Nền dân chủ và tự do đang bị đe dọa. Những điều này luôn xảy ra trong thời gian chiến tranh.
Giờ đây, tuy chiến tranh đang bùng nổ ở Ukraine, nhưng cũng có những đám mây đen từ các cuộc chiến khác đang tích tụ lại và sắp sửa gây giông tố. Ở Đài Loan. Trên bán đảo Triều Tiên. Giữa Israel và Iran. Cũng có thể là giữa NATO và Nga, hoặc Hoa Kỳ và Trung cộng. Hoặc có thể là, thảm khốc thay, giữa tất cả các bên này cùng một lúc.
Các cuộc chiến thường sẽ khơi mào cho các cuộc chiến khác, bởi vì các bên xâm lược nhận thức được cơ hội khi thế giới bị xao nhãng và tiến hành thúc đẩy các cuộc chiến ở những nơi khác để cho mọi người càng bị phân tán hơn. Do đó, chiến tranh là một vòng lặp phản hồi tiêu cực sẽ không ngừng xoay vòng cho đến khi những bên xâm lược giành chiến thắng hoặc kiệt quệ vì cuộc chiến.
Phần lớn các hãng thông tấn cánh tả, [vì] khát khao muốn thay đổi cục diện chiến tranh, [nên thường] đổ lỗi cho các nhà lãnh đạo dân chủ mà họ có thể tiếp cận thay vì những kẻ xâm lược rõ ràng ở Moscow, Bắc Kinh, Bình Nhưỡng, và Tehran. Họ làm như vậy bởi vì họ có thể gây ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo trong nước và đã quen với việc lên án “chủ nghĩa quân phiệt của Mỹ,” mặc dù không phải lúc nào họ cũng dùng những thuật ngữ thô kệch như vậy.
Họ làm vậy để mang lại nhiều dịch vụ xã hội và nhiều phiếu bầu hơn cho Đảng Dân Chủ, bên mà họ tin tưởng nhiệt thành và tôn sùng theo kiểu tôn giáo. Theo tôn giáo đó của cánh tả, nước Mỹ là bên có lỗi cho cuộc xâm lược Ukraine của Moscow. Nước Mỹ là bên có lỗi cho “những căng thẳng” với Bắc Kinh. Chỉ bởi vì nước Mỹ có lỗi vì đã tự vệ ở Afghanistan, hoặc có lỗi vì đã duy trì trật tự quốc tế của các quốc gia có chủ quyền bằng việc đẩy quân Iraq ra khỏi Kuwait.
Người ta không phát hiện được các vũ khí hủy diệt hàng loạt tại Iraq, không đồng nghĩa là các loại vũ khí đó không tồn tại ở đó. Và những người cánh tả hiếm khi đào sâu xem điều gì đã dẫn đến sự nghi ngờ của Hoa Kỳ ngay từ đầu. Đơn cử như trò chơi mèo vờn chuột của cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein với các thanh tra vũ khí. Hoặc là việc ông không cho phép thực hiện các chuyến bay của trinh sát cơ U2 trên khắp đất nước. Hoặc là việc trước đây ông từng sử dụng vũ khí hóa học đối với chính người dân của mình.
Toàn bộ những điều này đều bị lãng quên trong sự đổ xô đi chỉ trích chủ nghĩa quân phiệt Mỹ là nguyên nhân của mọi điều sai trái trên thế giới. Những người Mỹ cánh tả làm như vậy đã thúc đẩy các đồng minh Âu Châu của chúng ta xem chúng ta là một vấn đề. Chúng ta, người Mỹ, mới là những kẻ xâm lược, chứ không phải Bắc Kinh, ngay cả khi Bắc Kinh xây dựng lực lượng quân sự cần thiết để xâm chiếm Đài Loan, và nói rõ rằng họ sẵn sàng hành động bất cứ lúc nào.
Do đó, đối diện với sự gây hấn rõ ràng, các trường đại học của chúng ta — do các giáo sư và sinh viên cánh tả chiếm lĩnh, những người tự cho mình là được giáo dục đặc biệt và hào hứng với những lý lẽ mới nhất trên The New York Times và The New Yorker — đều im lặng.
Chỉ khi nào Hoa Kỳ và các đồng minh tiến hành hoạt động quân sự, và nếu như cuộc sống của chính họ, việc xóa nợ đối với các khoản vay sinh viên, hoặc các dịch vụ xã hội bị đe dọa, thì họ mới kháng nghị. Và những sự phản đối này là nhắm vào quân đội Hoa Kỳ, lực lượng bảo vệ họ, chứ không phải nhắm vào những kẻ xâm lược ở Bắc Kinh và Moscow, những bên ngay từ đầu đã thúc đẩy các cuộc chạy đua vũ trang.
