Cảnh sát Anh điều tra có phải bốn người Việt \’là nô lệ bị giết\’ ở Oldham

\"Vietnam,
Chụp lại hình ảnh,Người ta tìm thấy xác bị cháy của bốn người đàn ông châu Á trong quá trình dọn khu nhà máy cũ bị hỏa hoạn hồi tháng 5/2022 ở Oldham

Cuộc điều tra về cái chết của bốn người đàn ông Việt Nam trong vụ cháy ở khu nhà máy cũ tại Oldham, gần Machester hồi tháng 5/2022 đang chuyển sang một hướng mới.

Thi thể bị cháy của bốn người tìm thấy ở Bismark House Mill, Bower Street, vào tháng 7, khi người ta dọn điểm bị hỏa hoạn vào tháng 5.

Cảnh sát Anh trước đó đã xác nhận danh tính bốn người này là:

•Chu Van Cuong (39 tuổi) đến Anh tháng 6/2019. Anh duy trì liên lạc thường xuyên với vợ con nhưng gia đình cho biết không nhận tin tức gì kể từ ngày 7/5/2022

•Nguyen Van Uoc (31 tuổi) thường xuyên liên lạc với vợ, nhưng mất liên lạc từ 7/5/2022, khi đó anh cho biết mình đang ở một nhà máy.

•Nguyen Van Duong (29 tuổi) đến Anh khoảng một năm trước. Trong lần cuối liên lạc với gia đình vào khoảng ba tháng trước, Duong nói rằng đang ở \’một ngôi nhà bỏ hoang\’ trong khi tìm việc làm.

•Le Thanh Nam (21 tuổi) đến nước Anh tháng 1/2022, liên lạc lần cuối với gia đình vào 4/5/2022. Lúc đó Nam cho biết đang sống trong \’một ngôi nhà vô chủ\’ ở \’Dam\’, được cho là Oldham, trong khi đang tìm kiếm công việc.

\"Bốn
Chụp lại hình ảnh,Bốn công dân Việt Nam mất tích, nghi có liên quan đến vụ hỏa hoạn diễn ra ngày 7/5/2022 ở Oldham, Anh

Nay, cuộc điều tra của cảnh sát Anh không chỉ đã xác định danh tính bằng ADN của bốn người này, nhờ mẫu ADN của thân nhân ở Việt Nam, mà còn có hướng mới: nạn nô lệ hiện đại và tội sát nhân.

Vì thế, cuộc điều tra sẽ được mở lại vào tháng 4/2023, theo các báo Anh trích lời cảnh sát.

Trang Boston News (22/12/2022) cho hay việc kết luận cuộc tìm kiếm và điều tra hình sự vẫn chưa khép lại.

Lý do là, cảnh sát Anh tin rằng \”bốn người Việt Nam trên rất có thể là nạn nhân của đường dây buôn nô lệ hiện đại \” (modern slavery), và thậm chí \”bị giết\” (victims of homicide).

Còn theo trang Manchester Evening News, thanh tra cao cấp của cảnh sát Anh, ông Lewis Hughes, người phụ trách chiến dịch mang tên \’Operation Logan\’ cho rằng không chỉ bốn nạn nhân kia \”bị đường dây buôn nô lệ hiện đại khai thác\”, và họ họ tìm thấy bằng chứng cây cần sa được trồng trong một góc của khu nhà máy cũ.

Ông Hughes xác nhận cảnh sát nay điều tra \”đường dây tội phạm có tổ chức\”, và xem xét cả khả năng bốn người đàn ông Việt Nam \”bị giết\”.

Trồng cần sa bên ngoài London và khu vực Đông Nam nước Anh

Câu chuyện các nhóm trồng cần sa, gồm cả người Việt, chuyển hoạt động ra khỏi London và các đô thị lớn để tránh bị truy bắt đã được các giới vận động xã hội nói đến ở Anh từ nửa năm nay.

Tờ Inews hôm 1/8 dẫn lời Jamie Fookes, điều phối viên một nhóm giám sát chống nạn buôn người, Anti-Slavery International, cho biết về vụ Oldham:

\”Mọi tình tiết có vẻ dẫn đến nạn buôn người, không nghi ngờ gì. Dường như có một xu hướng trồng cần sa đang di chuyển ra những địa điểm bên ngoài London.\”

\”Chúng tôi đã nhận thấy những người, đặc biệt là trẻ tuổi, từng trồng cần sa ở London đang xuất hiện ở những nơi khác, Glasgow là một ví dụ. Chúng tôi đã thấy một sự gia tăng về số lượng.\”

Hôm 09/08, ông Jamie Fookes nói với BBC News Tiếng Việt:

\”Cho đến nay cảnh sát vẫn chưa khẳng định những thi thể được tìm thấy đúng là bốn người Việt bị mất tích. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy nhiều dấu hiệu rất khớp với khả năng buôn người, đặc biệt với người Việt tại Anh Quốc. Và nếu bằng chứng cho thấy đây đúng là bốn người Việt mất tích, đây là lần thứ hai trong vài năm gần đây có nhiều người Việt thiệt mạng liên quan đến vấn đề buôn người.\”

Anti-Slavery International là tổ chức nhân quyền lâu đời nhất thế giới, thành lập từ năm 1839 với tên gọi British and Foreign Anti-Slavery Society (Hiệp hội Chống Nô lệ Anh và Nước ngoài).

Nay thì đánh giá của họ về vụ Oldham đã được cảnh sát chấp nhận, để mở hướng điều tra mới.

Cảnh sát kêu gọi ai biết về vụ việc này thì hãy thông báo với nhà chức trách.

\"Một
Chụp lại hình ảnh,Một số đồng bào Việt, hai ba vị khách Trung Quốc và nhiều dân địa phương tới Eastern Avenue, thị trấn Grays, hạt Essex, Anh Quốc để tưởng niệm 39 nạn nhân vụ án lớn trong lịch sử Anh.

Cũng theo Inews, gần 1.000 người Việt Nam được xác định có khả năng là nạn nhân của nạn buôn người ở Anh vào năm 2021, đứng thứ ba trong số công dân các nước trên thế giới tới Anh.

Các chuyên gia cho biết hầu hết các nạn nhân bị ép trồng cần sa hoặc bị bóc lột tình dục.

Cho đến nay, dư luận Anh vẫn tiếp tục quan tâm đến vụ xe thùng đông lạnh chở 39 tử thi người Việt tới Grays, hạt Essex, Anh Quốc cuối 2019.

Sau vụ việc được cho là án \’buôn người gây tử vong\’ lớn trong lịch sử Anh thì lại có vụ cháy ở Oldham, dấu hiệu cho thấy việc đưa lậu người Việt vào Anh không chấm dứt, dù giới chức các nước đã rất nỗ lực ngăn chặn.

Bài Liên Quan

Leave a Comment