kỷ niệm ba năm ngày Tòa Trọng Tài Thường Trực ở The Hague (Hà Lan) ra phán quyết là \”không có cơ sở pháp lý\” cho việc Trung Quốc đòi hỏi \”quyền lịch sử\” trên những tài nguyên tại các vùng biển nằm trong bản đồ \”đường 9 đoạn\” ở Biển Đông

PCA có thể được biết đến nhiều nhất ở Việt Nam qua vụ kiện Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines. Ngày 12/7/2016, Tòa Trọng Tài Thường Trực ở The Hague (Hà Lan) đã ra phán quyết là \”không có cơ sở pháp lý\” cho việc Trung Quốc đòi hỏi \”quyền lịch sử\” trên những tài nguyên tại các vùng biển nằm trong bản đồ \”đường 9 đoạn\” ở Biển Đông.

Trước đó, Trung Quốc đã từ chối tham gia vụ kiện PCA 2013-19 về giải thích Công ước UNCLOS về \”đường lưỡi bò\”.

Trong một Công hàm gửi PCA vào ngày 01/08/2013, và trong suốt quá trình tố tụng trọng tài, Trung Quốc đã nhắc lại \”lập trường của mình rằng họ không chấp nhận vụ kiện trọng tài do Philippines khởi xướng\”.

Vụ kiện trọng tài vẫn diễn ra (cho dù Trung Quốc chống đối và không tham dự). Việt Nam khi đó đã hoan nghênh việc Tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12/7/2016.

Theo Thạc sĩ Minh Trang thì PCA là tổ chức giúp hỗ trợ các thủ tục tố tụng quốc tế nên đây không phải là toà án để giải quyết các tranh chấp quốc tế, ví dụ như các tranh chấp tại Biển Đông.

Tuy nhiên, việc Việt Nam tham gia vào quy trình này thì theo Thạc sĩ Minh Trang, có thể \”giúp Việt Nam quan sát trực tiếp và hiểu rõ hơn quy trình tố tụng quốc tế, nắm được các thủ thuật và kỹ năng tranh tụng.\”

\”Từ đó, nếu Việt Nam sau này có tiến hành sử dụng các phương án trọng tài hay toà án quốc tế, Việt Nam đã có các kinh nghiệm để tự tin tham gia và làm tăng khả năng thắng kiện\”.

Khi đề cập đến việc liệu luật của Việt Nam có được ảnh hưởng gì sau khi văn phòng PCA được thành lập, Thạc sĩ Minh Trang nói thêm:

\”Theo quan sát của tôi, luật pháp quốc tế và luật nội địa của Việt nam gần như là hai hệ thống pháp luật này phát triển độc lập với nhau. Tuy nhiên, sẽ có những ảnh hưởng nhất định qua lại giữa chúng. Ví dụ như Việt Nam đã cho ra đời Luật biển Việt Nam năm 2012, đây là một luật nội địa nhưng mang tinh thần và tuân thủ theo các nguyên tắc của Công ước Luật biển 1982.\”

\”Chúng ta có thể hy vọng rằng những phát triển tích cực trong việc tham gia luật quốc tế cũng có thể mang đến những thay đổi tích cực trong luật nội địa của Việt Nam.\”

Về Tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA)

\"
Chụp lại hình ảnh,Tòa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration – PCA)

Tòa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration hay PCA) được thành lập năm 1899 tại Hội nghị Hòa bình La Hague đầu tiên.

PCA là tổ chức quốc tế liên chính phủ gồm 122 thành viên, trong đó có Việt nam, được thành lập để tổ chức giải quyết tranh chấp. PCA tuy gọi là \’tòa\’ nhưng không xét xử.

Việc xét xử sẽ do hội đồng trọng tài do PCA quản lý và hỗ trợ.

Nhiều công ước quốc tế hay thể thức trọng tài quốc tế đã chọn PCA là cơ quan quản lý các vụ tranh chấp, như Công ước về luật biển (UNCLOS), tranh chấp đầu tư theo quy tắc UNCITRAL, Hiệp ước Năng lượng, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, các hiệp định song phương về môi trường, các vụ kiện tập thể. Ngoài trọng tài, PCA còn là trung tâm hòa giải, hỗ trợ điều tra, điều trần và là nơi tiến hành các phiên họp giải quyết tranh chấp.

Một số các vụ kiện nổi tiếng và có liên quan đến Việt Nam do PCA quản lý, như:

  • Vụ tranh chấp trọng tài Biển Đông về giải thích Công ước về Luật Biển (UNCLOS) giữa Philippines và Trung Quốc, bác bỏ yêu cầu phi lý của Trung Quốc đối với \”đường lưỡi bò\” (PCA Case 2013-19)
  • Vụ tranh chấp đầu tư theo Hiệp định bảo hộ đầu tư (BIT) Việt Nam – Hà Lan của ông Trịnh Vĩnh Bình (PCA Case 2015 -23)
  • Vụ tranh chấp đầu tư liên quan đến tòa nhà Metropolitan tại TP Hồ Chí Minh của ông Bryan Cockrell (PCA Case 2015-03)

Bài Liên Quan

Leave a Comment