Các trường đại học phương Tây giống như những ông bầu chuyên tạo ra thứ âm nhạc cánh tả hợp lỗ tai của Trung cộng cộng sản, khuyến khích những kẻ xâm lược nguy hiểm nhất tại Bắc Kinh tin rằng họ đang ở “bên chính nghĩa của lịch sử” khi đe dọa tiến hành chiến tranh chống lại Đài Loan “tư bản,” Ấn Độ “lạc hậu,” “chủ nghĩa đế quốc” lịch sử, và “quyền bá chủ” hiện hữu của Hoa Kỳ.
Hôm 15-16/11, tại hội nghị thượng đỉnh G20, các nhà lãnh đạo dân chủ từ Hoa Kỳ, Canada, Úc, và những nơi khác đã cố gắng xua tan những đám mây chiến tranh của Trung cộng. Nếu lịch sử là bất kỳ sự chỉ dẫn nào, thì nụ cười đơn thuần không thể ngăn chặn thể chế chiến tranh độc tài khủng khiếp này của con người một khi nó bắt đầu được kích hoạt. Việc kết giao, và các hình thức xoa dịu khác, không có tác dụng gì khi mục tiêu mà một nhà độc tài đầy quyền lực hướng đến là cuộc xâm lược theo chủ nghĩa phục thù để gột rửa đi một sự nhục nhã bẽ bàng mà ai cũng thấy. Điều này mô tả Đức Quốc Xã trong những năm 1930, cũng như Nga và Trung cộng ngày nay.
Bên cạnh trường hợp của Cộng hòa Séc vào năm 1938, Ukraine và Đài Loan, tất cả các quốc gia ‘tiền tuyến,’ nước nào sẽ chiến đấu và giành chiến thắng trong cuộc chiến ở phe dân chủ? Các quốc gia, kể cả các nền dân chủ, đều không muốn phải trả cái giá của chiến tranh nếu họ có thể khiến người khác làm như vậy. Hãy để cuộc chiến đó diễn ra ở đất nước của người khác, nếu có thể. Ngay cả khi quốc gia đó là một đồng minh dân chủ.
Nhảy vào ở phút cuối, để tuyên bố chiến thắng và sự thống trị toàn cầu thông qua đội quân vẫn đang đứng yên một chỗ (và chưa kịp phản ứng gì) của chính mình, cũng như các khoản vay tái thiết. Trong hai cuộc thế chiến, Âu Châu đã phải trả giá bằng tổn thất nhân mạng và cơ sở hạ tầng bị phá hủy. Người Mỹ chúng ta không muốn thừa nhận rằng trong Đệ nhị Thế chiến, chúng ta đã đến muộn, với những binh sĩ đầy sức sống, để giành chiến thắng, cung cấp các khoản vay, giành lấy vinh quang, và định hình trật tự quốc tế theo hình dung của chính chúng ta.
Trong suốt quá trình này, chúng ta đã làm rất nhiều điều tốt. Nhưng nếu chúng ta và đồng minh cứng rắn nhất của chúng ta là Anh, đi trước quân đội Đức bằng sự hiện diện quân sự tại hiện trường, có thể chúng ta đã ngăn chặn được hai cuộc thế chiến ngay từ đầu.
Ngày hôm nay, tại Ukraine, chúng ta một lần nữa đã không điều động binh sĩ đến nơi mà chúng ta biết rằng, Nga sẽ tiến hành xâm lược. Người dân Ukraine đang phải trả giá để bảo vệ cho toàn bộ Âu Châu. Nếu họ thất bại trong cuộc chiến này, thì Ba Lan, Slovakia, Hungary, và Romania sẽ trở thành những quốc gia tiền tuyến tiếp theo. Các nước này đều là thành viên NATO, và mặt trận [chiến tranh] lúc này sẽ trở nên rộng lớn hơn và khó phòng vệ hơn. Các lực lượng dân chủ sẽ bị phân tán mỏng hơn, và người dân Ukraine sẽ buộc phải chiến đấu cho Moscow để chống lại chúng ta.
Trật tự quốc tế của chúng ta — trật tự thế giới duy nhất mà Pháp hiện đang ủng hộ bằng những tràng pháo tay vang dội, rằng Trung cộng muốn phá hủy và xây dựng lại theo hình ảnh độc tài của riêng mình, và là trật tự mà Hoa Kỳ lập ra vào năm 1945 và tìm cách duy trì thông qua phòng thủ kinh tế vốn bị hiểu lầm là chia thế giới thành hai khối thương mại — hiện đang bị đe dọa.
