Nhật, Anh, Ý hợp tác chế tạo máy bay chiến đấu phản lực

09/12/2022


\"Mô
Mô hình chiến đấu cơ mới \’Tempest\’ tại triển lãm hàng không Farnborough, Anh, 16/7/2018.

Nhật Bản, Anh và Ý đang hợp nhất các dự án máy bay chiến đấu phản lực thế hệ tiếp theo của họ thành một chương trình đối tác mang tính đột phá liên châu lục Á-Âu. Đây là sự hợp tác công nghiệp quốc phòng lớn đầu tiên của Nhật Bản bên ngoài việc hợp tác với Hoa Kỳ kể từ Thế chiến II.

Thỏa thuận này nhắm mục tiêu đưa một loại máy bay chiến đấu tiền tuyến tiên tiến vào hoạt động vào năm 2035 bằng cách kết hợp dự án Hệ thống Tác chiến Trên không Tương lai do Anh đứng đầu, còn có tên là Tempest, với chương trình F-X của Nhật Bản trong một liên doanh có tên là Chương trình Tác chiến Trên không Toàn cầu (GCAP), ba quốc gia cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu 9/12.

Trong bối cảnh Nga xâm lược Ukraine và Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự xung quanh Nhật Bản và Đài Loan, thỏa thuận này có thể giúp Nhật Bản đối phó với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của nước láng giềng rộng lớn hơn và trao cho Anh vai trò an ninh to lớn hơn trong khu vực vốn là động lực chính của tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, BAE Systems của Anh, Mitsubishi Heavy Industries của Nhật Bản và Leonardo của Ý sẽ dẫn đầu việc thiết kế máy bay, loại máy bay này sẽ có khả năng kỹ thuật số tiên tiến về trí tuệ nhân tạo và chiến tranh mạng.

Bộ cho biết thêm rằng nhà sản xuất tên lửa châu Âu MBDA cũng sẽ tham gia dự án, cùng với nhà sản xuất hệ thống điện tử hàng không Mitsubishi Electric Corp. Rolls-Royce, IHI Corp và Avio Aero sẽ làm động cơ.

Tuy nhiên, ba quốc gia vẫn chưa thống nhất một số chi tiết về cách thức tiến hành dự án, bao gồm việc chia sẻ công việc và địa điểm lắp ráp, chế tạo.

Anh cho biết máy bay chiến đấu mới sẽ thay thế các máy bay chiến đấu Typhoon và bổ sung vào phi đội F-35 Lightning của nước này. Máy bay mới sẽ tương thích với các máy bay chiến đấu của các đối tác trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Mỹ, nước cam kết bảo vệ cả 3 quốc gia nêu trên thông qua tư cách thành viên NATO và một hiệp ước an ninh riêng với Nhật Bản, đã hoan nghênh thỏa thuận chung châu Âu-Nhật Bản.

\”Mỹ ủng hộ việc hợp tác an ninh và quốc phòng của Nhật Bản với các đồng minh và đối tác có cùng chí hướng, bao gồm cả Vương quốc Anh và Ý\”, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết trong một tuyên bố chung với Bộ Quốc phòng Nhật Bản.

(Reuters)

Bài Liên Quan

Leave a Comment