Texas: Tranh cãi về luật cấm người nước ngoài mua nhà gần căn cứ quân sự

Đăng ngày: 26/01/2023

\"\"
\"\"
Ảnh minh họa : Một phòng phiếu tại Harlingen, bang Texas, Hoa Kỳ, ngày 28/10/2022. © Denise Cathey / The Brownsville Herald via AP

Thanh Hà

Tại Hoa Kỳ, vài ngày sau hai vụ nổ súng liên tiếp nhắm vào cộng đồng người châu Á, bất bình lại dâng cao vì luật cấm người nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Nga hay Iran, mua nhà gần các căn cứ quân sự của Mỹ.

Thông tín viên Thomas Harms RFI từ Houston gửi về bài phóng sự cho thấy căng thẳng giữa cộng đồng người Á châu với một số dân biểu Mỹ đề xuất dự luật này. Một bên coi đây là bằng chứng mới về sự phân biệt đối xử với người Á châu, còn bên kia thì lo ngại các cơ sở chiến lược của Mỹ bị do thám : 

« Kevin Yu và vợ là Claire sống tại Mỹ từ 15 năm nay và họ có thể sẽ phải rời khỏi bang Texas vì dự luật mới này. Anh nói : ‘Văn bản đó nói thẳng vào mặt chúng tôi rằng, chúng tôi không xứng đáng để được hưởng cái gọi là giấc mơ Hoa Kỳ. Chúng tôi thực sự bị tổn thương vì thái độ đó. Mọi người cần hiểu rằng chúng tôi đến đây không phải là để gây hại cho họ. Chúng tôi đã từ bỏ quê hương đến đây lập nghiệp và chúng tôi muốn trở thành những công dân Mỹ.

Trước khi được nhập quốc tịch Mỹ, một quá trình kéo dài nhiều năm, những người đến Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Iran và Nga, trong đó có một người tị nạn chính trị, không thể mua nhà hay mở cửa hàng buôn bán. Niloufar Hafzi, sinh ra trên đất Mỹ nhưng vẫn giữ quốc tịch Iran cho rằng thật bất công khi bà phải chọn lựa giữa hai khả năng : hoặc là được về thăm gia đình tại Iran, hoặc là nhập tịch Mỹ, để có quyền mua bất động sản trên lãnh thổ Hoa Kỳ.

Phe bảo vệ dự luật mới tại bang Texas coi đây là một biện pháp để bảo vệ nước Mỹ trước những chế độ toàn trị chống phá Hoa Kỳ. Bobby Eberle, lãnh đạo đảng Cộng Hòa tại Fort Bend, phía nam thành phố Houston, nơi có đa số cử tri là người gốc Á, giải thích : ‘Chúng ta phải bảo vệ nước ta. Đây là mục tiêu của dự luật này, bởi vì những người đã phải bỏ quê hương để ra đi chắc hẳn không muốn đất nước của họ có thể bắt rễ vào Mỹ’.

Nhưng phe chống đối thì cho rằng dự luật mới này làm liên tưởng đến những bộ luật bài người Hoa hồi thế kỷ 19, hay những đạo luật chống người Nhật trong Thế Chiến Thứ Hai. Khi mà các nhà lập pháp Hoa Kỳ không phân biệt một quốc gia và với người dân đã chạy trốn khỏi quốc gia đó ».

Bài Liên Quan

Leave a Comment