Âu Châu khắc ghi cái giá của chiến tranh nhiều hơn là vinh quang từ cuộc chiến ấy, và đang điên cuồng lùi lại khỏi vách đá dựng đứng mà tất cả chúng ta đang trượt tới. Đáng tiếc thay, họ thể hiện sự sợ hãi trong quá trình này, khuyến khích những kẻ bắt nạt đưa ra nhiều yêu sách hơn. Lựa chọn thay thế của họ để giữ vững lập trường của chúng ta đòi hỏi sự phụ thuộc kinh tế liên tục vào kẻ thù và trao đi lãnh thổ Ukraine hoặc Đài Loan thông qua đàm phán, tất cả những điều này thúc đẩy những kẻ bắt nạt hung hăng hơn trong tương lai.
Tuy vậy, chính phủ Tổng thống Biden, với các chính sách yếu hơn mức cần thiết để ngăn chặn mối đe dọa, vẫn đang đi trước các đồng minh tả khuynh hơn của chúng ta ở Âu Châu. Đức, Pháp, và Hà Lan là những “nước lùi bước” hàng đầu.
Những quốc gia này vẫn chưa rút ra được bài học từ việc lệ thuộc năng lượng của họ vào Moscow, điều đã trao cho Nga đủ tài lực để phát động cuộc chiến chống lại Ukraine. Họ đã không học được bài học về việc để mất năng lực sản xuất công nghiệp vào tay Trung cộng, điều mà Bắc Kinh hiện đang sử dụng để xây dựng một quân đội gần như có khả năng đánh bại Hoa Kỳ ở Á Châu. Họ đã không học được bài học của hai cuộc thế chiến, trong đó sự yếu kém của họ, bao gồm cả sự yếu kém của người dân trong việc chống lại chủ nghĩa phát xít của chính phủ họ, cho phép quân Đức tin rằng họ có thể chinh phục toàn bộ Âu Châu và hơn thế nữa.
Sự yếu kém đó đã dẫn đến sự suy tàn của Âu Châu, khiến châu lục này mất đi phần lớn ảnh hưởng quốc tế.
Nga và Trung cộng hiện đang thế chỗ của Đức và Nhật Bản trong lịch sử với tư cách là những kẻ xâm lược toàn cầu, tuy nhiên, lục địa này quá yếu để thu hút sự xâm lược. Chỉ những quốc gia như Ba Lan, vốn có lịch sử phải chịu số phận nạn nhân, cùng Hoa Kỳ và Anh, mới dẫn đầu trong việc nhận biết sức mạnh ngày càng tăng của những kẻ xâm lược ở Moscow và Bắc Kinh. Nhưng những quốc gia này hiện đang gióng lên hồi chuông cảnh báo giữa những người bị đồng tiền của Bắc Kinh mê hoặc.
Thay vì tranh đua với Bắc Kinh và Moscow về kinh tế và quân sự, Brussels lại đang cạnh tranh với Hoa Thịnh Đốn bằng các khoản trợ cấp tốn kém cho xe điện, vốn không bao giờ có thể bảo vệ các quốc gia của chúng ta khỏi mối đe dọa độc tài, và điều đó giúp các đối thủ của chúng ta tránh được sự nóng lên toàn cầu nhiều như chính sách đó giúp chúng ta vậy.
Trong khi chúng ta tập trung vào mua những công nghệ xanh, thì Trung cộng lại tập trung vào việc thu lợi nhuận từ những thương vụ đó và sử dụng số tiền kiếm được để xây dựng quân đội nhằm đánh bại chúng ta.
Cá mập và sư tử tấn công những kẻ yếu nhược nhất và ngu ngốc nhất trong bầy — không bao giờ tấn công những kẻ mạnh và nhanh nhẹn phía trước mặt. Đáng buồn thay, Ukraine và Đài Loan, bị tước bỏ những vũ khí mạnh nhất cần thiết để tự vệ và bị từ chối khỏi các hệ thống liên minh dân chủ, hiện đang bị bỏ lại phía sau cho những kẻ săn mồi. Trớ trêu thay, sự thiển cận đó của NATO lại làm tăng nguy cơ chiến tranh và khả năng hủy diệt của chính chúng ta.
Các nền dân chủ phải học cách ngừng chạy trốn và hợp lại làm một để đương đầu với những kẻ xâm lược của chúng ta. Không nên bào chữa thêm rằng nền dân chủ này hay nền dân chủ kia không phải là thành viên của một liên minh hoặc không phải là một quốc gia có chủ quyền được công nhận. Nếu cứ ôm giữ logic đó, thì những kẻ xâm lược có thể và sẽ hạ gục chúng ta từng người một cho đến khi không còn nền dân chủ nào để họ chinh phục nữa mới thôi.
Anders Corr _ Thiên Thư