Mỹ đối phó với làn sóng di dân Cuba lớn nhất trong lịch sử

Đăng ngày: 29/12/2022

\"\"
\"\"
Người nhập cư Haiti ở Siera Morena, Cuba, ngày 26/05/2022. AP – Ramon Espinosa

Thùy Dương

Chỉ trong một năm, từ ngày 01/12/2021 đến nay, có hơn 270.000 người Cuba, tương đương 2,5% dân số nước này, bị nhà chức trách Mỹ bắt khi tìm cách vượt biên trái phép vào Mỹ. Đây được xem là làn sóng di dân Cuba lớn chưa từng có mà Mỹ phải đối phó.

Người dân Cuba rời bỏ đất nước để đi tìm điều kiện sống tốt hơn, trong bối cảnh đảo quốc này đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất tính từ những năm 1990. AFP trích dẫn ông Jorrge Duany, giám đốc Viện nghiên cứu về Cuba, Đại học quốc tế Florida, số 270.000 di dân Cuba di cư trái phép sang Mỹ và bị chặn lại cao hơn cả những làn sóng di dân hồi năm 1980 (125.000 người), cuộc khủng hoảng Belseros hồi năm 1994 (34.000 người).

Do không cần có visa nhập cảnh vào Nicaragua, nên nhiều người chọn đi máy bay hoặc tàu biển sang Nicaragua, rồi từ đó chi tiền cho các đường dây buôn người để được đưa sang Mỹ. Tổng chi phí có thể lên tới 7.000 đôla/người, trong khi lương tháng trung bình ở cuba chỉ là 157 đô la.

Những ai không có điều kiện thì chọn sang Mỹ qua ngả Florida. Riêng trong ngày Giáng Sinh, lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ đã chặn bắt 15 tàu nhỏ gần đảo Keys, cực nam bang Florida, nơi có hàng trăm di dân Cuba cập bờ mỗi tuần. Các tàu bị chặn bắt trên biển sẽ bị đưa trở về Cuba, trừ những trường hợp nếu quay về nước sẽ gặp nguy hiểm. Từ ngày 01/10, có hơn 3.700 người Cuba đã bị chặn bắt như vậy, tương đương 50% tổng số từ tháng 10/2021 đến tháng 10/2022. Đó là chưa kể đến những con tàu bị xem là mất tích ngoài khơi. Chẳng hạn hồi tháng 4, một tàu chở 14 di dân đã bị lật ngoài khơi, chỉ có 5 người bơi được vào bờ.

Trong khi đó, Reuters hôm qua trích dẫn 3 quan chức Mỹ cho biết chính quyền Biden đang lên kế hoạch sớm sử dụng các quy định hạn chế thời dịch để trục xuất nhiều người nhập cư Cuba, Nicaragua và Haiti bị bắt ở biên giới phía tây nam sang phía Mêhicô, nhưng cho phép một số người vào Mỹ theo đường hàng không vì lý do nhân đạo.

Bài Liên Quan

Leave a Comment