Nghị sỹ Quốc hội Châu Âu và ASEAN kêu gọi trả tự do cho ba nhà hoạt động Việt Nam

RFA
2022.12.14

\"NghịTừ trái sang: ông Trần Huỳnh Duy Thức, bà Phạm Đoan Trang và ông Nguyễn Lân Thắng

 FBNV/RFA

Một nhóm gồm năm nghị sỹ của Quốc hội Châu Âu và năm nghị sỹ khác từ quốc hội của ba nước Đông Nam Á gửi thư chung tới Hội nghị Thượng đỉnh EU-ASEAN nêu lên những hiểm nguy mà các nhà hoạt động nhân quyền ở các quốc gia thuộc ASEAN đang phải đối mặt.

Trong thư chung gửi tới Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel và lãnh đạo của chín quốc gia (trừ Myanmar) trong khối, các nghị sỹ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ba nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam bao gồm các ông Trần Huỳnh Duy Thức, bà Phạm Đoan Trang và bloggeer của Đài Á Châu Tự Do là ông Nguyễn Lân Thắng. Thư ngỏ có viết:

Chúng tôi, thành viên của Quốc hội Châu Âu và nghị sỹ thuộc khối ASEAN, kêu gọi nhà chức trách ở ASEAN hãy:

Trả tự do ngay lập tức và hủy bỏ các cáo buộc đối với tất cả những người bảo vệ nhân quyền bị bỏ tù một cách tùy tiện vì hoạt động nhân quyền hợp pháp của họ, bao gồm Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Đoan Trang và Nguyễn Lân Thắng ở Việt Nam v.v…\”

Luật sư Nguyễn Văn Đài, đồng sáng lập viên và hiện là chủ tịch Hội Anh em Dân chủ, là người được Nhà nước Việt Nam phóng thích sau khi có lời kêu gọi từ nhiều chính trị gia của Đức và EU. Năm 2018, ông rời khỏi nhà tù ở Việt Nam và sang Đức tỵ nạn khi đang thụ án 15 năm tù giam về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.”

Đánh giá về thư ngỏ trên,  ông Đài nói với Đài Á Châu Tự Do:

Đây là một kiến nghị thư rất có giá trị. Tôi đánh giá (kiến nghị thư) có tác động lớn vì Hội nghị Thượng đỉnh EU-ASEAN tập hợp 30 nhà lãnh đạo của khối EU và mười quốc gia ASEAN.

Nếu các nhà lãnh đạo của EU dấy lên tiếng nói yêu cầu thì có tác động rất lớn đến sự tự do ca các nhà hoạt động ở Việt Nam, Thái Lan và Myanmar.”

Trong thư ngỏ, các nghị sỹ nói người bảo vệ nhân quyền là cốt lõi của các xã hội tự do, công bằng và bình đẳng, và việc phục vụ cộng đồng của họ thường phải trả giá đắt. Một số nhà hoạt động nhân quyền bị đàn áp hoặc sách nhiễu nhiều nhất là những người làm việc về quyền lao động, quyền môi trường, quyền bản địa, quyền phụ nữ, nhà báo và những người cổ suý dân chủ. 

Các nghị sỹ cũng đề nghị hội nghị thượng đỉnh công nhận vai trò của người bảo vệ nhân quyền trong xã hội và tầm quan trọng của việc bảo vệ họ, và điều tra về các hành vi chống lại những nguời này, bao gồm giết người và cưỡng bức mất tích.

Ba nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam thư ngỏ đề cập là những người tiêu biểu trong số hơn 200 nhà hoạt động nhân quyền đang bị cầm tù tại Việt Nam, theo thống kê của một số tổ chức nhân quyền trong nước và quốc tế.

Trần Huỳnh Duy Thức là doanh nhân và nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng nhất Việt Nam. Ông bị bắt năm 2009 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” và sau đó bị kết tội với mức án 16 năm và đang thụ án tù tại Trại giam số 6 (Thanh Chương, Nghệ An).

Trong khi đó, Phạm Đoan Trang là người bảo vệ nhân quyền và nhà báo chính trị nổi tiếng toàn cầu, được nhiều tổ chức phi chính phủ quốc tế trao giải thưởng, ngoài ra Chính phủ Hoa Kỳ và Canada cũng trao cho bà giải thưởng Tự do Truyền thông 2022.

Bà bị bắt vào tháng 10 năm 2020 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.” Cuối năm 2021, bà bị kết án chín năm tù giam và hiện đang thụ án tù tại Trại giam An Phước (tỉnh Bình Dương).

Nguyễn Lân Thắng là một blogger đóng góp nhiều bài viết cho blog của Đài Á Châu Tự Do từ năm 2013 và phóng viên ảnh với nhiều bài viết về nhân quyền và các vấn đề của đất nước.

Ông bị bắt vào đầu tháng 7 năm nay với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” và đối mặt với án tù từ bảy năm đến 12 năm nếu bị kết tội. Hiện ông đang bị tạm giam để điều tra tại Trại tạm giam số 1 của Công an thành phố Hà Nội.

Nói về tình trạng người bảo vệ nhân quyền bị đàn áp ở Việt Nam, ông Phil Robertson- Phó giám đốc Phân ban Châu Á-Thái Bình Dương của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) nói với RFA qua tin nhắn:

Việt Nam có số lượng tù nhân chính trị cao thứ hai trong ASEAN, và gần như tất cả họ là người bảo vệ nhân quyền, hay là những người tìm cách thực hiện các quyền của mình.

Họ đã bị đàn áp bi các điều khoản về an ninh quốc gia- những điều luật không nhằm cải thiện đời sống quốc gia mà chỉ nhằm bảo vệ quyền lực của Đảng Cộng sản cầm quyền.”

Ông cũng nói trong một số trường hợp, người bảo vệ nhân quyền bị cáo buộc “trốn thuế” mà ông gọi là xảo ngữ đánh lừa cộng đồng quốc tế.

Nói về khả năng Nhà nước Việt Nam phản hồi tích cực đối với thư ngỏ và trả tự do cho ba nhà hoạt động nhân quyền mà thư ngỏ có nhắc đến cũng như cải thiện hồ sơ nhân quyền của quốc gia, luật sư Nguyễn Văn Đài nói:

Trong tất cả những nước mà được các nghị sỹ đề nghị, Việt Nam khó nhất chấp nhận yêu cầu này. Quan hệ giữa các quốc gia trong EU với Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc Việt Nam có trả tự do hay không.

Tôi hy vọng sau khi kết thúc hội nghị này, mỗi quốc gia thành viên có áp lực riêng và tạo ra sức mạnh tổng hợp buộc Việt Nam đáứng.”

Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-EU được tổ chức vào ngày 14/12 tại Brussels nhân dịp 45 năm thiết lập quan hệ đối thoại song phương. Hai bên dự kiến thảo luận các vấn đề thách thức an ninh khu vực và toàn cầu, phát triển bền vững và hợp tác kinh tế.

Phái đoàn Việt Nam đứng đầu là Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại sự kiện trên.

Bài Liên Quan

Leave a Comment